Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng, khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, cho biết, khi vào viện bé ở trong tình trạng bị sốc chấn thương do chó cắn, ngừng thở, trên da có nhiều nốt cắn, vết xước vùng lưng, đùi, cánh tay.
Lưng của bé Trương bị chó nhà cào nhiều vết. Ảnh do bác sĩ Dũng cung cấp. |
Trong lúc người mẹ ra ngoài mua sữa, bé trai 2 tháng tuổi đang ngủ trên tầng hai thì bị con chó nhà to lớn xổ chuồng chạy lên cắn xé. Khi người mẹ về, bé đã tím tái, trên người có nhiều vết thương rỉ máu.
Ngay sau đó, bé Trương (Hà Đông, Hà Nội) đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng, khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, người trực tiếp cấp cứu cho bé Trương, cho biết, khi vào viện bé ở trong tình trạng bị sốc chấn thương do chó cắn, ngừng thở, trên da có nhiều nốt cắn, vết xước vùng lưng, đùi, cánh tay. Em cũng bị mất nước, mất máu nhiều, huyết áp hạ, sức khỏe trong tình trạng nguy hiểm.
Các bác sĩ đã ngay lập tức chống sốc cho cháu bằng truyền máu, dịch, albumin, đồng thời rửa, khâu vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, phòng uốn ván…
Hiện tại, sau một tuần điều trị, bé Trương đã không phải thở máy nữa, không sốt, bú tốt, ăn tốt và có thể ra viện trong thời gian ngắn.
Bác sĩ Dũng cho hay, trường hợp bệnh nhi bị chó nhà cắn khá hiếm, tuy nhiên, cũng từng xảy ra. Có những con chó tây to lớn cắn đến mức toác đầu, đứt cánh tay, nguy hiểm đến tính mạng trẻ...
Bác sĩ cảnh báo, thông thường, ở thành phố, những con chó bị nhốt lâu trong chuồng thường cuồng chân, nên khi bị sổng ra dễ chạy nhảy khắp nơi và cắn lung tung, nguy hiểm nhất là những con đã quen được cho ăn thịt sống.
Bởi vậy, các gia đình có vật nuôi trong nhà cần hết sức cẩn trọng, súc vật phải được tiêm chủng đầy đủ, có rọ mõm an toàn và luôn trong tầm kiểm soát của chủ. Trẻ nhỏ cần luôn được người lớn trông nom, chăm sóc cẩn thận, không được để các bé ở một mình, dù bất cứ khi nào, ở đâu, kể cả trong thời gian ngắn.
Theo Vnexpress
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT