(VietNam7) Đang học lớp 7, lớp 8 nhưng nhiều học trò miền núi huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi bỗng dưng nghỉ học để… lấy chồng. Những đôi vợ chồng tuổi ô mai này là kết quả của hủ tục tảo hôn tồn tại dai dẳng
Tại những bản làng của đồng bào Ca Dong vùng miền núi huyện Sơn Tây có rất nhiều cặp vợ chồng chưa bước qua tuổi 18, thậm chí có em làm mẹ ở tuổi 13, 14. Tục lấy chồng sớm nơi đây đã tước đi cơ hội học tập của nhiều học sinh.
Làm mẹ tuổi ô mai
Theo trưởng thôn Huy Em (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây) Đinh Văn Gia, khi hai gia đình đã hứa hôn rồi thì có thể tổ chức lễ cưới bất cứ lúc nào. “Con gái lên 13, 14 tuổi mà chưa có chồng là dễ bị hàng xóm xầm xì “chắc là bị ế rồi” nên gia đình bên gái thường cho cưới ngay” – ông Gia cho biết.
Thầy Nguyễn Văn Ánh, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Mùa, thở dài: “Việc cưới hỏi ở đây còn lạc hậu lắm, như trường hợp của em Đinh Thị Bền, đang học lớp 7 (13 tuổi), bỏ dở việc học để… có chồng. Sau hơn 3 năm Bền đã có… 3 đứa con, khi đến hỏi thì Bền bảo cha mẹ đã hứa hôn với nhà chồng từ khi… chưa được sinh ra nên nhà chồng đến hỏi cưới thì phải theo chồng, không đi học nữa”.
Ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết trong vòng 3 năm qua, trên toàn huyện có gần 100 trường hợp lập gia đình tuổi từ 13 đến 16: “Nạn tảo hôn ở huyện thời gian gần đây lại có dấu hiệu tăng lên mà địa bàn huyện lại quá rộng, chủ yếu là rừng núi, dân cư thưa thớt lại sống rải rác nên việc quản lý, kiểm tra và ngăn chặn tình trạng này rất khó khăn” – ông Hoàng nói.
Bỏ chồng… về đi học
Mới 15 tuổi, Đinh Thị Thế (lớp 7B Trường THCS Sơn Mùa) gửi thiệp mời bạn bè dự đám cưới của mình. Thầy cô giáo của Thế rất bất ngờ. Một năm sau ngày cưới, vừa thấy cô giáo đến, Thế vội ôm con chạy trốn ra sau nhà. Nhìn gương mặt đen đúa và già trước tuổi của học trò, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Vân xúc động: “Thế là một học sinh khá vậy mà… Rồi đây cuộc sống của em sẽ quẩn quanh trong khốn khó mất”.
Giờ Thế đã là mẹ của một đứa bé 9 tháng tuổi. Hai vợ chồng trẻ được gia đình dựng cho một căn nhà gỗ nhỏ bên mép suối để tự lập. Hôm chúng tôi đến, Thế đang sàng 2 bao lúa rẫy mà vợ chồng vừa thu hoạch được để chuẩn bị giã lấy gạo nấu cơm chiều. Đứa bé nằm trên lưng mẹ cứ rấm rứt khóc. “Chồng em đi rẫy rồi, nó bảo em ở nhà làm mấy việc này rồi nấu cơm cho nó về ăn, nhưng cả tháng nay tối nào chồng về cũng nồng nặc mùi rượu. Thấy bạn bè đi học em cũng muốn lắm nhưng chồng không cho” – Thế hồn nhiên nói. Còn ông Đinh Văn Dúp, cha em Thế, thản nhiên: “Già làng bảo nó đã đến tuổi lấy chồng rồi, gia đình phải lo cưới để quá tuổi làng không ưng thì phiền phức với làng”.
Cũng như Thế, Đinh Thị Phiếu, đang học lớp 8, là một học sinh tiên tiến của Trường THCS Sơn Mùa, vừa thi xong học kỳ 1 Phiếu bị ép lấy chồng. Sau một thời gian sinh sống cùng chồng, không thể chịu nổi cuộc sống riêng khổ cực, Phiếu bỏ về nhà cha mẹ đẻ và “tuyên bố” bỏ chồng, xin cha mẹ cho đi học lại khi năm học mới bắt đầu. “Cho con đi học lại, tôi phải sang xin lỗi phía nhà trai và trả lại sính lễ. Nhưng trâu, gà đã làm thịt ăn hết trong lễ cưới rồi nên phải vay tiền mua lại con khác trả” - ông Đinh Văn De, cha em Phiếu, cho biết. n
Phải nâng cao đời sống kinh tế
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây Lê Hoài Thạnh cho biết: Tảo hôn là chuyện đau lòng mà ngành giáo dục không thể xử lý được. Nhiều em đang là học sinh khá giỏi đi học đều đặn bỗng dưng nghỉ học lập gia đình. Muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề, cần có sự can thiệp từ nhiều phía. Cốt lõi là phải nâng cao được đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Một khi đã có tiền và tiếp cận được với văn hóa mới tốt đẹp thì nạn tảo hôn may ra mới giảm được.
Làm mẹ tuổi ô mai
Theo trưởng thôn Huy Em (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây) Đinh Văn Gia, khi hai gia đình đã hứa hôn rồi thì có thể tổ chức lễ cưới bất cứ lúc nào. “Con gái lên 13, 14 tuổi mà chưa có chồng là dễ bị hàng xóm xầm xì “chắc là bị ế rồi” nên gia đình bên gái thường cho cưới ngay” – ông Gia cho biết.
Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây, trong ba năm học 2009-2011 có 10 trường hợp học sinh cấp 2 bỏ học lập gia đình. “Đa phần các em lén lút lập gia đình nên nhà trường cũng khó lòng can thiệp, một phần là hầu hết các em khi có chồng thì theo chồng nên khi đến vận động là dễ bị phía nhà chồng… rượt đánh” - ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây, nói.
Em Đinh Thị Thế bỏ học từ năm lớp 7 để lấy chồng
Ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết trong vòng 3 năm qua, trên toàn huyện có gần 100 trường hợp lập gia đình tuổi từ 13 đến 16: “Nạn tảo hôn ở huyện thời gian gần đây lại có dấu hiệu tăng lên mà địa bàn huyện lại quá rộng, chủ yếu là rừng núi, dân cư thưa thớt lại sống rải rác nên việc quản lý, kiểm tra và ngăn chặn tình trạng này rất khó khăn” – ông Hoàng nói.
Bỏ chồng… về đi học
Mới 15 tuổi, Đinh Thị Thế (lớp 7B Trường THCS Sơn Mùa) gửi thiệp mời bạn bè dự đám cưới của mình. Thầy cô giáo của Thế rất bất ngờ. Một năm sau ngày cưới, vừa thấy cô giáo đến, Thế vội ôm con chạy trốn ra sau nhà. Nhìn gương mặt đen đúa và già trước tuổi của học trò, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Vân xúc động: “Thế là một học sinh khá vậy mà… Rồi đây cuộc sống của em sẽ quẩn quanh trong khốn khó mất”.
Giờ Thế đã là mẹ của một đứa bé 9 tháng tuổi. Hai vợ chồng trẻ được gia đình dựng cho một căn nhà gỗ nhỏ bên mép suối để tự lập. Hôm chúng tôi đến, Thế đang sàng 2 bao lúa rẫy mà vợ chồng vừa thu hoạch được để chuẩn bị giã lấy gạo nấu cơm chiều. Đứa bé nằm trên lưng mẹ cứ rấm rứt khóc. “Chồng em đi rẫy rồi, nó bảo em ở nhà làm mấy việc này rồi nấu cơm cho nó về ăn, nhưng cả tháng nay tối nào chồng về cũng nồng nặc mùi rượu. Thấy bạn bè đi học em cũng muốn lắm nhưng chồng không cho” – Thế hồn nhiên nói. Còn ông Đinh Văn Dúp, cha em Thế, thản nhiên: “Già làng bảo nó đã đến tuổi lấy chồng rồi, gia đình phải lo cưới để quá tuổi làng không ưng thì phiền phức với làng”.
Cũng như Thế, Đinh Thị Phiếu, đang học lớp 8, là một học sinh tiên tiến của Trường THCS Sơn Mùa, vừa thi xong học kỳ 1 Phiếu bị ép lấy chồng. Sau một thời gian sinh sống cùng chồng, không thể chịu nổi cuộc sống riêng khổ cực, Phiếu bỏ về nhà cha mẹ đẻ và “tuyên bố” bỏ chồng, xin cha mẹ cho đi học lại khi năm học mới bắt đầu. “Cho con đi học lại, tôi phải sang xin lỗi phía nhà trai và trả lại sính lễ. Nhưng trâu, gà đã làm thịt ăn hết trong lễ cưới rồi nên phải vay tiền mua lại con khác trả” - ông Đinh Văn De, cha em Phiếu, cho biết. n
Phải nâng cao đời sống kinh tế
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây Lê Hoài Thạnh cho biết: Tảo hôn là chuyện đau lòng mà ngành giáo dục không thể xử lý được. Nhiều em đang là học sinh khá giỏi đi học đều đặn bỗng dưng nghỉ học lập gia đình. Muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề, cần có sự can thiệp từ nhiều phía. Cốt lõi là phải nâng cao được đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Một khi đã có tiền và tiếp cận được với văn hóa mới tốt đẹp thì nạn tảo hôn may ra mới giảm được.
Nguồn Người Lao Động Online
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT