VTC News) - Để chứng minh con trai mình không bị tâm thần, bà Chỉnh dẫn tôi lên gác ngôi nhà. Trên gác, đầy ắp những bao lúa, bao ngô. Bà Chỉnh kể, Linh làm việc rất chăm chỉ và giỏi giang. Bà già rồi, không làm được gì nữa, do Linh làm hết. Một tay Linh cày ruộng, trồng lúa, trồng ngô, gặt hái.



Linh chỉ bị động kinh thôi



Mình biết thằng Linh lâu lắm rồi, biết nó từ nhỏ. Nó sinh năm 1975, năm nay là 36 tuổi. Nó hai lần lấy vợ, nhưng đều bị vợ bỏ. Người vợ thứ nhất lấy năm 1991, đến năm 1994 thì bỏ. Cách đây gần 10 năm, khi cô vợ thứ hai ra xã đòi bỏ nhau, mình hỏi cô vợ này, thì cô ta bảo do thằng Linh không chịu ngủ với vợ, cứ trèo lên gác ngủ một mình.

Hồi đó, người nhà bên vợ còn gửi đơn kiện thằng Linh vì không làm tròn trách nhiệm người chồng mà. Người vợ này của Linh giờ lấy chồng bên Lai Châu, đẻ mấy đứa con rồi. Việc nói thằng Linh bị tâm thần thì không đúng, nó chỉ bị động kinh thôi.

Giàng A Chu, Chủ tịch xã Sa Pả
Trong thời gian thực hiện loạt phóng sự về câu chuyện tình độc nhất vô nhị ở Việt Nam này, đặc biệt là khi những dòng đầu tiên lên báo, tòa soạn đã nhận được cả ngàn phản hồi, thắc mắc. Phần lớn độc giả cho rằng, cuộc tình này thuần túy là chuyện tình cảm, cảm xúc, chứ không thể có “chuyện kia”. Ngay cả các nhà khoa học cũng cho rằng, mối tình của cặp tình nhân Hạng Thị Sông và Giàng A Linh chỉ là “tình chay” mà thôi.

Trước rất đông người, tôi đặt câu hỏi với bà Sông và Linh: “Thế hai người thuê trọ cùng phòng, cùng ở với nhau, có làm gì nhau không?”. Tôi đề nghị Giàng A Mai, người phiên dịch câu chuyện này dịch đúng nghĩa đen của tiếng Mông. Cả bà Sông và Linh đều bụm miệng cười ỏn ẻn, mặt đỏ gay.

Lát sau, mới thỏ thẻ: “Có chứ, có làm việc chứ, làm việc với nhau bình thường mà”. Tôi đã hỏi đi hỏi lại câu này và cả hai người đều trả lời vui vẻ, thẳng thắn. Những người chứng kiến câu chuyện đều hiểu rằng cặp tình nhân này vẫn mặn nồng lắm.

Trước đó, tôi đã có cuộc trò chuyện với bà Lịch, chủ nhà trọ thường xuyên cho “đôi chim cu gáy” này thuê. Khi hỏi về chuyện đôi tình nhân kỳ lạ, bà Lịch cũng cười tủm tỉm bảo: “Hai người vẫn yêu nhau bình thường đấy…”.

Bà Lý Lẩu Mẩy, người Dao, từng có gần chục năm trời đi bán hàng rong, thậm chí đêm cũng ngủ cùng bà Sông, thì khẳng định bà Sông và Linh yêu nhau thật lòng và thời gian yêu nhau đã hơn 6 năm rồi. Tình yêu của hai người này gồm cả tình cảm và thể xác.

Theo bà Mẩy, bà Sông là người chăm chút người tình bé nhỏ rất chu đáo. Đêm lạnh, bà đun nước nóng rửa mặt mũi, lau người, và nấu lá thuốc để Linh ngâm chân cho khỏe. Những đêm Linh không xuống Sapa, bà Mẩy thấy bà Sông cứ trằn trọc khó ngủ. Bà Sông phải đắp chiếc áo của Linh lên mặt hít hà một hồi lâu mới chìm được vào giấc ngủ.

Bà Lý Lẩu Mẩy: "Bà Sông thường đắp áo của Linh mới ngủ được". 
Tôi hỏi vui bà Sông: “Thế hai người yêu nhau nồng say thế này, bà mang bầu, sinh em bé thì sao?”. Bà Sông bảo: “Bà già rồi mà, không đẻ được nữa đâu”. Tôi lại hỏi: “Nhưng nếu đẻ được, bà có thích đẻ con với Linh không?”. Bà Sông lắc đầu quầy quậy: “Không đẻ nữa đâu, cứ sống thế này thích hơn”.

Chị Nguyễn Thanh Vân, nhà ở tổ 7, đường Fansipan xen vào câu chuyện giữa chúng tôi. Chị Vân bảo rằng, chị đã chứng kiến mối tình của bà Sông và Linh lâu lắm rồi. Chị thường xuyên nhìn thấy cảnh hai người tay trong tay rất tình tứ. Chị Vân khẳng định: “Hai người này là những kẻ si tình, yêu nhau thật lòng mới bền chặt, gắn bó với nhau như vậy. Mối tình của họ khiến cho mình thật ngưỡng mộ”.

Chị Nguyễn Thanh Vân: "Mối tình của họ làm mình thật ngưỡng mộ". 
Để tìm hiểu thêm về Giàng A Linh, tôi đã về xã Sa Pả, nơi Linh sinh ra và hiện vẫn đang sống ở đó.

Đại gia đình của Linh sống trên sườn ngọn núi La Pán cao chót vót. Ngọn núi đã bị cạo trọc, chẳng thấy có cây cối gì. Những ngôi nhà của người Mông đen xì, rải rác khuất sau những tảng đá xám đen xếp lô xô.

Khi tôi đến nhà, nhà khóa cửa, chẳng có ai. Tôi ngồi trên tảng đá, chờ đến trưa thì thấy bà Má A Chỉnh lững thững cuốc bộ về nhà. Bà Chỉnh không biết tiếng Kinh, tôi phải nhờ Giàng A La, cháu nội bà và gọi Linh bằng chú phiên dịch giúp.

Bà Má Thị Chỉnh (mẹ đẻ Linh), và cháu nội Giàng A La phiên dịch giúp PV. 

Tôi hỏi bà Chỉnh: “Bà có biết chuyện Linh yêu bà già 80 tuổi không?”. Bà Chỉnh bảo: “Biết chứ, biết lâu rồi mà”. “Thế bà có đồng ý cho hai người lấy nhau không?”. Bà Chỉnh lắc đầu quầy quậy: “Bà không đồng ý đâu. Nó già lắm, về nhà chả làm ăn được, lấy về mà nuôi nó à. Ta chỉ cho lấy thằng trẻ, không cho lấy thằng già. Thằng nào 25 tuổi thì ta mới cho lấy”.

Theo bà Chỉnh, nhiều lần Linh đã nói với bà chuyện này, nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Mấy lần giận con, bà nhốt Linh ở nhà. Bà bảo: “Hôm kia nó về nhà, bà khuyên ngăn nó không được, bà nhốt trong nhà. Nhưng nó ở nhà được có hai ngày, lại tìm xuống thị trấn gặp cái thằng già kia rồi”.

Theo bà Chỉnh, Linh là đứa con cực kỳ hiền lành, ngoan ngoãn. Bà không hiểu vì sao Linh nhất định không yêu hai người vợ do bà cưới cho, khiến hai người vợ đó bỏ đi cả. Bà cũng không hiểu vì sao Linh lại đi yêu một người già như thế.

Bà Má Thị Chỉnh: "Nó già lắm, lấy nó về chả làm ăn được gì".

Khi tôi ngồi trò chuyện với bà Chỉnh, chị Vàng Thị Dẩu, con dâu trưởng của bà Chỉnh xen vào: “Thằng Linh bị trúng bùa mê thuốc lú rồi. Mình đã cậy nhờ đến nhiều thầy cúng, mà vẫn chẳng ăn thua gì. Hai anh trai Lềnh và Só của Linh vừa khuyên can, vừa mắng chửi, nhưng Linh vẫn chẳng nghe. Anh Lềnh chồng mình đã đi tìm mấy cô dẫn về nhưng Linh nó không thích, cứ thích cái thằng già kia thôi. Giờ chịu, không bảo được nữa rồi”.

Chị Vàng Thị Dẩu tin rằng em chồng mình bị trúng... bùa. 
Tôi hỏi bà Chỉnh: “Linh có bị tâm thần không?”. Bà Chỉnh lắc đầu quầy quậy: “Nó không bị tâm thần đâu. Nó khôn và tốt bụng lắm. Kiếm được đồng tiền nào, nó cũng dúi cho mẹ. Hôm nào ở nhà, nó đi chợ, nấu nướng cho mẹ ăn, dọn ổ cho mẹ ngủ”. Tôi lại hỏi: “Linh có hay say rượu, phá phách, nói càn không?”. Bà Chỉnh lắc đầu: “Linh không nghiện rượu đâu. Có rượu thì nó uống, không có thì thôi. Nó hiền lành lắm, chả cãi lại mẹ bao giờ cả. Ở nhà, mình thương nó nhất”.

Để chứng minh con trai mình không bị tâm thần, bà Chỉnh dẫn tôi lên gác ngôi nhà. Trên gác, đầy ắp những bao lúa, bao ngô. Bà Chỉnh kể, Linh làm việc rất chăm chỉ và giỏi giang. Bà già rồi, không làm được gì nữa, do Linh làm hết. Một tay Linh cày ruộng, trồng lúa, trồng ngô, gặt hái. Bản Sa Pả của xã Sa Pả này khắp nơi chỉ toàn núi đá, ruộng ít, nhà nào cũng đói ăn mỗi năm 4-5 tháng, nhưng mẹ con bà Chỉnh thì chẳng đói kém bao giờ.

Linh không  tâm thần


Để xác định Linh có tâm thần hay không thì phải có cơ quan chuyên môn xác định.

Xã Sa Pả chỉ có 4 người tâm thần, nhưng năm ngoái đã chết mất một, chỉ còn lại 3 người. Trong danh sách quản lý của xã không có tên Giàng A Linh.
 
Chị Vũ Lệ Khanh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT