Bệnh viện phụ sản Pumwani ở ngoại ô thủ đô Nairobi của Kenya là nơi được chọn thử nghiệm dự án sử dụng điện thoại di động để giúp đỡ các bà mẹ dương tính với bệnh HIV tránh truyền virus nguy hiểm này sang con.
Cách đây vài tháng, Dự án phòng chống HIV-AIDS của Kenya bắt đầu chọn bệnh viện phụ sản Pumwani là nơi để nghiên cứu tiềm năng theo dõi các bà mẹ dương tính với HIV bằng cách sử dụng điện thoại di động.
Trong dự án này, điện thoại được sử dụng là kênh liên lạc để nhắc nhở phụ nữ mang thai nhiễm HIV uống thuốc kháng sinh đều đặn và hướng dẫn các bà mẹ những việc cần làm trong thời gian mang thai để giảm thiểu nguy cơ truyền virus này tới thai nhi.
Điện thoại di động đã trở thành kênh liên lạc phổ biến ở Kenya. Trong thời gian gần đây, các nhà mạng liên tục giảm giá cước dịch vụ cũng tạo điều kiện cho nhiều người dân ở quốc gia này tiếp cận với điện thoại di động.
Bác sĩ Frida Govedi, Giám đốc bệnh viện phụ sản Pumwani cho biết: “Điện thoại di động có thể giúp các nhân viên y tế hướng dẫn cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV cách ăn uống, khi nào nên uống vitamin hay khi nào nên uống thuốc kháng sinh”.
Theo bác sĩ Frida Govedi, các y tá tham gia dự án này hướng dẫn các bà mẹ dương tính với HIV đến khám tại bệnh viện Pumwani thông qua một bảng hỏi để tuyển chọn người tham gia chương trình hỗ trợ điều trị qua di động. Bảng hỏi này ghi lại nhiều chi tiết như tuổi của sản phụ, tình trạng sức khỏe chung, thời gian bị dương tính với HIV, những thuốc đã và đang điều trị. Các sản phụ tham gia chương trình này cũng phải sống không quá xa bệnh viện, có thể hiểu tiếng Anh hoặc tiếng Kiswahili, ngôn ngữ bản địa của Kenya.
Bác sĩ Frida Govedi cho rằng kết quả ban đầu của chương trình này cho thấy việc hỗ trợ các phụ nữ mang thai nhiễm HIV rất hiệu quả. Mặc dù vậy, Frida Govedi cũng lo ngại những lợi thế của điện thoại di động sẽ bị hạn chế nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến với chương trình quá muộn. “Để ngăn chặn virus HIV lây nhiễm sang thai nhi hiệu quả, các sản phụ nên tham gia chương trình điều trị trong 14 tuần mang thai đầu tiên. Nhưng hầu hết các sản phụ đến với chúng tôi khi họ đã mang thai tới 20 tuần”, bác sĩ Frida Govedi nói.
Một ngày trong cuộc sống của y tá tham gia chương trình này rất bận rộn. Juliet Wangari Njuguna, một nữ y tá của bệnh viện Pumwani, cho biết cô phải trả lời rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi từ hơn 90 bà mẹ mang thai tham gia chương trình cũng như đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết đúng hạn.
Các thông tin định kỳ thường được lập trình trên máy tính và gửi đi tự động nhưng khi hệ thống bị trục trặc, y tá phải gửi thủ công đến các phụ nữ mang thai để nhắc nhở họ thời gian uống thuốc cũng như ngày đến khám lại.
Chương trình thử nghiệm này dự kiến sẽ kết thúc vào giữa năm 2013. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đạt được những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ các sản phụ nhiễm HIV bảo vệ sức khỏe và con cái của họ.
Tháng 7 năm ngoái, chính phủ Rwanda đã thử nghiệm dự án tặng miễn phí điện thoại di động cho 500 phụ nữ mang thai ở Musanze, một huyện vùng sâu của quốc gia châu Phi này.
Các điện thoại này được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của các phụ nữ mang thai. Những phụ nữ được tặng điện thoại có thể đưa ra bất kỳ câu hỏi hoặc thông báo các biến chứng cho các nhân viên y tế để nhận được hỗ trợ. Nếu các nhân viên y tế nhận thấy có vấn đề từ các thông tin mà phụ nữ mang thai gửi tới, họ sẽ gửi tin nhắn khuyến cáo phụ nữ đó đi khám.
Theo UNICEF, đơn vị tham gia dự án này với chính phủ Rwanda, cho biết chương trình thử nghiệm này đã đạt thành công lớn. Từ khi bắt đầu thử nghiệm, không có bất kỳ trường hợp nào bị tử vong khi mang thai ở huyện Musanze, trong khi đó năm trước có tới 10 trường hợp. UNICEF dự tính sẽ mở rộng chương trình tặng điện thoại cho 50.000 phụ nữ mang thai ở Rwanda trong thời gian tới và có kế hoạch mở rộng mô hình này sang nhiều quốc gia khác.
Cách đây vài tháng, Dự án phòng chống HIV-AIDS của Kenya bắt đầu chọn bệnh viện phụ sản Pumwani là nơi để nghiên cứu tiềm năng theo dõi các bà mẹ dương tính với HIV bằng cách sử dụng điện thoại di động.
Trong dự án này, điện thoại được sử dụng là kênh liên lạc để nhắc nhở phụ nữ mang thai nhiễm HIV uống thuốc kháng sinh đều đặn và hướng dẫn các bà mẹ những việc cần làm trong thời gian mang thai để giảm thiểu nguy cơ truyền virus này tới thai nhi.
Điện thoại di động đã trở thành kênh liên lạc phổ biến ở Kenya. Trong thời gian gần đây, các nhà mạng liên tục giảm giá cước dịch vụ cũng tạo điều kiện cho nhiều người dân ở quốc gia này tiếp cận với điện thoại di động.
Bác sĩ Frida Govedi, Giám đốc bệnh viện phụ sản Pumwani cho biết: “Điện thoại di động có thể giúp các nhân viên y tế hướng dẫn cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV cách ăn uống, khi nào nên uống vitamin hay khi nào nên uống thuốc kháng sinh”.
Theo bác sĩ Frida Govedi, các y tá tham gia dự án này hướng dẫn các bà mẹ dương tính với HIV đến khám tại bệnh viện Pumwani thông qua một bảng hỏi để tuyển chọn người tham gia chương trình hỗ trợ điều trị qua di động. Bảng hỏi này ghi lại nhiều chi tiết như tuổi của sản phụ, tình trạng sức khỏe chung, thời gian bị dương tính với HIV, những thuốc đã và đang điều trị. Các sản phụ tham gia chương trình này cũng phải sống không quá xa bệnh viện, có thể hiểu tiếng Anh hoặc tiếng Kiswahili, ngôn ngữ bản địa của Kenya.
Bác sĩ Frida Govedi cho rằng kết quả ban đầu của chương trình này cho thấy việc hỗ trợ các phụ nữ mang thai nhiễm HIV rất hiệu quả. Mặc dù vậy, Frida Govedi cũng lo ngại những lợi thế của điện thoại di động sẽ bị hạn chế nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến với chương trình quá muộn. “Để ngăn chặn virus HIV lây nhiễm sang thai nhi hiệu quả, các sản phụ nên tham gia chương trình điều trị trong 14 tuần mang thai đầu tiên. Nhưng hầu hết các sản phụ đến với chúng tôi khi họ đã mang thai tới 20 tuần”, bác sĩ Frida Govedi nói.
Một ngày trong cuộc sống của y tá tham gia chương trình này rất bận rộn. Juliet Wangari Njuguna, một nữ y tá của bệnh viện Pumwani, cho biết cô phải trả lời rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi từ hơn 90 bà mẹ mang thai tham gia chương trình cũng như đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết đúng hạn.
Các thông tin định kỳ thường được lập trình trên máy tính và gửi đi tự động nhưng khi hệ thống bị trục trặc, y tá phải gửi thủ công đến các phụ nữ mang thai để nhắc nhở họ thời gian uống thuốc cũng như ngày đến khám lại.
Chương trình thử nghiệm này dự kiến sẽ kết thúc vào giữa năm 2013. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đạt được những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ các sản phụ nhiễm HIV bảo vệ sức khỏe và con cái của họ.
Tháng 7 năm ngoái, chính phủ Rwanda đã thử nghiệm dự án tặng miễn phí điện thoại di động cho 500 phụ nữ mang thai ở Musanze, một huyện vùng sâu của quốc gia châu Phi này.
Các điện thoại này được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của các phụ nữ mang thai. Những phụ nữ được tặng điện thoại có thể đưa ra bất kỳ câu hỏi hoặc thông báo các biến chứng cho các nhân viên y tế để nhận được hỗ trợ. Nếu các nhân viên y tế nhận thấy có vấn đề từ các thông tin mà phụ nữ mang thai gửi tới, họ sẽ gửi tin nhắn khuyến cáo phụ nữ đó đi khám.
Theo UNICEF, đơn vị tham gia dự án này với chính phủ Rwanda, cho biết chương trình thử nghiệm này đã đạt thành công lớn. Từ khi bắt đầu thử nghiệm, không có bất kỳ trường hợp nào bị tử vong khi mang thai ở huyện Musanze, trong khi đó năm trước có tới 10 trường hợp. UNICEF dự tính sẽ mở rộng chương trình tặng điện thoại cho 50.000 phụ nữ mang thai ở Rwanda trong thời gian tới và có kế hoạch mở rộng mô hình này sang nhiều quốc gia khác.
Theo ICT news/CNN, IPSnews
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT