(VietNam7) Vì những tác phẩm viết về người cùng khổ ở Trung Quốc, Liệu Diệc Vũ đã bị bỏ tù và cấm xuất cảnh. Hồi tháng 7/2011, ông trốn sang Đức qua đường Việt Nam và Ba Lan. Nay ông kể về lý do ông ra nước ngoài lưu vong. (Bài này thiệt tình hơi dễ dịch vì có nhiều chuyện giống ở xứ mình quá.)
Tỉnh Vân Nam, ở tây nam Trung Quốc, từ lâu nay đã là cửa ngõ thoát thân cho những người Trung Quốc ao ước một cuộc sống mới ở nước ngoài. Ở đó, ta có thể lẻn trốn khỏi Trung Quốc bằng đường bộ, băng qua những cánh rừng nguyên sơ, hoặc ta có thể đi đường thủy, đáp bè trôi dọc sông Lan Thương xuống hạ nguồn cho đến khi gặp sông Mekong lượn khúc đổ vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.
Nên mỗi lần tôi đặt chân đến đó, một vùng đất đầy phù sa đỏ lập lòe trong nắng, tôi lại nôn nao trong lòng, đầu óc tưởng tượng mông lung đủ điều. Trách sao được, sau bốn năm bị cầm tù vì đã viết một bài thơ lên án chính quyền Trung Quốc đàn áp dã man những sinh viên biểu tình năm 1989, tôi đã 16 lần bị bác đơn xin xuất cảnh ra khỏi Trung Quốc.
Tôi thèm lắm. Có hộ chiếu hay thị thực hay không chẳng quan trọng. Ta chỉ cần một ít tiền trong túi là ổn. Ta quẳng điện thoại đi động, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài rồi lẻn vào một làng nào đó, từ đó ta có thể dễ dàng tìm được một nông dân hay một tay buôn lậu sẵn sàng giúp ta. Ngã giá thuận mua vừa bán xong, ta được dẫn ra khỏi Trung Quốc trên một con đường bí mật mà cả người lẫn ma đều chưa hề biết đến.
Mãi cho đến đầu năm nay, tôi vẫn cưỡng lại nỗi ước ao đào thoát. Thay vì thế, tôi đã chọn ở lại Trung Quốc, tiếp tục ghi chép chuyện đời của những người ở bậc thang dưới cùng của xã hội. Thế rồi, những cuộc phản kháng đòi dân chủ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới Ả Rập, và trên mạng Internet bắt đầu xuất hiện những bài kêu gọi những cuộc xuống đường phản kháng tương tự ở Trung Quốc. Hồi tháng Hai và tháng Ba, cứ mỗi chiều Chủ nhật lại có những cuộc tập hợp thanh bình tại những trung tâm thương mại và du lịch nhộn nhịp ở mười mấy thành phố. Chính quyền đâm hoảng, bèn đồng loạt phô trương sức mạnh trên toàn quốc. Binh lính mặc thường phục và mang súng đi tuần tiễu phố phường, họ thấy ai có vẻ đáng nghi ngờ đều bắt tất.
Trong khi đó, những gì ám chỉ tới Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia (và thậm chí cả từ hoa nhài) đều bị kiểm duyệt trong những tin nhắn và trên những mạng tìm kiếm thông tin. Công an bố ráp các luật sư nhân quyền, các văn nghệ sĩ. Nhà hoạt động dân chủ Lưu Hiền Bân từng ở tù chín năm vì giúp thành lập Đảng Dân chủ Trung Quốc, nay lại bị kết án 10 năm. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị biến mất hồi tháng Tư, và hiện đang sống trong vòng giám sát sát sao của chính quyền kể từ khi ông được thả hồi giữa tháng Sáu.
Vốn là nhà văn lạc hậu, tôi ít khi lướt mạng, và biến cố Mùa Xuân Ả Rập trôi qua mà tôi chẳng hay. Đứng bên lề nhưng tôi không được tha, vẫn bị công an quấy rầy. Khi công an biết những cuốn sách của tôi sẽ được xuất bản ở Đức, Đài Loan và Mỹ, họ bắt đầu thường xuyên gọi điện và tới gặp tôi.
Hồi tháng Ba, những tay công an chuyên giám sát tôi đóng đô bên ngoài căn hộ của tôi để theo dõi sinh hoạt hàng ngày của tôi. “Xuất bản ở phương Tây là vi phạm luật pháp Trung Quốc,” họ bảo tôi. “Hồi ký trong tù làm hoen ố uy tín của hệ thống nhà tù của Trung Quốc, còn cuốn ‘Chúa Màu Đỏ’ xuyên tạc chính sách của đảng về tôn giáo và cổ xúy cho những nhà thờ mờ ám.” Họ đe rằng nếu tôi không chịu hủy hợp đồng với những nhà xuất bản nước ngoài, tôi phải gánh chịu những hậu quả pháp lý.
Thế rồi tôi nhận được giấy của Salman Rushdie, mời tôi tham dự Liên hoan Những Tiếng nói Thế giới của Hội Văn Bút Quốc tế ở New York. Tôi lập tức liên hệ với chính quyền địa phương để xin xuất cảnh, và đặt vé máy bay. Tuy nhiên, hôm trước khi tôi lên đường như đã định, một công an gọi điện mời tôi “tới uống trà”, cho tôi biết là đơn của tôi đã bị bác. Tay công an bảo tôi rằng nếu tôi cứ nhất mực ra sân bay, họ sẽ khiến tôi biến mất, y như Ngải Vị Vị.
Đối với một nhà văn, đặc biệt là người mong mỏi làm nhân chứng cho những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, tự do ngôn luận và xuất bản có ý nghĩa lớn hơn bản thân sự sống. Anh bạn hiền của tôi, Lưu Hiểu Ba – người đoạt giải Nobel, đã trả giá đắt cho những tác phẩm và hoạt động chính trị của anh. Tôi không muốn đi theo con đường của anh. Tôi không có ý định quay lại nhà tù. Tôi cũng không muốn bị những người bên ngoài những bức tường tù cao ngất coi như “biểu tượng của tự do”.
Chỉ bằng cách đào thoát khỏi nhà tù khổng lồ và vô hình có tên gọi là Trung Quốc này thì tôi mới có thể tự do viết và xuất bản. Tôi có trách nhiệm cho thế giới biết về nước Trung Quốc thật sự nấp đằng sau ảo ảnh bùng nổ kinh tế – một Trung Quốc bàng quan trước nỗi phẫn uất âm ỉ của dân thường.
Tôi giữ kín kế hoạch của mình. Tôi không giữ nếp thường nhật là xin phép những tay công an theo dõi mình nữa. Trái lại, tôi xếp mấy bộ quần áo, cây sáo, chiếc mõ tụng kinh và hai cuốn sách quý của mình là “Sử Ký Tư Mã Thiên” và “Kinh Dịch”. Rồi tôi rời khỏi nhà khi công an không theo dõi, đến Vân Nam. Dù tiết trời ở đó oi ả ngột ngạt, tôi thấy như một chú chuột trong mùa đông, nằm yên để giữ năng lượng. Tôi dành phần lớn thời gian làm quen với những người sống trên đường phố. Tôi biết nếu mình tìm quanh, thể nào cuối cùng tôi cũng tìm được lối thoát.
Với hộ chiếu và thị thực hợp lệ của Đức, Mỹ và Việt Nam, tôi bắt đầu dịch chuyển. Tôi tắt điện thoại di động sau khi liên lạc chớp nhoáng với bạn bè ở phương Tây, những người đã hợp tác trong kế hoạch này. Mấy ngày sau, tôi đến một thị trấn nhỏ ở biên giới, ở đó tôi có thể thấy Việt Nam bên kia con sông chảy cuộn. Người dẫn đường địa phương nói tôi có thể trả tiền thuê người bí mật chở tôi qua, nhưng tôi từ chối. Tôi có hộ chiếu hợp lệ. Tôi chọn cách đi qua cửa khẩu biên giới trên cầu.
Trước cuộc đào thoát, người dẫn đường đã xếp cho tôi ở một khách sạn gần biên giới. Giữa những lần tắm, tôi cứ hết mơ rồi lại giật mình tỉnh ra, đầy âu lo khi nghe tiếng gõ cửa, để rồi chỉ thấy một cô gái điếm run lẩy bẩy xin vào trong trú mưa. Tuy thông cảm, nhưng tôi đâu thể giúp được.
Lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, tôi cuốc bộ 100 thước tới chốt biên giới, sẵn sàng chuẩn bị cho tình thế xấu nhất, nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra. Cán bộ hải quan kiểm tra giấy tờ của tôi, nhìn tôi chằm chằm trong tích tắc, rồi đóng dấu vào hộ chiếu của tôi. Không ngừng lại, tôi đi thẳng về Hà Nội và lên máy bay sang Ba Lan rồi tới Đức. Khi tôi bước ra khỏi sân bay Tegel ở Berlin sáng ngày 6/7, Peter Sillem, biên tập viên người Đức của tôi, đón tôi. “Chúa ơi, Chúa ơi,” ông thốt lên. Ông vô cùng cảm động và không thể tin rằng tôi đã thực sự tới Đức. Bên ngoài sân bay, không khí trong lành, và tôi thấy được tự do.
Sau khi ổn định, tôi gọi cho gia đình và bạn gái của mình; họ đã bị nhà cầm quyền tra vấn. Tin tức về cuộc đào thoát của tôi lan nhanh. Một người bạn họa sĩ kể anh tới thăm Ngải Vị Vị, ông vẫn đang bị theo dõi sát sao. Khi bạn tôi báo tin tôi đã bí mật hạ cánh ở Đức, Ngải lão tôn tròn mắt. Dạ không tin, ông gào lên, “Thật à? Thật à? Thật à?”
Tôi thèm lắm. Có hộ chiếu hay thị thực hay không chẳng quan trọng. Ta chỉ cần một ít tiền trong túi là ổn. Ta quẳng điện thoại đi động, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài rồi lẻn vào một làng nào đó, từ đó ta có thể dễ dàng tìm được một nông dân hay một tay buôn lậu sẵn sàng giúp ta. Ngã giá thuận mua vừa bán xong, ta được dẫn ra khỏi Trung Quốc trên một con đường bí mật mà cả người lẫn ma đều chưa hề biết đến.
Mãi cho đến đầu năm nay, tôi vẫn cưỡng lại nỗi ước ao đào thoát. Thay vì thế, tôi đã chọn ở lại Trung Quốc, tiếp tục ghi chép chuyện đời của những người ở bậc thang dưới cùng của xã hội. Thế rồi, những cuộc phản kháng đòi dân chủ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới Ả Rập, và trên mạng Internet bắt đầu xuất hiện những bài kêu gọi những cuộc xuống đường phản kháng tương tự ở Trung Quốc. Hồi tháng Hai và tháng Ba, cứ mỗi chiều Chủ nhật lại có những cuộc tập hợp thanh bình tại những trung tâm thương mại và du lịch nhộn nhịp ở mười mấy thành phố. Chính quyền đâm hoảng, bèn đồng loạt phô trương sức mạnh trên toàn quốc. Binh lính mặc thường phục và mang súng đi tuần tiễu phố phường, họ thấy ai có vẻ đáng nghi ngờ đều bắt tất.
Trong khi đó, những gì ám chỉ tới Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia (và thậm chí cả từ hoa nhài) đều bị kiểm duyệt trong những tin nhắn và trên những mạng tìm kiếm thông tin. Công an bố ráp các luật sư nhân quyền, các văn nghệ sĩ. Nhà hoạt động dân chủ Lưu Hiền Bân từng ở tù chín năm vì giúp thành lập Đảng Dân chủ Trung Quốc, nay lại bị kết án 10 năm. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị biến mất hồi tháng Tư, và hiện đang sống trong vòng giám sát sát sao của chính quyền kể từ khi ông được thả hồi giữa tháng Sáu.
Vốn là nhà văn lạc hậu, tôi ít khi lướt mạng, và biến cố Mùa Xuân Ả Rập trôi qua mà tôi chẳng hay. Đứng bên lề nhưng tôi không được tha, vẫn bị công an quấy rầy. Khi công an biết những cuốn sách của tôi sẽ được xuất bản ở Đức, Đài Loan và Mỹ, họ bắt đầu thường xuyên gọi điện và tới gặp tôi.
Hồi tháng Ba, những tay công an chuyên giám sát tôi đóng đô bên ngoài căn hộ của tôi để theo dõi sinh hoạt hàng ngày của tôi. “Xuất bản ở phương Tây là vi phạm luật pháp Trung Quốc,” họ bảo tôi. “Hồi ký trong tù làm hoen ố uy tín của hệ thống nhà tù của Trung Quốc, còn cuốn ‘Chúa Màu Đỏ’ xuyên tạc chính sách của đảng về tôn giáo và cổ xúy cho những nhà thờ mờ ám.” Họ đe rằng nếu tôi không chịu hủy hợp đồng với những nhà xuất bản nước ngoài, tôi phải gánh chịu những hậu quả pháp lý.
Thế rồi tôi nhận được giấy của Salman Rushdie, mời tôi tham dự Liên hoan Những Tiếng nói Thế giới của Hội Văn Bút Quốc tế ở New York. Tôi lập tức liên hệ với chính quyền địa phương để xin xuất cảnh, và đặt vé máy bay. Tuy nhiên, hôm trước khi tôi lên đường như đã định, một công an gọi điện mời tôi “tới uống trà”, cho tôi biết là đơn của tôi đã bị bác. Tay công an bảo tôi rằng nếu tôi cứ nhất mực ra sân bay, họ sẽ khiến tôi biến mất, y như Ngải Vị Vị.
Đối với một nhà văn, đặc biệt là người mong mỏi làm nhân chứng cho những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, tự do ngôn luận và xuất bản có ý nghĩa lớn hơn bản thân sự sống. Anh bạn hiền của tôi, Lưu Hiểu Ba – người đoạt giải Nobel, đã trả giá đắt cho những tác phẩm và hoạt động chính trị của anh. Tôi không muốn đi theo con đường của anh. Tôi không có ý định quay lại nhà tù. Tôi cũng không muốn bị những người bên ngoài những bức tường tù cao ngất coi như “biểu tượng của tự do”.
Chỉ bằng cách đào thoát khỏi nhà tù khổng lồ và vô hình có tên gọi là Trung Quốc này thì tôi mới có thể tự do viết và xuất bản. Tôi có trách nhiệm cho thế giới biết về nước Trung Quốc thật sự nấp đằng sau ảo ảnh bùng nổ kinh tế – một Trung Quốc bàng quan trước nỗi phẫn uất âm ỉ của dân thường.
Tôi giữ kín kế hoạch của mình. Tôi không giữ nếp thường nhật là xin phép những tay công an theo dõi mình nữa. Trái lại, tôi xếp mấy bộ quần áo, cây sáo, chiếc mõ tụng kinh và hai cuốn sách quý của mình là “Sử Ký Tư Mã Thiên” và “Kinh Dịch”. Rồi tôi rời khỏi nhà khi công an không theo dõi, đến Vân Nam. Dù tiết trời ở đó oi ả ngột ngạt, tôi thấy như một chú chuột trong mùa đông, nằm yên để giữ năng lượng. Tôi dành phần lớn thời gian làm quen với những người sống trên đường phố. Tôi biết nếu mình tìm quanh, thể nào cuối cùng tôi cũng tìm được lối thoát.
Với hộ chiếu và thị thực hợp lệ của Đức, Mỹ và Việt Nam, tôi bắt đầu dịch chuyển. Tôi tắt điện thoại di động sau khi liên lạc chớp nhoáng với bạn bè ở phương Tây, những người đã hợp tác trong kế hoạch này. Mấy ngày sau, tôi đến một thị trấn nhỏ ở biên giới, ở đó tôi có thể thấy Việt Nam bên kia con sông chảy cuộn. Người dẫn đường địa phương nói tôi có thể trả tiền thuê người bí mật chở tôi qua, nhưng tôi từ chối. Tôi có hộ chiếu hợp lệ. Tôi chọn cách đi qua cửa khẩu biên giới trên cầu.
Trước cuộc đào thoát, người dẫn đường đã xếp cho tôi ở một khách sạn gần biên giới. Giữa những lần tắm, tôi cứ hết mơ rồi lại giật mình tỉnh ra, đầy âu lo khi nghe tiếng gõ cửa, để rồi chỉ thấy một cô gái điếm run lẩy bẩy xin vào trong trú mưa. Tuy thông cảm, nhưng tôi đâu thể giúp được.
Lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, tôi cuốc bộ 100 thước tới chốt biên giới, sẵn sàng chuẩn bị cho tình thế xấu nhất, nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra. Cán bộ hải quan kiểm tra giấy tờ của tôi, nhìn tôi chằm chằm trong tích tắc, rồi đóng dấu vào hộ chiếu của tôi. Không ngừng lại, tôi đi thẳng về Hà Nội và lên máy bay sang Ba Lan rồi tới Đức. Khi tôi bước ra khỏi sân bay Tegel ở Berlin sáng ngày 6/7, Peter Sillem, biên tập viên người Đức của tôi, đón tôi. “Chúa ơi, Chúa ơi,” ông thốt lên. Ông vô cùng cảm động và không thể tin rằng tôi đã thực sự tới Đức. Bên ngoài sân bay, không khí trong lành, và tôi thấy được tự do.
Sau khi ổn định, tôi gọi cho gia đình và bạn gái của mình; họ đã bị nhà cầm quyền tra vấn. Tin tức về cuộc đào thoát của tôi lan nhanh. Một người bạn họa sĩ kể anh tới thăm Ngải Vị Vị, ông vẫn đang bị theo dõi sát sao. Khi bạn tôi báo tin tôi đã bí mật hạ cánh ở Đức, Ngải lão tôn tròn mắt. Dạ không tin, ông gào lên, “Thật à? Thật à? Thật à?”
Liệu Diệc Vũ là tác giả của ”Chúa Màu Đỏ” (God Is Red) và “Người bốc mộ” (The Corpse Walker). Bài viết này được Wen Huang dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh.
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài, http://phamvuluaha.wordpress.com
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài, http://phamvuluaha.wordpress.com
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT