Không gì đau khổ bằng có hàng nghìn giai nhân tuyệt sắc xung quanh mà không thể làm gì được. Thế mà có những vị hoàng đế lâm vào bi kịch đó.
Hoàng đế Phố Nghi
Lên ngôi khi chưa đầy ba tuổi, Phổ Nghi trở thành “ông trời con” trong cung cấm và vì thế đã nếm mùi “mây mưa” từ rất sớm. Hồi ký của cựu hoàng Trung Quốc này kể rằng, ngay từ lúc 10 tuổi, ông đã “biết mùi đàn bà”. Để khỏi phải bận bịu hầu hạ thiên tử, các thái giám thường lùa đám cung nhân vào phòng ngủ “chơi” với cậu bé. Có những đêm Phổ Nghi “được” 2 -3 cô “phục vụ”, đến mức mệt phờ. “Hôm sau dậy tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra màu vàng ệch”, Phổ Nghi viết trong hồi ký.
Chính vì bị “vắt kiệt tinh huyết” ngay khi cơ thể chưa kịp trưởng thành nên Phổ Nghi sớm bị yếu sinh lý. Để có khả năng giao hợp cho khỏi phí phạm đám mỹ nữ sắc nước hương trời, ông thường xuyên phải dùng các loại thuốc kích thích, trợ dương.
Chính Thủ tướng Chu Ân Lai cũng quan tâm, thông cảm với căn bệnh liệt dương của vị vua mất ngôi này, nên đã can thiệp để cựu hoàng được chữa bệnh. Nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho Phổ Nghi được giao cho Bệnh viện Hiệp Hoà Bắc Kinh. Bệnh án của Phổ Nghi ghi: “Bệnh nhân khi lên ngôi hoàng đế 30 năm trước đã bị liệt dương, đã liên tục chữa nhưng vô hiệu”. Kết quả chữa trị không được công bố, tuy nhiên một số thông tin cho biết là có biến chuyển.
Tuy nhiên, dù thế nào, ông vua này vẫn không có khả năng sinh con, dù ông nhiều lần cưới vợ, kể cả khi đã có tuổi.
Hoàng đế Trần Dụ Tông
Đây là vị vua thứ bảy của nhà Trần, sống ở thế kỷ 14, lên ngôi khi mới 5 tuổi. Chuyện bị bệnh liệt dương và chữa khỏi của ông vua này được kể lại rất ly kỳ: Năm bốn tuổi, khi còn là hoàng tử, ông bị rơi xuống nước khi đi chơi thuyền trên hồ với vua cha là thượng hoàng Minh Tông và các cung nữ. Khi được vớt lên thì hoàng tử gần như đã chết. Thầy thuốc nổi tiếng Trâu Canh đã kích thích các huyệt đạo để cứu sống cậu bé nhưng “tiên đoán” rằng sau này bệnh nhân sẽ bị liệt dương. Điều này đã được chứng minh khi nhà vua cưới vợ năm 14 tuổi.
Để chữa bệnh cho vua, Trâu Canh đề ra một phương thuốc vô cùng kỳ quái và thất đức: giết một bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch để uống, và phải thông dâm với chị hay em ruột mới hiệu nghiệm. Dụ Tông làm theo, sai giết người làm thuốc, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa, và đã khỏi bệnh.
Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng căn bệnh liệt dương của Trần Dụ Tông đến rồi đi đều do mưu ma chước quỷ của vị thầy thuốc hữu tài vô hạnh Trâu Canh. Chính lời “tiên đoán” của ông ta rằng Dụ Tông lớn lên sẽ bị liệt dương đã ám ảnh cậu bé suốt thời thơ ấu như một lời nguyền khắc nghiệt, khiến nạn nhân bị bất lực do tâm lý. Còn phương thuốc kỳ quái kia cũng là cách Trâu Canh “giải lời nguyền”, cởi bỏ áp lực tâm lý cho nhà vua, nên khả năng đàn ông xuất hiện trở lại.
Dân gian lại có một câu chuyện khác về cách điều trị bệnh bất lực cho Dụ Tông: Trâu Canh thuở hàn vi một lần đi bắt cá dưới ao do dây buộc giỏ cá bị đứt nên đã bứt đại sợi dây leo để buộc giỏ ngang lưng, không ngờ thấy dương vật tự nhiên “trỗi dậy” khiến ông không dám lên bờ. Khi cởi sợi dây ra thì hiện tượng này biến mất. Thử đi thử lại nhiều lần thấy kết quả vẫn vậy, Trâu Canh biết là cây thuốc thần. Đến khi triều đình thông báo tìm người chữa bệnh liệt dương cho vua, Trâu Canh đã dùng dây leo này chữa khỏi bệnh cho Dụ Tông.
Các nhà khoa học thời nay cho rằng, việc dùng cây dây leo kia cũng có một phần cơ sở khoa học, giống như một cách chữa rối loạn cương mà thời hiện đại sử dụng: kích thích làm cương dương vật, sau đó thắt ở gốc dương vật để máu từ đấy không rút đi. Hình ảnh sợi dây buộc ngang lưng trong câu chuyện có thể là cách nói bóng gió rằng Trâu Canh đã giúp Trần Dụ Tông giao hợp được bằng cách hướng dẫn buộc dây vào gốc dương vật đã cương.
Hoàng đế Khải Định
Chính vì Khải Định mắc bệnh liệt dương nên người con duy nhất của ông – vua Bảo Đại – mới bị nghi ngờ là giọt máu hoang của người khác. Nhiều tài liệu kể rằng Khải Định không có khả năng và cũng không thích “gần gũi” đàn bà, chỉ thích nhìn đàn ông. Vì thế khi xem diễn trò, ông chỉ muốn kép nam biểu diễn, kể cả vai nữ. Ông cũng rất thích trau chuốt chuyện ăn mặc, trang điểm, thậm chí còn luôn đầu tư chế ra các kiểu y phục mới.
Trong các thú vui của vua Khải Ðịnh không có tình dục. Các bà vợ ôngđều phải sống cảnh cô đơn, lạnh lẽo, trong khi ông chồng mải mê đánh bạc. Mặc dù vậy, vì hám danh lợi, nhiều vị quan vẫn muốn tiến con gái cho hoàng thượng để kiếm chác, thế nên vị vua bất lực này vẫn có tới 12 bà vợ. Chuyện kể rằng có lần, một ông quan tỏ ý dâng con gái mình cho Khải Định, nhà vua thản nhiên bảo: "Ở đây là cái chùa, ai muốn tu thì cứ đưa vào tu". Câu nói này như một lời cảnh báo cho ông bố kia, rằng nếu muốn con gái chịu cảnh phòng the lạnh lẽo suốt đời thì… tùy.
Hoàng đế Phố Nghi
Lên ngôi khi chưa đầy ba tuổi, Phổ Nghi trở thành “ông trời con” trong cung cấm và vì thế đã nếm mùi “mây mưa” từ rất sớm. Hồi ký của cựu hoàng Trung Quốc này kể rằng, ngay từ lúc 10 tuổi, ông đã “biết mùi đàn bà”. Để khỏi phải bận bịu hầu hạ thiên tử, các thái giám thường lùa đám cung nhân vào phòng ngủ “chơi” với cậu bé. Có những đêm Phổ Nghi “được” 2 -3 cô “phục vụ”, đến mức mệt phờ. “Hôm sau dậy tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra màu vàng ệch”, Phổ Nghi viết trong hồi ký.
Chính vì bị “vắt kiệt tinh huyết” ngay khi cơ thể chưa kịp trưởng thành nên Phổ Nghi sớm bị yếu sinh lý. Để có khả năng giao hợp cho khỏi phí phạm đám mỹ nữ sắc nước hương trời, ông thường xuyên phải dùng các loại thuốc kích thích, trợ dương.
Chính Thủ tướng Chu Ân Lai cũng quan tâm, thông cảm với căn bệnh liệt dương của vị vua mất ngôi này, nên đã can thiệp để cựu hoàng được chữa bệnh. Nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho Phổ Nghi được giao cho Bệnh viện Hiệp Hoà Bắc Kinh. Bệnh án của Phổ Nghi ghi: “Bệnh nhân khi lên ngôi hoàng đế 30 năm trước đã bị liệt dương, đã liên tục chữa nhưng vô hiệu”. Kết quả chữa trị không được công bố, tuy nhiên một số thông tin cho biết là có biến chuyển.
Vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung. |
Hoàng đế Trần Dụ Tông
Đây là vị vua thứ bảy của nhà Trần, sống ở thế kỷ 14, lên ngôi khi mới 5 tuổi. Chuyện bị bệnh liệt dương và chữa khỏi của ông vua này được kể lại rất ly kỳ: Năm bốn tuổi, khi còn là hoàng tử, ông bị rơi xuống nước khi đi chơi thuyền trên hồ với vua cha là thượng hoàng Minh Tông và các cung nữ. Khi được vớt lên thì hoàng tử gần như đã chết. Thầy thuốc nổi tiếng Trâu Canh đã kích thích các huyệt đạo để cứu sống cậu bé nhưng “tiên đoán” rằng sau này bệnh nhân sẽ bị liệt dương. Điều này đã được chứng minh khi nhà vua cưới vợ năm 14 tuổi.
Để chữa bệnh cho vua, Trâu Canh đề ra một phương thuốc vô cùng kỳ quái và thất đức: giết một bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch để uống, và phải thông dâm với chị hay em ruột mới hiệu nghiệm. Dụ Tông làm theo, sai giết người làm thuốc, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh công chúa, và đã khỏi bệnh.
Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng căn bệnh liệt dương của Trần Dụ Tông đến rồi đi đều do mưu ma chước quỷ của vị thầy thuốc hữu tài vô hạnh Trâu Canh. Chính lời “tiên đoán” của ông ta rằng Dụ Tông lớn lên sẽ bị liệt dương đã ám ảnh cậu bé suốt thời thơ ấu như một lời nguyền khắc nghiệt, khiến nạn nhân bị bất lực do tâm lý. Còn phương thuốc kỳ quái kia cũng là cách Trâu Canh “giải lời nguyền”, cởi bỏ áp lực tâm lý cho nhà vua, nên khả năng đàn ông xuất hiện trở lại.
Dân gian lại có một câu chuyện khác về cách điều trị bệnh bất lực cho Dụ Tông: Trâu Canh thuở hàn vi một lần đi bắt cá dưới ao do dây buộc giỏ cá bị đứt nên đã bứt đại sợi dây leo để buộc giỏ ngang lưng, không ngờ thấy dương vật tự nhiên “trỗi dậy” khiến ông không dám lên bờ. Khi cởi sợi dây ra thì hiện tượng này biến mất. Thử đi thử lại nhiều lần thấy kết quả vẫn vậy, Trâu Canh biết là cây thuốc thần. Đến khi triều đình thông báo tìm người chữa bệnh liệt dương cho vua, Trâu Canh đã dùng dây leo này chữa khỏi bệnh cho Dụ Tông.
Các nhà khoa học thời nay cho rằng, việc dùng cây dây leo kia cũng có một phần cơ sở khoa học, giống như một cách chữa rối loạn cương mà thời hiện đại sử dụng: kích thích làm cương dương vật, sau đó thắt ở gốc dương vật để máu từ đấy không rút đi. Hình ảnh sợi dây buộc ngang lưng trong câu chuyện có thể là cách nói bóng gió rằng Trâu Canh đã giúp Trần Dụ Tông giao hợp được bằng cách hướng dẫn buộc dây vào gốc dương vật đã cương.
Hoàng đế Khải Định
Chính vì Khải Định mắc bệnh liệt dương nên người con duy nhất của ông – vua Bảo Đại – mới bị nghi ngờ là giọt máu hoang của người khác. Nhiều tài liệu kể rằng Khải Định không có khả năng và cũng không thích “gần gũi” đàn bà, chỉ thích nhìn đàn ông. Vì thế khi xem diễn trò, ông chỉ muốn kép nam biểu diễn, kể cả vai nữ. Ông cũng rất thích trau chuốt chuyện ăn mặc, trang điểm, thậm chí còn luôn đầu tư chế ra các kiểu y phục mới.
Vua Khải Định. |
Theo Đất Việt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT