Ăn thiếu, ở tạm
Tiền ăn của công nhân chiếm 55 - 62% thu nhập, thống kê này của Bộ KH-ĐT không phải thể hiện công nhân ăn quá ngon, quá khỏe, mà do thu nhập quá thấp. Phó trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phương Lan cho biết, thu nhập trung bình của CN trong các KCN tỉnh này khoảng 2,4 - 2,8 triệu đồng một tháng. Ngoài bữa ăn giữa ca do doanh nghiệp tổ chức, công nhân thường ăn đơn giản với thực phẩm rẻ tiền, không đảm bảo vệ sinh để tiết kiệm.
Giải pháp đảm bảo đời sống công nhân trong KCN không khác gì là giải quyết hài hòa tiền lương, đảm bảo người lao động có tích lũy. Ảnh: Như Ý. |
Còn phó vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT (Bộ KH-ĐT) Lê Tuyển Cử chỉ rõ, thu nhập thực tế của đa số công nhân chưa đủ chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản. Gần đây giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao, đời sống công nhân càng giảm sút, do doanh nghiệp luôn lấy mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (chỉ bằng 60 - 70% nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động) làm gốc tham chiếu trả lương công nhân. Một số doanh nghiệp xây dựng bảng lương cho công nhân đến 30 - 35 bậc, nhằm mỗi lần phải tăng lương chỉ mất thêm 10.000 - 20.000 đồng một bậc.
Theo số liệu của Vụ Quản lý các KKT, toàn quốc mới khởi công 24 dự án xây nhà ở cho công nhân trong KCN. Nhưng theo ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, QĐ66/2009 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN thuê đang gặp nhiều vướng mắc. Từ năm 2010, Quốc hội không cho phép chủ đầu tư dự án loại này được ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, nên rất khó kêu gọi đầu tư. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng mới chỉ cho một dự án tại KCN tỉnh Long An vay ưu đãi, với lý do ít vốn…
Điều chỉnh tiền lương
Giải pháp đảm bảo đời sống công nhân trong KCN không gì khác là giải quyết hài hòa tiền lương, đảm bảo người lao động có tích lũy. Đại diện Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, đề nghị xem xét bãi bỏ quy định mức tiền lương tối thiểu theo từng loại hình doanh nghiệp. Ông Đặng Quang Điều mong muốn Bộ LĐ-TB-XH sửa quy định “chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%” thành “không thấp hơn 15%”, nhằm tránh giới chủ lợi dụng bắt chẹt công nhân.
Ngoài ra, Nhà nước phải trích ngân sách thành lập quỹ cho chủ đầu tư và cả các hộ gia đình xây dựng nhà ở cho công nhân thuê vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế cho hai nhóm đối tượng trên, ban hành tiêu chuẩn chất lượng nhà ở cho công nhân thuê là vấn đề Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản kiến nghị. Các địa phương khi quy hoạch KCN – KKT buộc phải bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân, nghiêm khắc với doanh nghiệp vi phạm quy định liên quan đến người lao động. Ngày 9/5, tại hội thảo bàn các giải pháp liên quan đến vấn đề này, Vụ Quản lý các KKT cho biết, sẽ tổng hợp các kiến nghị, trình cấp có thẩm quyền nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho công nhân.
Công nhân “mù” văn hóa Vụ Quản lý các KCN thừa nhận, Nhà nước chưa hề có chính sách đầu tư cụ thể nào cho hoạt động văn hóa - thể thao tại các KCN, khiến hiện tượng người lao động “mù” văn hóa ngày càng tăng. |
Theo Đất Việt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT