Có loại nhạc quái gở, đáng thương
- Bà sắp mở trường đào tạo ca sĩ, theo bà, điều gì có thể giúp các ca sĩ trẻ trưởng thành nhanh chóng và có phong cách riêng?
- Tôi đang kết hợp với một số nghệ sĩ mở một lớp huấn luyện lấy tên Tinh hoa nghệ thuật Việt. Trong đó bất kỳ ca sĩ nào đến học, các ca sĩ đã đoạt giải sẽ học giao tiếp với khán giả, giải phóng cơ thể, sẽ có các MC chuyên nghiệp dạy họ giao lưu với khán giả. Tôi lấy ví dụ, những cách giải phóng cơ thể là học nhảy, vũ đạo, nhạc nhẹ với những chuyên gia từ nước ngoài. Dạy biểu cảm thì có NSND Lê Khanh hướng dẫn cách thể hiện tác phẩm thế nào, biểu hiện gương mặt ra sao. Nghệ sĩ Ngọc Bích dạy các ca sĩ đi đứng thế nào cho ra phong cách nghệ sĩ. MC Chiến Thắng và Thảo Vân dạy cách giao lưu. Để nâng cao nghiệp vụ âm nhạc, tôi sẽ mời một số giảng viên ở Học viện âm nhạc Quốc gia VN như Trọng Ánh, GS Hội La, NSƯT Đức Long. Thành Lê giảng viên trẻ của trường dạy các em về kỹ thuật trong cách hát dân gian sao cho vẫn cao, vẫn lên được mà vẫn ngọt ngào.
- Bà nghĩ sao về nhạc thảm họa? Bà đã nghe thảm họa V-pop bao giờ chưa?
- Giả sử Phi Thanh Vân ra Bắc, xin theo NSND Thanh Hoa để học hát, bà sẽ nghĩ sao?
- Chắc tôi chưa đủ tài để gọt dũa những khả năng âm nhạc bẩm sinh ấy, tự nhiên nó đột phá và bứt phá quá tôi không dám động sợ cháy tay.
- Trên thế giới, đã có nhiều nghệ sĩ bị trầm cảm, không có lối thoát, họ tìm đến với rượu, ma túy, thuốc lá và có người đã chết. Trường của bà có dạy cho nghệ sĩ phương pháp đối phó với sức ép từ công chúng và cách đối mặt với bi kịch không?
- Ở Việt Nam, ca sĩ khôn lắm, chả dại gì tìm đến cái chết đâu. Chỉ có những người cố tình gây ồn ào bằng cách “giật tóc móc tai”, chứ chả bao giờ họ chết cả. Những người đã vào Tinh hoa nghệ thuật Việt là những người yêu nghệ thuật tới cùng, muốn hoàn thiện mình hơn. Nghĩa là họ vốn yêu nghệ thuật và rất yêu cuộc sống, vào đó một thời gian họ sẽ tự tin hơn, có một dáng đi đẹp hơn, mắt biểu cảm tốt hơn, động tác chính xác hơn, họ biết họ đang hát gì và sẽ tự tin hơn nhiều.
Danh hiệu không phải đồ trang sức
- Hiện nay, dư luận đang bàn nhiều đến giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND, NSƯT. Cá nhân bà từ những trải nghiệm và quá trình đạt được danh hiệu đó như thế nào?
- Thú thực, các nghệ sĩ không bao giờ nhớ được thành tích của mình. Tôi từng phải làm lại bản khai NSND rất nhiều lần vì bị nói là thành tích quá ít vì tôi không biết kê khai thế nào. Thời của tôi, việc được nhà nước công nhận khá là êm đềm, vì có lẽ nó là đích thực.
- Tại sao bây giờ lại có nhiều dư luận, tranh chấp như vậy?
- Tôi nghĩ, những người khi đã làm hồ sơ xin danh hiệu NSND, NSƯT thì thử xem lại mình đã thực sự đủ tiêu chuẩn chưa, mình đứng ngang hàng với các NSND khác liệu có đuối quá không và đã thực sự cống hiến hay không?
Danh hiệu không phải là đồ trang sức để lấy oai cho bất kỳ cá nhân nào, mà khi đạt danh hiệu đó tức là gánh trên vai một trách nhiệm rất nặng nề, phải tiếp tục phấn đấu cả một chặng đường rất dài để trả ơn cho công chúng, những người đã tặng cho mình danh hiệu đó.
Phan Huyền Thư luôn nhận phần thiệt thòi
- Bà sắp mở trường đào tạo ca sĩ, theo bà, điều gì có thể giúp các ca sĩ trẻ trưởng thành nhanh chóng và có phong cách riêng?
- Tôi đang kết hợp với một số nghệ sĩ mở một lớp huấn luyện lấy tên Tinh hoa nghệ thuật Việt. Trong đó bất kỳ ca sĩ nào đến học, các ca sĩ đã đoạt giải sẽ học giao tiếp với khán giả, giải phóng cơ thể, sẽ có các MC chuyên nghiệp dạy họ giao lưu với khán giả. Tôi lấy ví dụ, những cách giải phóng cơ thể là học nhảy, vũ đạo, nhạc nhẹ với những chuyên gia từ nước ngoài. Dạy biểu cảm thì có NSND Lê Khanh hướng dẫn cách thể hiện tác phẩm thế nào, biểu hiện gương mặt ra sao. Nghệ sĩ Ngọc Bích dạy các ca sĩ đi đứng thế nào cho ra phong cách nghệ sĩ. MC Chiến Thắng và Thảo Vân dạy cách giao lưu. Để nâng cao nghiệp vụ âm nhạc, tôi sẽ mời một số giảng viên ở Học viện âm nhạc Quốc gia VN như Trọng Ánh, GS Hội La, NSƯT Đức Long. Thành Lê giảng viên trẻ của trường dạy các em về kỹ thuật trong cách hát dân gian sao cho vẫn cao, vẫn lên được mà vẫn ngọt ngào.
NSND Thanh Hoa. |
- Bà nghĩ sao về nhạc thảm họa? Bà đã nghe thảm họa V-pop bao giờ chưa?
- Nhạc thảm họa chỉ là tạm thời. Rõ ràng họ cũng quá bức xúc, có khát khao đổi mới, khát khao làm điều gì đó ấn tượng để người ta chú ý đến mình, giống như những đứa trẻ không được bố mẹ quan tâm đã tự nhốt mình để được chú ý. Cứ coi đây là sự cố tình gây sự chú ý của mọi người. Nếu không nhìn bằng con mắt bao dung thì thấy điều này thật quái gở. Nhưng nếu nhìn bằng sự bao dung thì đó là sự đáng thương, vì họ cố tình làm sự để ý nhưng đó là sự thái quá.
Thú nhận là tôi đã già và không thể nghe nổi. Tôi từng tò mò mở ra nhưng không nghe nổi nửa bài. Riêng bài Da nâu của Phi Thanh Vân thì tôi nghe rồi mà cứ tưởng chưa hết, khi biết hết rồi thì không hiểu mình vừa nghe cái gì. - Giả sử Phi Thanh Vân ra Bắc, xin theo NSND Thanh Hoa để học hát, bà sẽ nghĩ sao?
- Chắc tôi chưa đủ tài để gọt dũa những khả năng âm nhạc bẩm sinh ấy, tự nhiên nó đột phá và bứt phá quá tôi không dám động sợ cháy tay.
- Trên thế giới, đã có nhiều nghệ sĩ bị trầm cảm, không có lối thoát, họ tìm đến với rượu, ma túy, thuốc lá và có người đã chết. Trường của bà có dạy cho nghệ sĩ phương pháp đối phó với sức ép từ công chúng và cách đối mặt với bi kịch không?
- Ở Việt Nam, ca sĩ khôn lắm, chả dại gì tìm đến cái chết đâu. Chỉ có những người cố tình gây ồn ào bằng cách “giật tóc móc tai”, chứ chả bao giờ họ chết cả. Những người đã vào Tinh hoa nghệ thuật Việt là những người yêu nghệ thuật tới cùng, muốn hoàn thiện mình hơn. Nghĩa là họ vốn yêu nghệ thuật và rất yêu cuộc sống, vào đó một thời gian họ sẽ tự tin hơn, có một dáng đi đẹp hơn, mắt biểu cảm tốt hơn, động tác chính xác hơn, họ biết họ đang hát gì và sẽ tự tin hơn nhiều.
Danh hiệu không phải đồ trang sức
- Hiện nay, dư luận đang bàn nhiều đến giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND, NSƯT. Cá nhân bà từ những trải nghiệm và quá trình đạt được danh hiệu đó như thế nào?
- Thú thực, các nghệ sĩ không bao giờ nhớ được thành tích của mình. Tôi từng phải làm lại bản khai NSND rất nhiều lần vì bị nói là thành tích quá ít vì tôi không biết kê khai thế nào. Thời của tôi, việc được nhà nước công nhận khá là êm đềm, vì có lẽ nó là đích thực.
- Tại sao bây giờ lại có nhiều dư luận, tranh chấp như vậy?
- Tôi nghĩ, những người khi đã làm hồ sơ xin danh hiệu NSND, NSƯT thì thử xem lại mình đã thực sự đủ tiêu chuẩn chưa, mình đứng ngang hàng với các NSND khác liệu có đuối quá không và đã thực sự cống hiến hay không?
Danh hiệu không phải là đồ trang sức để lấy oai cho bất kỳ cá nhân nào, mà khi đạt danh hiệu đó tức là gánh trên vai một trách nhiệm rất nặng nề, phải tiếp tục phấn đấu cả một chặng đường rất dài để trả ơn cho công chúng, những người đã tặng cho mình danh hiệu đó.
- Theo bà, liệu việc xét duyệt của chúng ta đã chuẩn chưa?
- Vẫn có những người xứng đáng, có uy tín trong lòng khán giả nhưng người ta không nộp hồ sơ. Quang Lý NSƯT là một trong những người hát cùng thời với tôi, giọng ca của anh ấy rất đáng được trân trọng. Cẩm Vân cũng cần phải được ghi nhận. Tôi nghĩ chúng ta đừng để quá thiệt thòi cho những người cả đời đam mê nghệ thuật mà lại ghi nhận những người cơ hội, háo danh. Có những nghệ sĩ nhân dân nói tên mà nghĩ mãi không biết là ai.
- Khi được danh hiệu NSND, bà có được giá trị vật chất gì đi kèm?
- Tôi không nhớ rõ, hình như được một số tiền dưới 10 triệu. Trước đây, tôi nghe nói NSND được mỗi người một phần đất, nhưng đến thời của tôi thì không còn nữa. Sau đó tôi cũng không được gì thêm.
Sự nổi tiếng đến từ tình yêu của khán giả dành cho mình ở thời đó rất hiển nhiên, không áp đặt được. Tôi được danh hiệu NSƯT và NSND đều muộn (2001), sau rất nhiều người.
Khi nhận danh hiệu, tôi thấy trách nhiệm rất nặng nề, vì tôi hiểu mình không còn là “tình nhân” của khán giả nữa, không hát trên sân khấu được nhiều. Tôi chuyển sang thành lập công ty để làm những việc mình mong muốn về văn hóa, nghệ thuật. NSND Thanh Hoa hạnh phúc bên chồng và con trai. (Ảnh: Lê Thoa). |
Phan Huyền Thư luôn nhận phần thiệt thòi
- Mới đây con gái của bà, biên kịch Phan Huyền Thư đệ đơn kiến nghị phản đối trường hợp của đạo diễn Nguyễn Thước trong việc xin giải thưởng Nhà nước, ý kiến của bà về việc này ra sao?
- Nói đến phim thì Thanh Hoa ngoại đạo, nhưng tôi tin ở con gái mình vì Thư không phải là người thích tranh chấp, từ bé ở nhà, Thư luôn chịu thiệt thòi và luôn chia sẻ với những người xung quanh, cá tính của Thư là làm việc không phải vì thành tích, mà là vì đam mê. Tôi tin rằng nếu như Thư đã lên tiếng thì chắc chắn là đúng, đó là niềm tin của một người mẹ vì không ai hiểu con gái mình bằng mẹ.
Thư luôn biết nhường nhịn, không háo danh, đam mê nghề nghiệp. Tôi đã đọc hết những bài báo và quyết định của Bộ VHTT&DL về trường hợp này, đó là giải thưởng dành cho cá nhân, mà là giải thưởng cho tác phẩm, cụm tác phẩm. Nếu như chúng ta bình tĩnh hơn, nhìn lại nhau thân thiện hơn, chắc là mọi việc sẽ không như vậy. Những gì ầm ĩ trên báo chí cũng chỉ làm mất thêm hình ảnh mà khán giả ngưỡng mộ.
- Bà có biết là mối quan hệ của đạo diễn Nguyễn Thước và Phan Huyền Thư đã xấu đi mấy năm nay không?
- Bản thân tôi không nhớ nổi mặt anh Thước nếu như không xem báo, vì anh ấy không liên quan đến gia đình tôi. Tất cả bạn bè đồng nghiệp của Thư là của Thư, và bạn bè đồng nghiệp của tôi là của tôi, gia đình tôi rất độc lập trong quan hệ công việc, chỉ ràng buộc nhau bằng quan hệ tình cảm, do đó nên tôi không biết về mặt cá nhân anh Thước và Thư ra sao.
Theo Đất Việt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT