Vào hôm qua (10/8), Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên, trong một sứ mệnh nhằm nhấn mạnh tham vọng hải quân của Bắc Kinh và làm dấy lên các mối lo ngại về sức ảnh hưởng quân sự của họ tại các khu vực tranh chấp.
Tân Hoa Xã đưa tin, con tàu này đã rời cảng Đại Liên ở tỉnh phía đông bắc Trung Quốc - Liêu Ninh vào sáng hôm qua, nhưng hiện vẫn chưa rõ cuộc thử nghiệm này kéo dài trong bao lâu, mặc dù một chuyên gia từng tuyên bố nó sẽ chỉ kéo dài trong vòng một giờ. Trong khi đó, Cơ quan An toàn Hàng hải Liêu Ninh cho hay, tất cả tàu thuyền sẽ bị cấm đi vào một khu vực nhỏ ở vùng biển ngoài khơi Đại Liên trong khoảng 5 ngày.
Trung Quốc đã hoàn tất các bộ phận còn thiếu của con tàu dài 300 mét từng thuộc sở hữu của hải quân Liên Xô (cũ) này. Ông Ni Lexiong, một chuyên gia về chính sách hàng hải thuộc khoa Chính trị và Luật học của trường đại học Thượng Hải nói với hãng tin Reuters: “Ý nghĩa biểu tượng của con tàu vượt xa cả ý nghĩa thực tế của nó. Chúng tôi đã có một sức mạnh hàng hải, vì vậy, chúng tôi cần một lực lượng tương thích với nó nữa, cho dù đó là tàu sân bay hay tàu chiến, thì cũng chỉ giống như những gì mà Mỹ và Anh đã làm”.
Việc phô trương sức mạnh hải quân của Trung Quốc đã làm dậy sóng khu vực vào hôm qua. Trước thềm triển lãm quốc phòng, Đài Loan cũng đã phô bày tên lửa Hsiung Feng III ngay trước một bảng quảng cáo mô tả chiếc tàu sân bay được trang bị tên lửa với dòng chữ đầy khiêu khích viết ở trên đó là “sát thủ tàu sân bay”. Trước đó, Đài Loan đã triển khai tên lửa trên các tàu khu trục cỡ nhỏ, nhưng chưa bao giờ quảng cáo đó là một vũ khí chống tàu sân bay.
Không chỉ trong khu vực, mới đây, Victoria Nuland, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, Mỹ tỏ ra lo ngại về sự thiếu minh bạch trong mục đích sử dụng tàu sân bay của Trung Quốc.
Bà Victoria Nuland nói: “Chúng tôi muốn thấy sự minh bạch hơn. Chúng tôi hoan nghênh bất kì lời giải thích nào từ phía Trung Quốc cho việc họ cần loại trang thiết bị này. Việc Trung Quốc không minh bạch như các quốc gia khác là một phần trong các mối quan ngại lớn của chúng tôi. Họ đã không công khai như Mỹ trong việc mua các trang thiết bị quân sự cũng như ngân sách quốc phòng. Và điều này khiến chúng tôi lo ngại”.
"Một nhóm chiến đấu cực mạnh" sắp hình thành?
Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào việc hiện đại hóa quân sự trong khoảng hơn một thập kỉ nay. Nguồn tin từ quân đội nước này cho hay, chính phủ của họ đang dự định sẽ sản xuất ít nhất 2 tàu sân bay cho riêng mình.
Đô đốc Yin Zhuo, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Trang bị hải quân đã nói với tờ China Economic Weekly trong tuần này rằng các tàu sân bay mới đang trong quá trình sản xuất và chúng “sẽ tạo nên một nhóm chiến đấu mới cực mạnh mẽ, nhưng việc xây dựng và các yêu cầu chứng năng của một tàu sân bay rất phức tạp”.
Một số chuyên gia quốc phòng cho rằng Trung Quốc đang dự định sản xuất 4 tàu sân bay, và các bước chuẩn bị đang được tiến hành tại một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải.
Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney nhận định, Trung Quốc sẽ cần tới khoảng 10 năm mới có thể hoàn thành việc xây dựng cũng như triển khai hoạt động của các tàu hỗ trợ và tàu sân bay sao cho tạo thành một nhóm tấn công hùng hậu.
Từ Casino nổi trở thành tàu chiến
Trung Quốc đã giành được quyền sở hữu con tàu này sau phiên đấu giá được thực hiện trong bối cảnh không rõ ràng vào cuối những năm 1990. Con tàu này ban đầu có tên là Varyag, được sản xuất bởi Moscow vào cuối những năm 1980. Khi Liên Xô sụp đổ, Varyag được nhượng lại cho Ukraine. Khi đó con tàu không hề có động cơ, vũ khí và nhiều thiết bị điện tử khác.
Vào năm 1998, Ukraine bán đấu giá con tàu này và một nhà thầu của Trung Quốc đã giành chiến thắng trong phiên đấu giá đó. Chủ sở hữu mới của con tàu ban đầu định sử dụng nó như một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, vào tháng 6 vừa qua, Trung Quốc mới chính thức thừa nhận con tàu này đã được “hô biến” thành tàu sân bay.
Trong năm qua, Trung Quốc đã đốt nóng các tranh chấp trên biển với Việt Nam, Nhật Bản, và Philippines, đồng thời tạo ra một mối quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc khiến Mỹ - nước có sức mạnh hải quân hùng mạnh bấy lâu nay ở Thái Bình Dương có cớ vào cuộc.
Nhật Bản dường như đặc biệt quan ngại việc ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên 70% trong vòng 5 năm qua, trong khi họ giảm khoảng 3%.
Tân Hoa Xã đưa tin, việc tân trang lại và việc thử nghiệm tàu sân bay sẽ tiếp tục được tiến hành sau khi con tàu này trở về từ chuyến thử nghiệm ngắn hạn trên biển vừa qua.
Trước đó, có báo đưa tin, Trung Quốc định thử nghiệm tàu sân bay vào cuối tuần trước, nhưng chuyến đi biển đầu tiên của tàu đã bị hoãn do một cơn bão nhiệt đới càn quét đất nước này.
Tân Hoa Xã đưa tin, con tàu này đã rời cảng Đại Liên ở tỉnh phía đông bắc Trung Quốc - Liêu Ninh vào sáng hôm qua, nhưng hiện vẫn chưa rõ cuộc thử nghiệm này kéo dài trong bao lâu, mặc dù một chuyên gia từng tuyên bố nó sẽ chỉ kéo dài trong vòng một giờ. Trong khi đó, Cơ quan An toàn Hàng hải Liêu Ninh cho hay, tất cả tàu thuyền sẽ bị cấm đi vào một khu vực nhỏ ở vùng biển ngoài khơi Đại Liên trong khoảng 5 ngày.
Vào hôm qua (10/8), Trung Quốc đã bắt đầu thừ nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình |
Trung Quốc đã hoàn tất các bộ phận còn thiếu của con tàu dài 300 mét từng thuộc sở hữu của hải quân Liên Xô (cũ) này. Ông Ni Lexiong, một chuyên gia về chính sách hàng hải thuộc khoa Chính trị và Luật học của trường đại học Thượng Hải nói với hãng tin Reuters: “Ý nghĩa biểu tượng của con tàu vượt xa cả ý nghĩa thực tế của nó. Chúng tôi đã có một sức mạnh hàng hải, vì vậy, chúng tôi cần một lực lượng tương thích với nó nữa, cho dù đó là tàu sân bay hay tàu chiến, thì cũng chỉ giống như những gì mà Mỹ và Anh đã làm”.
Việc phô trương sức mạnh hải quân của Trung Quốc đã làm dậy sóng khu vực vào hôm qua. Trước thềm triển lãm quốc phòng, Đài Loan cũng đã phô bày tên lửa Hsiung Feng III ngay trước một bảng quảng cáo mô tả chiếc tàu sân bay được trang bị tên lửa với dòng chữ đầy khiêu khích viết ở trên đó là “sát thủ tàu sân bay”. Trước đó, Đài Loan đã triển khai tên lửa trên các tàu khu trục cỡ nhỏ, nhưng chưa bao giờ quảng cáo đó là một vũ khí chống tàu sân bay.
Không chỉ trong khu vực, mới đây, Victoria Nuland, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, Mỹ tỏ ra lo ngại về sự thiếu minh bạch trong mục đích sử dụng tàu sân bay của Trung Quốc.
Bà Victoria Nuland nói: “Chúng tôi muốn thấy sự minh bạch hơn. Chúng tôi hoan nghênh bất kì lời giải thích nào từ phía Trung Quốc cho việc họ cần loại trang thiết bị này. Việc Trung Quốc không minh bạch như các quốc gia khác là một phần trong các mối quan ngại lớn của chúng tôi. Họ đã không công khai như Mỹ trong việc mua các trang thiết bị quân sự cũng như ngân sách quốc phòng. Và điều này khiến chúng tôi lo ngại”.
"Một nhóm chiến đấu cực mạnh" sắp hình thành?
Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào việc hiện đại hóa quân sự trong khoảng hơn một thập kỉ nay. Nguồn tin từ quân đội nước này cho hay, chính phủ của họ đang dự định sẽ sản xuất ít nhất 2 tàu sân bay cho riêng mình.
Varyag từ Casino nổi trở thành tàu chiến |
Đô đốc Yin Zhuo, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Trang bị hải quân đã nói với tờ China Economic Weekly trong tuần này rằng các tàu sân bay mới đang trong quá trình sản xuất và chúng “sẽ tạo nên một nhóm chiến đấu mới cực mạnh mẽ, nhưng việc xây dựng và các yêu cầu chứng năng của một tàu sân bay rất phức tạp”.
Một số chuyên gia quốc phòng cho rằng Trung Quốc đang dự định sản xuất 4 tàu sân bay, và các bước chuẩn bị đang được tiến hành tại một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải.
Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney nhận định, Trung Quốc sẽ cần tới khoảng 10 năm mới có thể hoàn thành việc xây dựng cũng như triển khai hoạt động của các tàu hỗ trợ và tàu sân bay sao cho tạo thành một nhóm tấn công hùng hậu.
Từ Casino nổi trở thành tàu chiến
Trung Quốc đã giành được quyền sở hữu con tàu này sau phiên đấu giá được thực hiện trong bối cảnh không rõ ràng vào cuối những năm 1990. Con tàu này ban đầu có tên là Varyag, được sản xuất bởi Moscow vào cuối những năm 1980. Khi Liên Xô sụp đổ, Varyag được nhượng lại cho Ukraine. Khi đó con tàu không hề có động cơ, vũ khí và nhiều thiết bị điện tử khác.
Vào năm 1998, Ukraine bán đấu giá con tàu này và một nhà thầu của Trung Quốc đã giành chiến thắng trong phiên đấu giá đó. Chủ sở hữu mới của con tàu ban đầu định sử dụng nó như một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, vào tháng 6 vừa qua, Trung Quốc mới chính thức thừa nhận con tàu này đã được “hô biến” thành tàu sân bay.
Trung Quốc đang rục rịch chuẩn bị cho việc sản xuất 4 tàu sân bay? |
Trong năm qua, Trung Quốc đã đốt nóng các tranh chấp trên biển với Việt Nam, Nhật Bản, và Philippines, đồng thời tạo ra một mối quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc khiến Mỹ - nước có sức mạnh hải quân hùng mạnh bấy lâu nay ở Thái Bình Dương có cớ vào cuộc.
Nhật Bản dường như đặc biệt quan ngại việc ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên 70% trong vòng 5 năm qua, trong khi họ giảm khoảng 3%.
Tân Hoa Xã đưa tin, việc tân trang lại và việc thử nghiệm tàu sân bay sẽ tiếp tục được tiến hành sau khi con tàu này trở về từ chuyến thử nghiệm ngắn hạn trên biển vừa qua.
Trước đó, có báo đưa tin, Trung Quốc định thử nghiệm tàu sân bay vào cuối tuần trước, nhưng chuyến đi biển đầu tiên của tàu đã bị hoãn do một cơn bão nhiệt đới càn quét đất nước này.
Theo VTC
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT