Lúc 22h30 tối qua (2/5), một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, kết quả ADN khẳng định chính xác trùm khủng bố Obama bin Laden đã thiệt mạng.
Tuy nhiên, đại diện cấp cao của Lực lượng Taliban ở Pakistan đã lên tiếng tuyên bố trên kênh truyền hình "Geo - TV" rằng, cáo buộc Osama bin Laden đã bị tiêu diệt là không đúng sự thật. Facebook Taliban cũng tuyên bố bin Laden vẫn còn sống. "Bin Laden vẫn còn sống" - phát ngôn viên của nhóm "Tehrik-e-e Taliban Pakistan" ( Phong trào Pakistan Taliban) nói.

Al-Qaeda thề tiếp tục cuộc thánh chiến

Cái chết của Osama bin Laden đang phát sinh những quan ngại khi Pakistan thực sự trở thành địa điểm ẩn náu quan trọng của các chỉ huy mạng lưới al-Qaeda và sắp tới có thể dấy lên một làn sóng tấn công báo thù của tổ chức khủng bố quốc tế này bởi việc tiêu diệt được các trùm khủng bố quốc tế chỉ là một tin vui đối với Mỹ và phương Tây nhưng đây không phải là giải pháp căn cơ nhằm giải quyết tận gốc chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.


Kết quả ADN khẳng định chính xác trùm khủng bố Obama bin Laden đã thiệt mạng.

Theo Trung tâm Giám sát Tình báo mạng SITE của Mỹ, diễn đàn Shumukh al-Islam - một kênh chuyên phát những thông điệp chính thức của Al-Qaeda, đã xóa những bài viết về cái chết của Osama bin Laden và cam kết rằng các cuộc thánh chiến sẽ được tiếp tục. Shumukh al-Islam đã yêu cầu thành viên phải chờ đợi đến khi cái chết của Osama được xác nhận trước khi thực hiện các bài viết khác, nhưng có một số lượng lớn những thông điệp cầu nguyện đã được đưa ra cùng lời thề rằng thánh chiến sẽ được tiếp tục.

Kênh thông tin này cũng cho thấy một vài thành viên đã đăng những bài đe dọa mập mờ về việc chống lại nước Mỹ. "Mỹ sẽ nhận được những điều tương tự nếu như thông tin (về cái chết này) là đúng (hoặc) sai," một người viết; hay "Những con sư tử sẽ vẫn là sư tử và sẽ tiếp tục đi theo bước chân của Osama," một người khác nói.

Các đồng minh của Mỹ khẳng định việc tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Al Qaeda Osama bin Laden trong một chiến dịch bí mật của Mỹ là "chiến thắng của công lý" và sẽ giúp thế giới này thanh thản hơn.

Tuy nhiên, trong khi tin tức về cái chết của bin Laden được các chính phủ trên thế giới hoan nghênh thì nhiều nước lại thận trọng khi cho rằng cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan chưa kết thúc. Và nhiều dấu hiệu cho thấy việc tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda ở phía Bắc Islamabad là một bằng chứng nữa cho thấy các phần tử khủng bố đang tìm "nơi ẩn náu" ở Ấn Độ.

Sẽ “mọc lên” bin Laden “phẩy”?

Theo giới phân tích, bác sĩ người Ai Cập Ayman al-Zawahri, nhân vật số 1 của al-Qaeda, được cho là bộ não của Osama bin Laden, sẽ kế nhiệm sau khi trùm khủng bố bị Mỹ tiêu diệt.

Zawahri sinh năm 1951, là con trai của một giáo sư khoa dược và là cháu trai thầy tế tại Al Azhar, một trong những nhà thờ quan trọng nhất trong thế giới Hồi giáo. Ông tốt nghiệp trường y danh giá nhất Ai Cập năm 1974 và tốt nghiệp chuyên ngành hai khoa phẫu thuật.

Bác sĩ người Ai Cập Ayman al-Zawahri, được cho là bộ não của Osama bin Laden, sẽ kế nhiệm sau khi trùm khủng bố bị Mỹ tiêu diệt.
Cũng giống bin Laden, al-Zawahri từ lâu được cho là ẩn náu dọc khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan. Zawahri và bin Laden gặp và gắn bó với nhau vào giữa thập niên 1980 khi cả hai ở thành phố Peshawar của Pakistan để hỗ trợ lực lượng nổi dậy chống quân Liên Xô ở Afghanistan.

Trước đó, khi tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Ai Cập được thành lập năm 1973, Zawahri đã tham gia. Đặc biệt, trong vụ ám sát Tổng thống Anwar Sadat năm 1981, Zawahri nằm trong số 301 người bị bắt giữ. Sau đó, Zawahri ra hầu tòa nhưng được trắng án; song vẫn phải ngồi tù 3 năm vì mang một khẩu súng lục không giấy phép. Khi được tự do, Zawahri tìm đường đến Pakistan và tại đây, y làm việc cho Hội chữ thập đỏ chữa trị cho các chiến binh bị thương trong cuộc chiến Afghanistan. 
Đảm nhận quyền lãnh đạo tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Ai Cập năm 1993, Zawahri là một nhân vật then chốt trong một chiến dịch giữa những năm 1990 nhằm thành lập một nhà nước Hồi giáo thuần túy tại đây. Hơn 1.200 người Ai Cập đã phải bỏ mạng trong chiến dịch này. 
Năm 1999, một tòa án binh Ai Cập tuyên án tử hình vắng mặt đối với Zawahri. Ông cũng bị kết tội liên quan tới các vụ đánh bom nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998. 
Zawahri thường xuyên xuất hiện trong các thông điệp video và audio, chỉ trích cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, ca ngợi Taliban và những kẻ đánh bom liều chết tấn công London năm 2005, kêu gọi người Hồi giáo giúp đỡ nạn nhân động đất ở Pakistan. 
10 năm lẩn trốn và kết cục của Trùm khủng bố

Osama bin Laden là một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế alQaeda. Giới chức Mỹ cáo buộc ông ta đứng đằng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001, khiến 3.000 người thiệt mạng. Từ đó tới nay, bin Laden đứng đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ truy lùng trên toàn thế giới.

Giới chức Mỹ cáo buộc bin Laden đứng đằng sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, khiến 3.000 người thiệt mạng.

Trùm khủng bố bin Laden có tên đầy đủ là Osama bin Muhammad bin Awad bin Laden, là con thứ 17 trong một gia đình giàu có và quyền lực gồm hơn 50 người con của tỉ phú Mohammed bin Laden, ông trùm xây dựng có quan hệ gần gũi với gia đình Hoàng gia Ả Rập Xê út; đồng thời là kẻ sáng lập và là lãnh đạo mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, sinh ra tại Riyadh, Ả Rập Xê út năm 1957.
Osama kết hôn người vợ đầu tiên năm 17 tuổi, hiện có ít nhất 5 vợ và khoảng 20 người con. Khi còn trẻ tuổi, bin Laden tham gia cố vấn cho Abdullah Azzam tại Afghanistan, đồng thời tham gia vào cuộc nổi dậy của các chiến binh Hồi giáo Mujahideen nhằm chống lại quân đội Liên Xô.

Vào cuối năm 1980, Osama trở lại Ả Rập Xê út và thành lập một nhóm bí mật tiêng có tên gọi al-Qaeda. Khi Iraq xâm chiếm Kuwait năm 1990, Ả Rập Xê út ngả theo phía Mỹ, Osama nhanh chóng thay đổi quan điểm từ căm thù Moscow sang căm ghét Washington vì sự hiện diện của 300.000 quân Mỹ tại nước này trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất chống chế độ Saddam Hussein của Iraq năm 1991. Osama coi đây là sự báng bổ sự linh thiêng của người Hồi giáo.

Bị chính quyền Ả Rập Xê út trục xuất và phong tỏa tài chính, Osama lãnh đạo nhóm lưu vong ở Sudan năm 1992 cùng với lực lượng Hồi giáo trung thành Mujahideen của mình. Trùm khủng bố sau đó liên kết với nhóm Hồi giáo cực đoan Jihad ở Ai Cập do Ayman al-Zawahiri cầm đầu và tham gia vào nỗ lực ám sát Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, nhưng bất thành..

Bin Laden sau đó trở lại Afghanistan, và được chế độ Taliban của Mullah Mohammed Omar bảo vệ. Tại đây Trùm khủng bố thành lập các trại huấn luyện cho cuộc thánh chiến toàn cầu của al-Qaeda.

Vào 7/8/1998, hai vụ đánh bom đẫm máu tại Đại sứ quán Mỹ tại Dares Salaam, Tanzania và Nairobi, Kenya làm 200 người thiệt mạng. Ngay lập tức Bin Laden bị nghi ngờ là thủ phạm và trở thành kẻ thù phải tiêu diệt của Mỹ. Quân đội Mỹ sau đó đã bắn gần 100 quả tên lửa vào các trại huấn luyện khủng bố ở Afghanistan nhưng Bin Laden thoát nạn.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống lại chế độ Taliban ở Afghanistan và treo thưởng 25 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ được trùm khủng bố bin Laden.

Ngôi nhà ở Abbottabad, phía bắc Thủ đô Islamabad của Pakistan, nơi Osama bin Laden bị bắn chết.

Đêm 1/5 (tức trưa ngày 2/5 theo giờ Việt Nam), Trong một thông báo đầy bất ngờ, Tổng thống Mỹ khẳng định: “Osama bin Laden đã chết. Công lý đã được thực hiện”. Tuy nhiên, ông Barack Obama nhấn mạnh; “Cái chết của bin Laden không đánh dấu sự kết thúc cho nỗ lực chống khủng bố của chúng ta. Chắc chắn rằng al-Qaida sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ tấn công chống lại chúng ta. Chúng ta cần phải cảnh giác cao độ”.

Như vậy, Osama bin Laden đã bị tiêu diệt ở Pakistan, khép lại cuộc đời của một trong những trùm khủng bố khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới. 
Theo Đất Việt

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT