Chỉ trong vòng 3 năm, Vũ Văn Hộ đã giết chết Tây Ngụy Cung đế Nguyên Quách, Bắc Chu Mẫn đế Vũ Văn Giác và Minh đế Vũ Văn Dục. Ông ta trở thành người duy nhất giết nhiều hoàng đế nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chân dung Vũ Văn Hộ (Ảnh: Huanqiu)

Người xưa từng nói: dám lôi hoàng đế xuống ngựa đã mắc phải tội lăng trì (hình phạt róc thịt), huống hồ là giết hoàng đế. Hoàng đế là hình tượng của một quốc gia, là đại diện của quyền lực. Giết một người đã là chuyện kinh thiên động địa, giết hai người đã là chuyện không tưởng, lẽ nào lại còn có kẻ lợi hại hơn thế.

Vậy mà, trong lịch sử còn có một người tên là Vũ Văn Hộ dám cả gan giết cả 3 vị hoàng đế, ông ta mới đích thực là một kẻ vô cùng lợi hại.

Vũ Văn Hộ (513-572), người Tiên ty, làm quan nhà Bắc Chu thời Nam Bắc triều, là con thứ ba của Vũ Văn Hạo (anh trai Vũ Văn Thái). Từ nhỏ, Vũ Văn Hộ đã đi theo Vũ Văn Thái chinh chiến, đã từng lập công trong các trận giao tranh với quân Đông Ngụy và Nam Lương nên được Vũ Văn Thái hết sức tín nhiệm và coi trọng. Vũ Văn Hộ làm tới chức Tiêu kỵ đại tướng quân, tước phong làm Trung Sơn công.

Cuối năm 556, Vũ Văn Thái giết Nguyên Khâm (Hoàng đế thứ 2 của Tây Ngụy), sau đó lập em trai Nguyên Khâm là Nguyên Quách lên làm vua, tức Tây Ngụy Cung đế. Ba năm sau, Vũ Văn Thái lâm bệnh nặng qua đời, trước khi chết vì lo còn còn nhỏ nên đành ủy thác việc triều chính cho Vũ Văn Hộ trông coi.

Năm 557, Vũ Văn Hộ nắm quyền chưa được 2 tháng đã ép hoàng đế bù nhìn Nguyên Quách nhường ngôi cho con trai của Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác (không lâu sau giết Nguyên Quách), nhà Tây Ngụy bị diệt vong, nhà Bắc Chu ra đời.

Sau khi kiến lập nhà Bắc Chu, Vũ Văn Hộ liền giữ chức Đại Trủng Tể (Tể tướng) và tiếp tục nắm giữ triều chính. Trong mắt Vũ Văn Hộ, hoàng đế Vũ Văn Giác khi đó mới 16 tuổi chỉ là một đứa trẻ nên có thể nắm giữ mọi quyền hành. Không ai ngờ rằng, Vũ Văn Giác mặc dù còn trẻ nhưng tình cách lại rất kiên nghị, cương quyết và cảm thấy vô cùng bất mãn với việc Vũ Văn Hộ chuyên quyền, hống hách. Một số đại thần trong triều cũng không ưa hành vi của Vũ Văn Hộ và cho rằng quyền lực nên thuộc về tay của hoàng đế, họ đã cỗ vũ Vũ Văn Giác giết Vũ Văn Hộ. Vũ Văn Giác liền triệu tập binh lính, thường xuyên luyện tập ở hậu cung để tìm cách trừ khủ Hộ.
Bên cạnh đó, Vũ Văn Giác còn bàn bạc với các đại thần, quyết định trong lúc cung đình mở tiệc sẽ bắt Vũ Văn Hộ rồi giết chết. Không ngờ, kế hoạch mưu sát chưa kịp thực hiện, thì Vũ Văn Giác đã chết dưới tay Hộ vì đã có người mật báo với hắn trước đó.

Sau khi giết chết Vũ Văn Giác, Vũ Văn Hộ lại lập Vũ Văn Dục lên làm hoàng đế, tức Bắc Chu Minh đế. Trong sử sách có ghi Vũ Văn Dục là người “khoan minh nhân hậu, hòa thuận cửu tộc, có khí phách quân tử”. Nhận thấy Vũ Văn Dục là người nhân hậu và sẽ không trở thành mối đe dọa lớn với mình nên Vũ Văn Hộ đã đưa Vũ Văn Dục lên làm hoàng đế.

Tuy nhiên, Vũ Văn Dục không phải là hạng người nhu nhược bất tài như Hộ vẫn nghĩ mà đã thể hiện bản thân là người thông minh, có tài khi giải quyết việc triều chính, Vũ Văn Dục còn dần dần tập hợp được các lão thần nguyên huân bên cạnh mình.Vũ Văn Dục chú tâm phát triển kinh tế nên dần dần nâng cao được uy tín với nhân dân . Điều đó đã khiến Hộ cảm thấy nghi ngại và bất an. Để thử lòng hoàng đế một lần, Hộ đã giả vờ trả lại toàn bộ quyền lực cho hoàng đế. Ai ngờ, Vũ Văn Dục không hề khách khí mà thu hồi toàn bộ, đồng thời chính thức đổi danh hiệu thành Hoàng đế (trước kia, những người có quyền lức cao nhất của nhà Bắc Chu đều không xưng là Hoàng đế mà gọi là Thiên vương). Vũ Văn Hộ thấy vậy lấy làm sợ hãi. Năm 560, hắn đã mua chuộc hai viên quan quản lý việc ăn uống trong hoàng cung để lén bỏ thuốc độc vào thức ăn của Hoàng đế, Vũ Văn Dục trúng độc mà chết.

Sầm Hoa (Theo Huanqiu)

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT