Có phải cái vòng xanh trắng trên mũi chiếc BMW là biểu hiện của cánh quạt gió giữa trời? hay 4 hình tròn của Audi là 4 chiếc bánh?
Ông Jack Gernsheimer, giám đốc Nghệ Thuật tại công ty Partners Design Inc., một người có 40 năm kinh nghiệm trong kỹ nghệ quảng cáo, cha đẻ của hơn 500 logo sản phẩm trên thị trường, đã viết: “Khi thiết kế logo cho một sản phẩm, điều cần thiết là phải làm cho nó sống qua nhiều thế hệ.” Thực vậy, lịch sử của nhiều logo xe hơi có thể truy ngược cả trăm năm về trước.Rolls-Royce
Thiên hạ vẫn nhắc đến một câu chuyện buồn làm nên biểu tượng nổi tiếng của hiệu xe vương giả Rolls Royce. Lúc đầu, 2 chữ R cuốn vào nhau, ghép tên họ 2 nhà sáng lập, Henry Royce và Charles Stewart Rolls, là màu đỏ.Ai cũng nghĩ rằng logo sau này đổi thành màu xanh đen là để tưởng nhớ cái chết của ông Henry Royce vào năm 1933. Thực ra quyết định của công ty cho đổi thành chữ đen vì cho rằng nó sang hơn, vô tình lại trùng ngay vào lúc người sáng lập qua đời.
Biểu tượng thứ hai của xe Roll Royce - Spirit of Ecstasy, mang hình dáng một người phụ nữ đang khom lưng. Với logo này, ông chủ Rolls Royce muốn bất tử hóa một người đẹp: Cô Eleanor Thornton, thư ký riêng trong văn phòng của Bá Tước John Scott Montagu, bạn thân của ông chủ Charles Stewart Rolls. Người đẹp qua đời năm 1915 khi đang vượt biển đến thăm xứ Ấn.
Mercedes-Benz
Ngôi sao lạ đời này xuất hiện lần đầu tiên trong một lá thư ngắn ông Gottlieb Daimler, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, viết về cho vợ mình sau khi vừa mua được ngôi nhà mới trong thành phố Deutz, nước Ðức, vào năm 1872.
Ông vẽ hình ngôi sao để đánh dấu vị trí ngôi nhà trên bản đồ. Ông đã ghi vào đó dòng chữ “một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh”. Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Các con ông đã phát triển cái hình đó để làm thành logo cho chiếc xe của gia đình ra đời vào năm 1910, tức gần 30 năm sau.
Đất, không khí và nước tượng trưng cho ba nhánh của ngôi sao. Ý nghĩa biểu tượng này của Mercedes là thể hiện ước muốn cháy bỏng trong Gottlieb Daimler, nhằm cơ giới hoá toàn bộ hệ thống giao thông trên cả ba tuyến giao thông: Trên bộ, trên biển và trên không. Biểu tượng đó được đăng ký bản quyền tại Đức và châu Âu. Bắt đầu từ năm 1910, tất cả các xe Mercedes đều được gắn biểu tượng này trước mũi xe.
Porsche
Năm năm sau, ông Enzo Ferrari gặp cha mẹ của Francesco trong một cuộc đua xe thế giới. Nhà sáng lập Ferrari đã xin được phép dùng huy hiệu Ngựa Phi của vị công tước tài ba để làm biểu tượng cho hiệu xe đua của mình - như một dấu hiệu may mắn và cũng là để tỏ lòng tôn kính với Francesco, người hùng trẻ tuổi của nước Ý.
Huy hiệu được đặt trên một nền vàng, là màu chính thức của thành phố Modena, quê hương Enzo Ferrari. Với logo này, yếu tố "màu cờ, sắc áo" được những hãng đưa lên hàng đầu.
Nằm tại trung tâm của logo Porsche là biểu tượng thành phố Stuttgart. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten, dịch sang tiếng Anh là "stud farm - trại ngựa giống".
Biểu tượng và cái tên Stutengarten đã nói lên phần nào truyền thống của Stuttgart, nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Có giả thuyết cho rằng, hình ảnh chú tuấn mã mà anh hùng không quân Italy Francesco Baracca vẽ lên sườn máy bay của mình phần nào lấy cảm hứng từ những trại ngựa này khi ông bay qua Stuttgart.
BMW
Nhưng thực ra đó không phải là hàm ý của những sáng lập BMW. Mặc dầu công ty BMW có thời sản xuất động cơ máy bay thật, nhưng khi sáng tác logo cho BMW, họ chỉ muốn quảng bá về màu xanh trắng của lá cờ Bavarian quê hương mình.
Cadilac
Năm 1902, chiếc logo đầu tiên của Cadillac được thiết kế và ra mẳt đúng vào dịp thành lập công ty. Chiếc logo này được tạo dáng dựa trên chiếc huy hiệu truyền thống của dòng họ Cadillac, bao gồm một vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip.
Logo này lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc xe đầu tiên của Cadillac - chiếc Model A Runabout - chiếc xe được coi là kẻ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thời điểm đó..
Về sau, lấy ý tưởng và nguồn cảm hứng từ chiếc phi cơ chiến đấu, đá quý và những ảnh hưởng từ nhà thiết kế người châu Âu – Piet Mondriaan, logo mới của Cadillac mang tên “Biểu tượng của sự tuyệt hảo” hoàn hảo và sắc nét tới mức trông cứ như được tạc từ một miếng kim loại. Biểu tượng hoàn toàn mới này mang những màu sắc chủ đạo và truyền thống của Cadillac, đó là đỏ, đen, xanh nước biển, bạc và vàng trên nền platin.
Cho đến ngày nay, tuy vẫn còn nhiều sự trau chuốt để thay đổi trên logo của Cadillac, nhưng tinh thần “biểu tượng của sự tuyệt hảo” vẫn được duy trì và phát huy.
Audi
Kỹ sư người Đức August Horch, trước đây từng làm việc cho hãng Karl Benz, đã thành lập công ty ô tô riêng A. Horch & Cie vào năm 1899. Thập niên sau đó, ông bị buộc phải ra khỏi công ty của mình và ông đã thiết lập một công ty mới ở thành phố khác và tiếp tục sử dụng chi nhánh Horch. Những đối tác cũ của ông đã kiện ông ta, và August Horch đã bị buộc phải tìm kiếm một cái tên mới.
Khi Horch đang nói chuyện với đối tác của mình là Franz Fikentscher tại văn phòng của Franz’s , con trai của Franz đã đưa ra cái tên Audi: Trong suốt cuộc gặp này, con trai của Franz ngồi yên lặng ở một góc phòng để học tiếng Latinh. Vài lần, cậu ta trông như thể muốn nói điều gì nhưng không nói và tiếp tục học, cho tới khi cậu ta thốt ra , “Bố - audiatur et altera pars …. liệu nó có phải là ý kiến hay nếu ta gọi là audi thay vì horch ?".
“Horch” tiếng Đức có nghĩa là “Hark” hoặc là “Listen” mà tiếng Latinh nghĩa là “Audi”. Ý kiến này đã được mọi người tại cuộc họp ghi nhận ngay lập tức.
Và như vậy Audiwerke GmbH được sinh ra vào năm 1910. Năm 1932, 4 nhà sản xuất ô tô là Audi, Horch , DKW và Wanderer đã hợp nhất thành Auto Union.Biểu tượng của Auto Union là bốn vòng tròn móc vào nhau mà sau này trở thành biểu tượng của xe Audi, được sử dụng dành riêng cho các loại xe đua. Bốn nhà máy tiếp tục sản xuất ô tô dưới những cái tên và biểu tượng riêng của họ .Đến năm 1985 (bỏ qua rất nhiều thời kì lịch sử), khi Auto Union đã trở thành Audi mà chúng ta biết đến ngày nay.
Việt Báo (Theo DVT)
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT