(VietNam7) Ngư chính 306 - tàu quản lý ngư trường lớn của Trung Quốc lần đầu tiên đã lên đường trong quyết định triển khai lâu dài tới vùng nước quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Theo Tân hoa xã, hôm qua (2/9) con tàu này đã rời một cảng ở phía nam Trung Quốc. Hãng tin này nhấn mạnh, con tàu có trọng lượng nước rẽ tối đa 400 tấn sẽ cùng với hai tàu quản lý ngư trường khác nhỏ hơn tuần tra vùng nước xung quanh quần đảo và bảo vệ chủ quyền hàng hải, quyền đánh bắt các cũng như các lợi ích của Trung Quốc.
Ngư chính 306 dài 56 mét, rộng 7,8 mét và cao 3,85 mét, có tốc độ tối đa 18 hải lý/giờ. Hồi đầu tháng 6, một tàu cá Trung Quốc có sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính đã phá cáp tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê để tiến hành hoạt động thăm dò địa chấn ở Biển Đông khi tàu Viking hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.
Trước đó không lâu, sáng 26/5, tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam.
Lực lượng hải giám và ngư chính là 2 trong 5 tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc thường thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám, ngư chính…) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng đặc quyền kinh tế hoặc các vùng biển tranh chấp.
Hiện Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật gọi là Senkaku) với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Nước này cũng ngày một quả quyết hơn trong tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) tại Biển Đông.
Tàu Ngư chính 306 đã rời cảng ở Quảng Châu, Trung Quốc ra Hoàng Sa. Ảnh: THX |
Trước đó không lâu, sáng 26/5, tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam.
Lực lượng hải giám và ngư chính là 2 trong 5 tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc thường thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám, ngư chính…) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng đặc quyền kinh tế hoặc các vùng biển tranh chấp.
Hiện Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật gọi là Senkaku) với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Nước này cũng ngày một quả quyết hơn trong tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) tại Biển Đông.
Theo VietNamNet
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT