Trong cuộc "thay máu" đội ngũ lãnh đạo tại Google đã có không ít "kẻ mới đến" và cũng chẳng thiếu những người "vừa đã ra đi". Hãy cùng điểm qua những cái tên  nổi bật nhất trong bảng danh sách này.
Như những thông tin đã có từ trước thì mới đây, Google đã chính thức thay đổi CEO, ông Eric Schmidt đã chuyển giao quyền lãnh đạo Google cho người đồng sáng lập nên công ty này: Larry Page. Ngay lập tức, Lary Page đã tiến hành một cuộc “thay máu” đội ngũ cán bộ cũng như quản lý và “hạ bệ” những vị giám đốc đã tại vị trong nhiệm kỳ dài, thay đổi phương pháp và kết cấu tổ chức và quan trọng nhất là bổ nhiệm những vị lãnh đạo mới.
 
Mục đích của Larry Page đã rất rõ ràng: ông muốn những ngành kinh doanh của Google phải tự đi trên quỹ đạo riêng của nó, trong khi mỗi phó giám đốc phụ trách mỗi mảng đều phải làm việc và phụ trách công tác quản lý như một CEO, dưới quyền của giám đốc điều hành, Larry Page.
 
Nói một cách khác, ông muốn tự chịu trách nhiệm về mỗi sản phẩm của Google tạo ra. Larry Page thực sự muốn biến mình trở thành Steve Jobs của Google.
 
Trong khi đó, có thể Facebook hay Apple đang trên đà thành công, nhưng Google mới là một trong những công ty công nghệ có quyền lực và thành công vào bậc nhất trên thế giới. Đại đa số mọi người sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, và họ dùng dịch vụ Google Search. Nếu như bạn sở hữu một chiếc smartphone, rất có thể nó sở hữu hệ điều hành Android.

 
Những người mới được bổ nhiệm
 
Android: Andy Rubin
 
 
Hiện tại, Andy đã bắt đầu công việc phó giám đốc phụ trách mảng di động tại Google. Kể từ nay, Google Android, hệ điều hành di động nổi tiếng hơn cả iOS của Apple này sẽ thuộc quyền quản lý của Rubin.
 
Vic Gundotra: Kẻ làm cho cả Google “biết sợ” Facebook
 
Vài tuần trước, Vic Gundotra đã có một bài phản biện dài với nội dung Facebook có thể “khai tử” Google như thế nào, nếu như họ không nhận ra tiềm năng của thị trường mạng xã hội.
 
 
Để minh họa cho điều này, Gundotra đã sử dụng hình ảnh một bức tranh mang tên “Emerald Sea”, với hình ảnh một con sóng đánh lật một chiếc thuyền. Sau đó, chính Larry Page đã mua lại bức tranh này, đồng thời đưa ra một thông điệp cho toàn thể đọi ngũ cán bộ tại Google: Nếu như trong năm 2011, Google vẫn chưa nhận ra giá trị của mạng xã hội, tất cả số tiền thưởng của họ sẽ bị cắt đi 25%! Ít nhất thì bài hùng biện của Vic Gondutra cũng đã làm cho Larry Page cảm thấy “bùi tai”.
 
Sundar Pichai: người được trả 50 triệu USD để ở lại Google
 
Vậy rốt cuộc trình duyệt web của Google, Chrome, và người tạo ra nó, Sundar Pichai có ý nghĩa như thế nào đối với Larry Page? Chắc chắn là cực kỳ quan trọng. Thậm chí có nguồn tin cho hay, khi Twitter liên hệ với Pichai để mời anh về làm việc cho họ, Larry đã không ngần ngại bỏ ra 50 triệu USD để giữ chân vị kỹ sư đầy tài năng này.
 

YouTube: Salar Kamangar
 
Cũng giống như Android, YouTube là một trong những mảng kinh doanh mà Larry Page đã “quán triệt”: nên để nó đi theo quỹ đạo vốn có, thứ đã đem lại thành công cho YouTube.
 
 
Nhiều năm sau khi bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại YouTube vào năm 2006, người ta vẫn tự hỏi, đến khi nào nó mới là dịch vụ “hái ra tiền” của Google. Và thực sự, YouTube đã có thể kiếm tiền về cho Google. Đó là một trong những lý do vì sao Salar Kamangar trở thành phó giám đốc phụ trách YouTube.
 
Mảng công nghệ: Alan Eustace
 
 
Khi Eric Schmidt còn làm CEO, Alan Eustace là phó giám đốc phụ trách nghiên cứu và kỹ thuật. Sau khi Larry Page trở thành CEO, Alan đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí phó giám đốc phụ trách mảng Search.
 
Google Ads: Susan Wojcicky
Được biết đến như một trong những cá nhân thúc đẩy sự phát triển của Adsense, dịch vụ quảng cáo của Google, Susan Wojcicky đã chính thức trở thành phó giám đốc phụ trách quảng cáo.
 



Đây cũng chính là người phụ nữ đã cho Larry Page và Sergei Brin, hai nhà đồng sáng lập Google thuê garage nhà mình trong những ngày đầu tiên đánh dấu cho sự ra đời của trang tìm kiếm thành công nhất thế giới.
 
Nếu như có những người đến để thay thế thì cũng sẽ phải có những người ra đi, hay ít nhất là không được nhận bất kỳ sự thăng chức nào. Sau đây là một vài trong số họ:

Danh sách những người "vừa mới ra đi" tại Google:

 
Jonathan Rosenberg
 
 

Cựu phó giám đốc phụ trách mảng quản lý sản phẩm đã là người đầu tiên phải “khăn gói ra đi” ngay lúc “triều đại Larry page” chỉ vừa mới bắt đầu. Nguyên do: Larry muốn tự mình quản lý các sản phẩm của Google.
 
Melissa Mayer: người có công, nhưng không được thăng chức
 
Thay vì trở thành phó giám đốc phụ trách Google Search, cô lại trở thành phụ trách quan hệ địa phương.
 
 
Trong khi danh sách có liệt kê ra một số người mới đến và và ra đi thì có một vài vị trí khá may mắn, khi vẫn được tại vị sau khi CEO mới lên nắm quyền.
 
Giám đốc tài chính (CFO) Patrick Pichette
 
Ông là người có khả năng làm nhiều việc thay cho Larry Page, những việc mà Larry Page hoàn toàn không muốn đụng vào, ví như trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal. Và ông làm những việc này rất tốt.

 
Không chỉ có vậy, ông cũng làm rất tốt những việc mình được giao: quản lý tài chính. Mọi người nói rằng, Larry Page thích phong cách làm việc của Pichette.

(Theo GenK)

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT