Anwar al-Awlaki, đồng thời là một học giả Hồi giáo ở Yemen được truyền thông phương Tây giới thiệu là một trùm khủng bố toàn cầu.
Kỳ 1: "Trùm khủng bố" sinh ra trong lòng nước Mỹ
CIA đã phải dùng đến cụm từ “kẻ thù nguy hiểm nhất với nước Mỹ hiện nay” khi nhắc đến Anwar al-Awlaki.

Người cha danh giá

Anwar al-Awlaki là người Mỹ gốc Yemen, sinh ngày 22/04/1971 tại Las Cruces, New Mexico, trong một gia đình tri thức.

Cha Anwar al-Awlaki, Nasser al-Awlaki, là một nghiên cứu sinh Yemen đến Mỹ do đạt được học bổng Fulbright. Năm 1971, ông Nasser bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại ĐH New Mexico.

Bốn năm sau, ông được cấp bằng Tiến sỹ của ĐH Nebraska và tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở ĐH Minnesota cho tới năm 1977.

Đến năm 1978, ông đưa cả gia đình trở về quê hương Yemen. Năm ấy, Anwar al-Awlaki đã được 7 tuổi.

Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện vào tháng 02/2010. Ảnh: CNN.
Sau khi trở về quê hương, ông Nasser tham gia giảng dạy ở ĐH Sana'a. Đây là một trong những ngôi trường lớn nhất Yemen, được thành lập vào năm 1970 ở thủ đô Sana'a.

Hiện tại, ĐH Sana’a có tới 14.000 sinh viên, có nhiều phần tử cực đoan theo học ở đây như John Walker Lindh, có biệt danh “American Taliban”.

Ở quê nhà, ông Nasser thăng tiến rất nhanh và trở thành hiệu trưởng của ĐH Sana’a vào năm 2001. Ông còn nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong 2 năm, và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Yemen trong 4 năm.

"Trùm khủng bố" sinh trưởng ở Mỹ

Sinh ra ở Mỹ, sống ở đó tới năm 7 tuổi và có giọng Mỹ rất đặc trưng nhưng điều làm al-Awlaki tự hào lại là dòng máu Yemen chảy trong huyết quản. Trở về quê hương vào năm 1978, thời niên thiếu của al-Awlaki gắn liền với những bài giảng của kinh Koran và giáo lý đạo Hồi.

Có xuất thân danh giá nên al-Awlaki không phải quan tâm tới việc mưu toan cho cuộc sống như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa. Anwar al-Awlaki theo học trường Azal Modern và hưởng thụ những chế độ đãi ngộ giáo dục tốt nhất.

Trong thời gian này, al-Awlaki dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Hồi. Năm 1991, al-Awlaki ta trở lại Mỹ để theo học chương trình kỹ sư xây dựng tại ĐH Colorado, bằng học bổng của Chính phủ Yemen và sử dụng visa dành cho sinh viên nước ngoài (dù có quốc tịch kép: Yemen và Mỹ).

Nếu sử dụng quốc tịch Mỹ khi đăng ký các chương trình giáo dục tại đây thì al-Awlaki sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn nhưng al-Awlaki ta kiên quyết không sử dụng ưu thế này.

Các nhà phân tích suy diện hành động này cho thấy al-Awlaki ý thức rất rõ về gốc gác Yemen, đạo Hồi của mình và có ý Mỹ.

Sinh ra ở nước Mỹ nhưng Anwar al-Awlaki luôn tự hào về gốc gác Yemen của mình. Ảnh: Telegraph.
Ban đầu, al-Awlaki miễn cưỡng theo học ở nước Mỹ chỉ để làm vừa ý cha mình, nhưng chính chuyến trở lại nước Mỹ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của al-Awlaki sau này.

Trong thời gian học đại học, bằng tài hùng biện và sức thu hút mạnh mẽ, al-Awlaki nhanh chóng dành được sự tín nhiệm từ nhiều sinh viên đến từ thế giới Hồi giáo học tại Mỹ. Thậm chí, al-Awlaki được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) ở Mỹ.

Anwar al-Awlaki và những lãnh đạo của MSA luôn tránh đụng chạm đến các vấn đề chính trị, thay vào đó họ quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của thế giới Hồi giáo trong mắt người Mỹ.

Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch MSA, al-Awlaki đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần cực đoan và những tư tưởng cực đoan dần định hình trong suy nghĩ của ông ta.

Mùa hè năm 1993, al-Awlaki đã tới Afghanistan  và tham gia một khóa đào tạo với các thành viên lực lượng “thánh chiến” Mujahedin, những người từng chiến đấu với quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1979-1988.

Chính thời gian này, ngay trong lòng nước Mỹ,  một con người đang cố gắng kết nối thế giới Hồi giáo với phương Tây lại được "vun đắp" tư tưởng cực đoan, được "nhào nặn" trở thành "trùm khủng bố", người "kế tục" Binladen, theo cách gọi của phương Tây. Chính Anwar al-Awlaki luôn tự hào mỗi khi nhắc khoảng thời gian này trong cuộc đời mình.

(Còn tiếp)
Theo Đất Việt

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT