Bệnh nhân mắc Gout (gút) gia tăng nhanh trên toàn thế giới trong vài thập niên gần đây, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi trung niên từ 30 - 40.

Bệnh "Gút" trong nhân gian gọi là bệnh "Thống phong" Bệnh gút trong dân gian còn gọi là bệnh thống phong. Trước đây người ta xem bệnh gút là bệnh của nhà giàu, bởi lẽ nó liên quan đến các loại thức ăn ngon. Bệnh gút là bệnh phổ biến ở các nước phát triển, ở Việt Nam bệnh cũng đang có xu hướng gia tăng.

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tổng kết thấy tỷ lệ mắc bệnh gút ở các “đấng mày râu” thường cao hơn rất nhiều tỷ lệ gặp ở các quý bà. Vậy nguyên nhân của bệnh gút là gì, bệnh gút có di truyền không và phương pháp đề phòng như thế nào cho có hiệu quả?

Người ta nói bệnh gút là bệnh của “quý ông” không phải là không có lý của nó. Theo thống kê thì thấy có trên 95% người mắc bệnh gút là nam giới và ở độ tuổi hay gặp là tuổi trung niên, khỏe mạnh, mập mạp (từ 30-40 tuổi), trong số đó thấy có một tỷ lệ nhất định bố, mẹ cũng bị bệnh gút. Ở nữ giới tỷ lệ mắc bệnh gút rất thấp khoảng 5% và thường gặp ở lứa tuổi đã cao (trên 60 tuổi).

Người ta cũng thấy có một số yếu tố liên quan đến bệnh gút như thừa cân, ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các phủ tạng động vật hoặc có thể gặp ở những người xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipit máu, tiểu đường, bệnh mạch vành. Người ta cũng thấy ở những người hay ăn các thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều đồ uống có cồn hoặc dùng thường xuyên các thuốc lợi tiểu... cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Hai nhóm nguyên nhân lớn của bệnh gút là gút nguyên phát và gút thứ phát. Gút nguyên phát là thể bệnh gặp nhiều nhất, có tính chất di truyền và mang tính gia đình. Gút thứ phát có nguyên nhân do tăng acid uric máu thứ phát.

Một cuộc thử nghiệm gene trên một mẫu hơn 12 ngàn người, được công bố trên tạp chí Nature Genetics, đã phát hiện rằng một gene có thể là nguyên nhân đã đưa đến sự gia tăng này.

Các nhà nghiên cứu thuộc đơn vị MRC Human Genetics Unit, tại thành phố Edinburgh, nói rằng gene này và chất protein mà gene kiểm soát, có thể một ngày nào đó là chủ đề nghiên cứu để chế tạo ra thuốc mới để trị bệnh này.

Giáo sư Alan Wright, hiện đang hướng dẫn công trình nghiên cứu này, nói: "Gene này là một nhân tố then chốt trong việc chuyển tải acid uric qua các vùng khác nhau của thận". Đồng nghiệp của ông giáo sư Harry Campbell cũng nói : "Một số người có nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn mắc phải bệnh gút tùy theo gene mà họ thừa hưởng".

Có 4 loại biến chứng của gút: tổn thương xương khớp; tổn thương thận như sỏi thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...  Biến chứng thứ ba liên quan đến chẩn đoán nhầm, biến chứng thứ tư liên quan đến tai biến do dùng thuốc. Ngay cả khi chẩn đoán đúng, việc điều trị gút cũng có thể gây nên tai biến.

Để phòng tránh được bệnh gút nam giới cần thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).

Lượng thịt ăn hằng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.

Nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng; rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả.

Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn; bệnh nhân mắc gout cần bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.

Nam giới ở độ tuổi trung niên cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.
(Theo DVT)

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT