(Dân trí) - Ngoài nỗ lực chứng minh không phải tất cả chủ siêu xe đều là “lũ con nhà giàu hư hỏng”, người sáng lập Câu lạc bộ siêu xe Bắc Kinh (SSC) còn ấp ủ tham vọng phát triển văn hoá đua xe thể thao ở Trung Quốc.
Tương lai khó đoán?
SCC thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt ở đường đua trên khắp cả nước, mới các fan tham gia.

Môn đua xe thể thao nghiệp dư ở Trung Quốc vẫn còn khá non trẻ so với nhiều nước khác, vì hầu hết chủ siêu xe chỉ muốn dùng xe để đánh bóng hình ảnh ở các hộp đêm, theo lời Xing Lu, 38 tuổi, chủ một công ty quảng cáo và đang sở hữu một chiếc Ferrari.

Anh cho biết thêm: “Khó có thể hiểu rõ giá trị của rượu vang nếu anh chưa từng có một hầm rượu, vì thế làm sao bạn có thể hy vọng những người trẻ thực sự hiểu về ô tô thể thao khi mà cha mẹ họ chưa từng có xe như vậy?”

Giống như Zhang Kuan - nhà sáng lập SSC, những người tổ chức Câu lạc bộ Scuderia Ferrari Thượng Hải (câu lạc bộ Ferrari duy nhất ở Trung Quốc được nhà sản xuất ô tô Ý chính thức thừa nhận) cũng đang nỗ lực chung tay phát triển môn đua xe thể thao.

Được thành lập vào năm 2005, câu lạc bộ định kỳ tổ chức các chuyến thăm các trường đại học của Trung Quốc để giới thiệu môn đua ô tô thể thao với sinh viên.

“Chúng tôi ủng hộ văn hoá đua xe thể thao, chứ không phải văn hoá khoe của,” Zhu Yuhua, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Câu lạc bộ Scuderia Ferrari Thượng Hải, nói. “Đua xe thể thao thể hiện sự theo đuổi ước mơ, tinh thần thể thao và công nghệ.

Tuy nhiên, dù môn thể thao này hấp dẫn đến đâu chăng nữa, Zhang, nhà sáng lập SCC, không thể phủ nhận thực tế rằng ô tô tốc độ cao nằm ngoài khả năng tài chính của hầu hết người Trung Quốc.

“Ô tô đắt tiền có giá bán ở Trung Quốc cao gấp 2-3 lần so với ở nước ngoài do thuế,” ông Ma Hongguang, nhân viên bán hàng của Trung tâm ô tô Hoa Hương ở Bắc Kinh, giải thích. Đây là showroom ô tô cũ hạng sang lớn nhất miền Bắc Trung Quốc.

“Đó là trò chơi của nhà giàu,” ông nói. “Những khách hàng trẻ sành điệu luôn chọn mẫu mới nhất. Tiền không phải là vấn đề với họ.”
 
Một người đưa nước đi chậm lại để ngắm chiếc Ferrari của một thành viên Câu lạc bộ siêu xe Bắc Kinh (SCC).

Các thành viên SCC hiện sở hữu gần 300 siêu xe, trong đó có những mẫu sản xuất số lượng hạn chế của Maserati, Aston Martin, Pagani và Tramontana. Giá trị của những xe này dao động trong khoảng từ 1,4 triệu nhân dân tệ đến 30 triệu nhân dân tệ (210.000 USD đến 4,5 triệu USD).

Và sở hữu một chiếc siêu xe mới chỉ là sự khởi đầu, còn chi phí nhiên liệu và đua xe nữa. Với đường đua tiêu chuẩn quốc tế Goldenport International Circuit ở Bắc Kinh, tài xế phải trả từ 1.000 - 10.000 tệ cho mỗi lần vào đường đua (152 - 1.520 USD).

Để luyện “tay nghề” trên đường đua, Xing đã chi 300.000 tệ (45.500 USD) hồi tháng 3 năm ngoái để tham gia chương trình huấn luyện Pilota Ferrari kéo dài 9 ngày ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Anh cho biết, ngoại trừ một số ít người đứng tuổi đến từ Hồng Kông và Nhật Bản, còn lại hầu hết các học viên cùng lớp với anh là người Trung Quốc đại lục, trong độ tuổi từ 20-30, gia đình giàu có.

Theo cuốn 2010 Business Blue Book do Học viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc phát hành, Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản để trở thành thị trường hàng cao cấp lớn nhất thế giới trong 5 năm tới. Và một trong những lĩnh vực liên tục mở rộng là siêu xe. Lượng tiêu thụ xe Ferrari tại Trung Quốc đại lục đã tăng gấp 3 kể từ năm 2005.

“Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng của Ferrari,” ông Edwin Fenech, chủ tịch kiêm CEO của Ferrari châu Á-Thái Bình Dương, cho biết. Ông cũng tiết lộ độ tuổi trung bình của khách mua xe Ferrari tại Trung Quốc thấp hơn ở các thị trường phát triển từ 10-15 tuổi.

“Hầu hết khách hàng của chúng tôi là con cái những người giàu có hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, bất động sản hoặc năng lượng,” ông Zhou Juan, một nhân viên bán hàng của Ferrari tại Bắc Kinh, cho biết. “Các bậc cha mẹ Trung Quốc rất chiều con cái.”

Câu chuyện của Lu Yi

Lu Yi (thứ 2 từ trái sang) đỗ xe bên đường đứng trò chuyện với các bạn trong Câu lạc bộ siêu xe Bắc Kinh (SSC).

“Trước đây tôi du học tại New Zealand. Tôi đã có cơ hội lái nhiều loại xe thể thao ở đó, như Mazda RX-7, BMW M3, BMW X5 và Jaguar XKR.

Ngay khi trở về Trung Quốc, tôi quyết định mua một chiếc Ferrari 575M GTC sản xuất số lượng hạn chế. Chiếc xe cổ điển thực sự. Khi còn là một cậu nhóc, tôi đã dán đầy poster xe Ferrari 575M GTC trên tường nhà.

Sau khi mua chiếc xe, tôi đã ngồi trong gara và ngắm chiếc xe hàng giờ đồng hồ. Tôi vẫn chưa tin mình thực sự sở hữu nó. Việc đó giống như bạn thầm yêu trộm nhớ một cô gái trong suốt 10 năm và rồi bất ngờ một ngày nào đó, cô ấy thuộc về bạn.

Điều tuyệt vời khi bạn tham gia SSC là các thành viên cùng chia sẻ niềm đam mê xe hơi. Chúng tôi cùng chung sở thích và lối sống, nên thấy thoải mái hơn khi đi chơi với nhau. Chúng tôi có mối liên kết.

Chúng tôi tổ chức tiệc tùng và các bữa ăn tối, và chúng tôi cũng cùng nhau tới các triển lãm ô tô. Tại sự kiện Auto China 2010 ở Bắc Kinh hồi tháng 4 năm ngoái, các thành viên của câu lạc bộ đã lái 60 chiếc siêu xe tới xem và dàn xe thực sự làm sáng bừng khuôn viên bên ngoài triển lãm. Một bãi đậu xe tuyệt vời.

Tôi kết hôn vào tháng 8 năm ngoái và các anh em trong câu lạc bộ đã lái xe tới tham gia đoàn ô tô rước dâu, toàn những thương hiệu hàng đầu: Rolls-Royce, Lamborghini, Ferrari...

Thật tuyệt vời và tôi thì chẳng tốn một đồng để có một dàn xe cưới hoành tráng như vậy.

Nhật Minh
Theo China Daily

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT