Chiều hối hả tụ tập. Đêm mất dạng sau những tiếng rồ ga, vật vã trong những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng với rượu, gái, thuốc lắc… và lũ lượt kéo nhau về các nhà nghỉ, phòng trọ khi trời đã rạng sáng.
Cuộc chơi thác loạn của đám dân chơi tỉnh lẻ ở đất Hà Thành chỉ bắt đầu từ chiều hôm trước và kết thúc “có hậu” vào rạng sáng ngày hôm sau. Khi chơi đến độ “thân tàn ma dại”, hầu như tất cả những dân chơi thời thượng ấy lại dạt về các tỉnh lẻ và đều nhận những hậu quả như nhau, đó là trắng tay, bệnh tật hay bi kịch hơn là bước vào vòng lao lý.
Họ là ai?
Trong đám dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, hầu như phần lớn là những “cô chiêu, cậu ấm” chịu chơi, gia đình giàu có. Họ đến từ khắp các tỉnh thành lân cận như Ninh Bình Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… Sau một thời gian bị “giam chân” ở quê, các cô, cậu muốn “tháo cũi sổ lồng” và khi đã “đủ lông, đủ cánh” như chim sổ lồng “ôm” tiền lên đất Hà Thành, lao vào tiếp cận, khám phá những cái mới, cái lạ, lao vào những cuộc chơi như những con thiêu thân cho thỏa “chí tang bồng”.
Đất Hà Thành phồn hoa đô hội với biết bao thú chơi mới bày ra, cuốn hút các cô cậu như có ma lực đến lạ kì… Những quán nhậu thâu đêm trên đường Hồ Tùng Mậu, Tô Hiệu, quán bar, vũ trường ở Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Trần Duy Hưng… thường là tụ điểm ăn chơi khá ưa chuộng của giới dân chơi tỉnh lẻ vì so với ở quê thì nó sôi động và cuồng nhiệt hơn nhiều. Đó còn là nơi để các thiếu gia tỉnh lẻ “vung tiền” khẳng định đẳng cấp của mình, chứng tỏ mình là dân chơi chính hiệu.
Chẳng cần quen biết gì trước, các dân chơi tỉnh lẻ lập hội, lập nhóm ăn chơi rất nhanh chỉ cần có tiền và nhiệt huyết là đủ! Nhóm chơi càng đông, càng nhiều thiếu gia thì càng có tiếng tăm và được các dân chơi khác nể phục.
Cách chơi, cách thể hiện và cách “vung” tiền của các dân chơi tỉnh lẻ chẳng kém cạnh so với đám dân chơi Hà Thành là mấy! Đã lên Hà Nội chơi ít nhất muốn vào hội, vào nhóm các dân chơi phố huyện phải có tay ga, tầm tầm hạng trung là @, Dyland hay SH và phải biết sài đồ hiệu… Còn đẳng cấp của thiếu gia dứt khoát phải có Camry hay Lexus… để phân biệt đẳng cấp với đám dân chơi còn lại. Các thiếu gia thỏa sức vung tiền, đập phá vì ở quê có cả một gia tài đồ sộ của “lão gia”.
Các “lão gia” thường thường là giám đốc công ti này, công ti nọ hay chủ kinh doanh bất động sản, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội. Hình ảnh một cậu quí tử tóc bờm xờm vàng oạch; cổ, chân, tay loang loáng những lắc vàng, lắc bạc; cánh tay chạm trổ đầy những hình xăm quái đản… giữa một đội dân chơi quần áo, đầu tóc đủ kiểu bước vào những quán nhậu, vũ trường… vui thâu đêm cho đến lúc tàn canh ở những tụ điểm ăn chơi của Hà Nội không còn là xa lạ…
Dù đẳng cấp của giới dân chơi tỉnh lẻ đến đâu đi nữa nhưng trong con mắt của đám dân chơi Hà Thành chỉ coi là “những kẻ quê mùa biết khoe của”. Vốn đã chẳng hợp gì nhau, hai nhóm dân chơi này không ít lần “chạm trán” và đã có “đổ máu” để “cho nhau một bài học”.
Thiếu gia đi học
Trong giới dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, còn có nhiều những “cô chiêu, cậu ấm” đang là sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Lô đề, gái gọi… có ma lực đến lạ kì kéo họ ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận.
H- cậu sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, quê ở Thái Nguyên, đã nhiều lần khẳng định cái đẳng cấp của một dân chơi thứ thiệt. Ở quê, gia đình thuộc diện khá giả, bố mẹ là những người có địa vị cao trong xã hội. Vốn có “tiếng tăm”, “số má” ở quê, lại chịu chơi nên H chẳng chịu thua kém ai. Để chứng tỏ là một dân chơi, H sài toàn đồ hiệu, nằng nặc đòi bố mua SH thay con Novo mua chưa được hai tháng. Bố H chiều lòng cậu công tử, sợ nó không vừa ý tháo ngang về lại xấu mặt gia đình.
Có SH, có đồ hiệu, có túi tiền không lúc nào cạn, H kết bạn với nhóm dân chơi trong trường để tụ tập, đập phá. Cuối tuần nào cũng vậy, H cùng nhóm bạn thường lui tới các tiệm ăn theo phong cách Nhật- Hàn- những nơi hợp với người nước ngoài hơn là các sinh viên Việt; rồi lại đến các phòng trà, quán karaoke vui chơi. Ở Hà Thành có quán ăn sang trọng nào mới mở, hội của H đêu tìm đến để “khai vị”, khám phá của ngon vật lạ.
Có lần, H muốn gây choáng, mời cả hội bạn vào một nhà hàng hải sản trên đường Nguyễn Khánh Toàn- Cầu Giấy, thưởng thức đủ loại “hải vị” ở đây cùng với những chai rượu mạnh đắt tiền chỉ để “khao” mình có người yêu mới. Hôm ấy, H “vung” đâu hết hơn chục triệu.
Ngoài những thú vui chơi “tao nhã” ấy, H còn nghiện món lô đề, coi đó như một trò giải khuây mỗi ngày. Cái máu đỏ đen ấy có sẵn trong người, H mải mê dấn thân vào cuộc chơi ném tiền và tương lai qua cửa sổ. Số tiền gia đình chu cấp cho cậu công tử đi học 15 đến 20 triệu mỗi tháng vẫn không đủ, H cắm SH và vay nặng lãi để có tiền ăn chơi và ném vào lô đề.
Lãi mẹ đẻ lãi con, đến lúc khoản nợ lên đến gần 2 tỉ đồng, chủ nợ mới siết cổ cậu công tử và báo tin về cho “lão gia” nếu không hoàn trả thì cậu công tử “phố huyện” sẽ bị dân “xã hội đen” thanh toán. Hay tin, bố mẹ H ngã ngửa nhưng vẫn vội vàng khuôn tiền lên phố thị “chuộc” con.
Họ là ai?
Trong đám dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, hầu như phần lớn là những “cô chiêu, cậu ấm” chịu chơi, gia đình giàu có. Họ đến từ khắp các tỉnh thành lân cận như Ninh Bình Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… Sau một thời gian bị “giam chân” ở quê, các cô, cậu muốn “tháo cũi sổ lồng” và khi đã “đủ lông, đủ cánh” như chim sổ lồng “ôm” tiền lên đất Hà Thành, lao vào tiếp cận, khám phá những cái mới, cái lạ, lao vào những cuộc chơi như những con thiêu thân cho thỏa “chí tang bồng”.
Đất Hà Thành phồn hoa đô hội với biết bao thú chơi mới bày ra, cuốn hút các cô cậu như có ma lực đến lạ kì… Những quán nhậu thâu đêm trên đường Hồ Tùng Mậu, Tô Hiệu, quán bar, vũ trường ở Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Trần Duy Hưng… thường là tụ điểm ăn chơi khá ưa chuộng của giới dân chơi tỉnh lẻ vì so với ở quê thì nó sôi động và cuồng nhiệt hơn nhiều. Đó còn là nơi để các thiếu gia tỉnh lẻ “vung tiền” khẳng định đẳng cấp của mình, chứng tỏ mình là dân chơi chính hiệu.
Lô đề, gái gọi… có ma lực đến lạ kì kéo sinh viên ra khỏi ghế nhà trường,
vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận
vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận
Chẳng cần quen biết gì trước, các dân chơi tỉnh lẻ lập hội, lập nhóm ăn chơi rất nhanh chỉ cần có tiền và nhiệt huyết là đủ! Nhóm chơi càng đông, càng nhiều thiếu gia thì càng có tiếng tăm và được các dân chơi khác nể phục.
Cách chơi, cách thể hiện và cách “vung” tiền của các dân chơi tỉnh lẻ chẳng kém cạnh so với đám dân chơi Hà Thành là mấy! Đã lên Hà Nội chơi ít nhất muốn vào hội, vào nhóm các dân chơi phố huyện phải có tay ga, tầm tầm hạng trung là @, Dyland hay SH và phải biết sài đồ hiệu… Còn đẳng cấp của thiếu gia dứt khoát phải có Camry hay Lexus… để phân biệt đẳng cấp với đám dân chơi còn lại. Các thiếu gia thỏa sức vung tiền, đập phá vì ở quê có cả một gia tài đồ sộ của “lão gia”.
Các “lão gia” thường thường là giám đốc công ti này, công ti nọ hay chủ kinh doanh bất động sản, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội. Hình ảnh một cậu quí tử tóc bờm xờm vàng oạch; cổ, chân, tay loang loáng những lắc vàng, lắc bạc; cánh tay chạm trổ đầy những hình xăm quái đản… giữa một đội dân chơi quần áo, đầu tóc đủ kiểu bước vào những quán nhậu, vũ trường… vui thâu đêm cho đến lúc tàn canh ở những tụ điểm ăn chơi của Hà Nội không còn là xa lạ…
Dù đẳng cấp của giới dân chơi tỉnh lẻ đến đâu đi nữa nhưng trong con mắt của đám dân chơi Hà Thành chỉ coi là “những kẻ quê mùa biết khoe của”. Vốn đã chẳng hợp gì nhau, hai nhóm dân chơi này không ít lần “chạm trán” và đã có “đổ máu” để “cho nhau một bài học”.
Thiếu gia đi học
Trong giới dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, còn có nhiều những “cô chiêu, cậu ấm” đang là sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Lô đề, gái gọi… có ma lực đến lạ kì kéo họ ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận.
H- cậu sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, quê ở Thái Nguyên, đã nhiều lần khẳng định cái đẳng cấp của một dân chơi thứ thiệt. Ở quê, gia đình thuộc diện khá giả, bố mẹ là những người có địa vị cao trong xã hội. Vốn có “tiếng tăm”, “số má” ở quê, lại chịu chơi nên H chẳng chịu thua kém ai. Để chứng tỏ là một dân chơi, H sài toàn đồ hiệu, nằng nặc đòi bố mua SH thay con Novo mua chưa được hai tháng. Bố H chiều lòng cậu công tử, sợ nó không vừa ý tháo ngang về lại xấu mặt gia đình.
Có SH, có đồ hiệu, có túi tiền không lúc nào cạn, H kết bạn với nhóm dân chơi trong trường để tụ tập, đập phá. Cuối tuần nào cũng vậy, H cùng nhóm bạn thường lui tới các tiệm ăn theo phong cách Nhật- Hàn- những nơi hợp với người nước ngoài hơn là các sinh viên Việt; rồi lại đến các phòng trà, quán karaoke vui chơi. Ở Hà Thành có quán ăn sang trọng nào mới mở, hội của H đêu tìm đến để “khai vị”, khám phá của ngon vật lạ.
Có lần, H muốn gây choáng, mời cả hội bạn vào một nhà hàng hải sản trên đường Nguyễn Khánh Toàn- Cầu Giấy, thưởng thức đủ loại “hải vị” ở đây cùng với những chai rượu mạnh đắt tiền chỉ để “khao” mình có người yêu mới. Hôm ấy, H “vung” đâu hết hơn chục triệu.
Ngoài những thú vui chơi “tao nhã” ấy, H còn nghiện món lô đề, coi đó như một trò giải khuây mỗi ngày. Cái máu đỏ đen ấy có sẵn trong người, H mải mê dấn thân vào cuộc chơi ném tiền và tương lai qua cửa sổ. Số tiền gia đình chu cấp cho cậu công tử đi học 15 đến 20 triệu mỗi tháng vẫn không đủ, H cắm SH và vay nặng lãi để có tiền ăn chơi và ném vào lô đề.
Lãi mẹ đẻ lãi con, đến lúc khoản nợ lên đến gần 2 tỉ đồng, chủ nợ mới siết cổ cậu công tử và báo tin về cho “lão gia” nếu không hoàn trả thì cậu công tử “phố huyện” sẽ bị dân “xã hội đen” thanh toán. Hay tin, bố mẹ H ngã ngửa nhưng vẫn vội vàng khuôn tiền lên phố thị “chuộc” con.
Theo VNN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT