Lịch Trung Quốc, còn gọi là Âm lịch, lịch nhà Hạ hay lịch Mặt trăng.
Nguồn gốc của nó được cho là từ năm 2100 TCN, trong thời nhà Hạ. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có thể được coi là người phát minh ra Âm lịch. Nhưng trong thời kỳ cách mạng 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng nó thuộc về “Tứ Cựu” và gọi nó là thần thoại và mê tín.Tuy nhiên, người nông dân Trung Quốc vẫn tin cậy vào Âm lịch và khả năng dự đoán của nó cho tới ngày nay. Điều này dẫn tới sự phỏng đoán rằng khả năng dự đoán của Âm lịch là dựa trên các quan sát khoa học, và phản ánh sự hiểu biết sâu sắc về các quy luật của tự nhiên.
Không phải mê tín, mà là khoa học?
Năm mới theo Âm lịch bắt đầu với Mặt trăng mới và Mùa xuân mới (Chun Fen), sau đó là mùa mưa (Yu Shui), Mặt trăng mới mang đến mưa bão, và thủy triều lên xuống.Cả năm được chia ra làm bốn mùa – 12 tháng Mặt trăng và 24 chu kỳ 2 tuần nhỏ hơn, liên quan chặt chẽ tới chu kỳ “Shuo” và “Wang”; Mặt trăng mới và Trăng tròn. Nó có nghĩa là có một sự phân chia khác theo Mặt trăng, lúc Mặt trăng lên cao nhất hay Trăng khuyết.
Điều này dường như có ý nghĩa hơn khi khoa học đã xác thực rằng các hiện tượng tự nhiên xảy ra theo những giai đoạn của Mặt trăng. Người Trung Quốc cổ đại quan sát những chu kỳ hai tháng một lần này và hiểu được ý nghĩa của nó. Theo đó, những sự thay đổi trong mùa và thủy triều có thể được dự đoán một cách chính xác, như là thời điểm tốt nhất để giao hạt, hay khi có một đợt lạnh đột ngột.
Nhưng có một trở ngại ở đây: Sự khó khăn của Âm lịch nằm ở sự khác biệt của nó với Tây lịch dựa trên 365 ngày. Một tháng Mặt trăng chỉ kéo dài 29 đến 30 ngày, khiến một năm Âm lịch ít hơn 11 ngày so với một năm 365 ngày trong Tây lịch. Người Trung Quốc cổ đại tính toán rằng 7 năm có 13 tháng sẽ đến vào mỗi 19 năm Dương lịch (chu kỳ Meton).
Các quan sát thiên văn và những tính toán xác định rằng khi nào thì tháng thứ 13 xuất hiện, và điều gì có thể diễn ra trong năm đó. Một năm nhuận được coi là không thích hợp để thu hoạch và nó thiên về chiến tranh hay tai họa.
Tử vi Trung Quốc: Không giống chiêm tinh của người Tây phương
Tử vi Trung Quốc khác biệt rất lớn với thuật chiêm tinh của người Tây phương. Cung hoàng đạo của người Tây phương tính toán tiên tri theo sự thẳng hàng của các hành tinh, trong khi người Trung Quốc coi sự tương tác giữa Trời, Đất và người là đồng bộ.
Điều này lý giải phần nào việc người Trung Quốc hết sức chú trọng đến Ngũ hành, bởi vì thế giới tự nhiên có thể đưa ra những lời dự báo.
Thiên can và địa chi
Thiên can (thập can) [1] chỉ về sự thay đổi trong Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ; nó biểu hiện dưới dạng Âm hay Dương, từ đó đại diện cho 10 sinh lực khác nhau. Các nhân tố này cấu thành một sự tiến triển lô-gíc để mô tả sự tạo sinh và diệt trong tự nhiên.
Địa chi (thập nhị chi) [2], còn được biết đến là 12 con giáp, tạo thành một vòng tuần hoàn 60 năm trong Âm lịch, bởi vì sự biến đổi của Ngũ hành của mỗi con giáp tương đương với tổ hợp đúng 60 năm. Vì các con giáp là sinh vật trên Trái đất, người Trung Quốc đã phát minh ra các biểu tượng động vật để minh họa cho sự tuần hoàn của 12 địa chi. Một con giáp nào đó sẽ thống trị trong cả năm, kết hợp với một hành (yếu tố) nào đó. Năm 2010 là năm con Hổ kết hợp với hành Kim (kim loại).
Ngũ hành
Theo thần học Trung Quốc, Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ chính là những viên đá cấu thành nên vũ trụ. Đặc tính của chúng và mối liên hệ giữa chúng tạo nên đặc tính của vật chất. Tất cả vật chất đều hướng tới sự hài hòa và cân bằng, với các nhân tố và sinh lực tạo nên sự bền vững.
Lịch đóng vai trò như một phương tiện để con người hành xử thích hợp khi phát triển chiểu theo tự nhiên và vũ trụ, đồng thời đảm bảo cho con người một cuộc sống bình an và hạnh phúc.
Ghi chú của người dịch:
[1] Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
[2] Địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Maria Zheng & Rosemarie Fruehauf
Theo Theepochtimes.com
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT