Có những người sẵn sàng chi cả chục triệu đồng để mua một chiếc túi, nhưng cũng có nhiều người khi mua một bìa đậu cũng phải cân nhắc.
Hệ lụy của lạm phát và giá cả tăng cao đã gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống xã hội, nhất là đối với người nghèo. Ông Phú cho rằng, con số thực tế về lạm phát và giá cả mà Tổng cục Thống kê nếu ra chưa phản ánh đầy đủ thực tế của lạm phát trong những năm gần đây.
“Tôi có hỏi nhiều bà nội trợ thì được trả lời là trước đây trung bình mỗi ngày mua 3 lạng thịt lợn nay chỉ dám mua một nửa”, ông Phú nói.
Con số được công bố mới chỉ ra được 50-60% thực tế, đại bộ phận người dân nghèo thu nhập thấp chiếm 70-80% dân số xã hội, mặc dù thu nhập danh nghĩa có tăng lên nhưng thu nhập thực tế lại bị giảm sút, đời sống ngày càng khó khăn.
Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong – Viện kinh tế - xã hội Hà Nội cũng cho rằng, con số CPI mấy tháng vừa qua “quá đẹp”. CPI tháng 4 tăng 3,32%, tháng 5 là 2,21% và tháng 6 là 1,09%, như vậy là trung bình mỗi tháng giảm 1%. Con số “quá đẹp” này cũng là lý do để nhiều người có cơ sở nghi ngờ.
Chính sách bình ổn giá được đưa ra nhằm hỗ trợ người nghèo, tuy ý tưởng thì tốt nhưng thực tế hàng bình ổn giá lại phục vụ không đúng đối tượng cần hỗ trợ. Do việc tham gia bình ổn giá không thông qua đấu thầu, mạng lưới ít, tư thương lợi dụng chênh lệch giá của hàng bình ổn để kiếm lời, rồi ngay tại nội bộ đơn vị thương mại tham gia bình ổn giá cũng khó quản lý tiêu cực.
“Cần kiên quyết xóa bỏ chính sách 2 giá manh nha từ những điểm bán hàng bình ổn giá hiện nay” ông Phú nhấn mạnh.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT