Osama bin Laden đã bị tiêu diệt, nhưng những vụ khủng bố do ông ta tiến hành trong quá khứ vẫn còn để lại nhiều vết thương trong lòng nhân loại.
Osama bin Laden chính thức bước vào hoạt động đấu tranh vũ trang và khủng bố kể từ khi cùng các chiến hữu Mujahideen chiến đấu chống lại Liên Xô trong 10 năm (1979-1988).
Bin Laden đã cùng với thủ lĩnh lưc lượng Hồi giáo ái hữu Palestine, Abdullah Azzam, thành lập các căn cứ huấn luyện quân sự ở Afghanistan và mạng lưới liên lạc trên toàn thế giới để phục vụ cho cuộc chiến.
Khi đó, nhờ sự hỗ trợ từ CIA Mỹ, Pakistan và Saudi Arabia, lực lượng chiến binh Hồi giáo đã buộc Liên Xô phải chấp nhận thất bại, rút quân về nước.
Năm 1988, bin Laden thành lập lực lượng al-Qaeda nhằm mục đích củng cố mạng lưới quốc tế manh nha hình thành trong cuộc chiến Afghanistan.
Về mặt danh nghĩa, al-Qaeda ra đời vì sự tiến bộ của cách mạng Hồi giáo trên toàn thế giới và quyết tâm đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ và đồng minh thân cận vào khu vực Trung Đông. Nhưng về bản chất, bin Laden sử dụng tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình (gia sản thừa kế khoảng 300 triệu USD) để đầu tư cho al-Qaeda là có mục đích sâu xa hơn: đào tạo một lực lượng khủng bố tinh nhuệ cho cuộc chiến chống lại phương Tây.
Năm 1991, bin Laden chuyển tới Sudan và bắt đầu kết nối với các tổ chức khủng bố khác ở Sudan và Iran.
Trong thời gian ở Sudan, bin Laden bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công khủng bố mà chủ yếu nhắm vào Mỹ và Israel.
Dưới đây là những vụ khủng bố đáng chú ý nhất mà Osama bin Laden ít nhiều có liên quan, tới trước khi ông ta bị tiêu diệt:
Bin Laden đã cùng với thủ lĩnh lưc lượng Hồi giáo ái hữu Palestine, Abdullah Azzam, thành lập các căn cứ huấn luyện quân sự ở Afghanistan và mạng lưới liên lạc trên toàn thế giới để phục vụ cho cuộc chiến.
Khi đó, nhờ sự hỗ trợ từ CIA Mỹ, Pakistan và Saudi Arabia, lực lượng chiến binh Hồi giáo đã buộc Liên Xô phải chấp nhận thất bại, rút quân về nước.
Năm 1988, bin Laden thành lập lực lượng al-Qaeda nhằm mục đích củng cố mạng lưới quốc tế manh nha hình thành trong cuộc chiến Afghanistan.
Về mặt danh nghĩa, al-Qaeda ra đời vì sự tiến bộ của cách mạng Hồi giáo trên toàn thế giới và quyết tâm đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ và đồng minh thân cận vào khu vực Trung Đông. Nhưng về bản chất, bin Laden sử dụng tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình (gia sản thừa kế khoảng 300 triệu USD) để đầu tư cho al-Qaeda là có mục đích sâu xa hơn: đào tạo một lực lượng khủng bố tinh nhuệ cho cuộc chiến chống lại phương Tây.
Năm 1991, bin Laden chuyển tới Sudan và bắt đầu kết nối với các tổ chức khủng bố khác ở Sudan và Iran.
Trong thời gian ở Sudan, bin Laden bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công khủng bố mà chủ yếu nhắm vào Mỹ và Israel.
Dưới đây là những vụ khủng bố đáng chú ý nhất mà Osama bin Laden ít nhiều có liên quan, tới trước khi ông ta bị tiêu diệt:
Năm 1988, Osama bin Laden thành lập lực lượng al-Qaeda nhằm đào tạo nên một lực lượng khủng bố tinh nhuệ cho cuộc chiến chống lại phương Tây. Ảnh: AP. |
Tháng 12/1992: Tiến hành đánh bom ở Aden, Yemen làm 2 người chết và gần 100 binh sỹ Mỹ bị thương. Cho tới nay, những kẻ trực tiếp tham gia vào vụ đánh bom này vẫn chưa bị bắt.
Tháng 2/1993: Chỉ đạo các chiến binh Hồi giáo đánh bom Trung tâm Thương mại thế giới ở New York khiến 2 người chết, hàng trăm người bị thương.
Tháng 10/1993: Tổ chức một cuộc phục kích nhắm vào lực lượng vũ trang Mỹ ở Somalia khiến 18 binh sỹ thiệt mạng. Lầu Năm Góc buộc tội bin Laden đã trực tiếp huấn luyện những kẻ tham gia vụ tấn công.
Tháng 11/1995: Tiến hành đánh bom xe hơi tại thủ phủ Riyahd, Saudi Arabia khiến 5 người Mỹ bị thương.
Tháng 6/1996: Tiến hành đánh bom xe tải ở tháp Khobar tại Dhahran, Saudi Arbia giết chết 19 binh sỹ Mỹ và khiến hơn 500 người bị thương.
Trước đó một tháng, Osama bin Laden đã quay trở lại Afghanistan sau khi bị chính quyền Mỹ dùng áp lực buộc Sudan phải trục xuất.
Tháng 2/1993: Chỉ đạo các chiến binh Hồi giáo đánh bom Trung tâm Thương mại thế giới ở New York khiến 2 người chết, hàng trăm người bị thương.
Tháng 10/1993: Tổ chức một cuộc phục kích nhắm vào lực lượng vũ trang Mỹ ở Somalia khiến 18 binh sỹ thiệt mạng. Lầu Năm Góc buộc tội bin Laden đã trực tiếp huấn luyện những kẻ tham gia vụ tấn công.
Tháng 11/1995: Tiến hành đánh bom xe hơi tại thủ phủ Riyahd, Saudi Arabia khiến 5 người Mỹ bị thương.
Tháng 6/1996: Tiến hành đánh bom xe tải ở tháp Khobar tại Dhahran, Saudi Arbia giết chết 19 binh sỹ Mỹ và khiến hơn 500 người bị thương.
Trước đó một tháng, Osama bin Laden đã quay trở lại Afghanistan sau khi bị chính quyền Mỹ dùng áp lực buộc Sudan phải trục xuất.
Những vụ tấn công khủng bố được cho là có dính líu tới Osama bin Laden và tổ chức al-Qaeda trong giai đoạn 1992-2002. Ảnh: AP |
Tháng 10/2000: Tàu USS Cole của Hải quân Mỹ bị đánh bom ngày 12/10/2000 khi đang tiếp nhiên liệu cảng Aden, Yemen.
Hai tên khủng bố al-Badawi và al-Nashiri đã điều khiển một con thuyền nhỏ chở 225kg thiết bị nổ có sức công phá lớn đâm sầm vào con tàu khiến 17 thủy thủ thiệt mạng.
Năm 2004, al-Badawi và al-Nashiri đã bị bắt và tuyên án tử hình.
Ngày 11/9/2001: Một nhóm không tặc cùng lúc cướp 4 máy bay Boeing đang bay trong nội địa nước Mỹ và tiến hành các cuộc tấn công cảm tử. Mục tiêu của cuộc khủng bố là Trung tâm Thương mại thế giới (New York) và Lầu Năm Góc.
Vụ khủng bố này khiến gần 3.000 người thiệt mạng và là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất ngay đầu thế kỉ 21. Cuối năm 2004, bin Laden đã chính thức thừa nhận vai trò chủ mưu trong vụ khủng bố này.
Vụ khủng bố 11/9 chính là lời tuyên chiến chính thức của Osama bin Laden dành cho Mỹ và các đồng minh thân cận. Ảnh: AP. |
Tháng 4/2002, một giáo đường Do Thái ở Tusinia bị đánh bom khiến 17 người thiệt mạng. 6 tháng sau, tại một hộp đêm ở Bali, một vụ đánh bom đã xảy ra, giết chết gần 200 người.
Tháng 11/2002, al-Qaeda lại tổ chức một vụ khủng bố tại khách sạn dành cho người Israel tại Kenya khiến 16 người chết.
Ngoài ra, một máy bay của Israel cũng suýt bị tổ chức này bắn rơi vào cuối năm 2002.
Vào năm 2004, đích thân Osama bin Laden đã thừa nhận al-Qaeda là chủ mưu của những cuộc tấn công này.
Tháng 3/2004: Một loạt vụ đánh bom xe lửa/xe điện ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha trước thềm cuộc bầu cử nước này khiến gần 200 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương.
Chủ mưu của cuộc tấn công này được xác định là một nhánh của al-Qaeda, tuy nhiên nguyên nhân của vụ khủng bố vẫn chưa được làm rõ.
Tháng 7/2005: Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngày 7/7/2005 là ngày tang thương nhất trong lịch sử nước Anh khi có tới ít nhất 50 người chết và hơn 700 người bị thương từ vụ đánh bom khủng bố ở London.
Mạng lưới giao thông của Anh trở nên tan hoang sau vụ khủng bố năm 2005. Ảnh: The Sun. |
Hai tháng sau, tổ chức này lại thực hiện một vụ đánh bom khác trên các tuyến xe ở Baghdad, sát hại gần 130 người.
Ngoài ra còn rất nhiều những cuộc tấn công và âm mưu khủng bố chưa được thực hiện của Osama bin Laden và al-Qaeda như cuộc tấn công ở Yemen vào cuối năm 2009 hay kế hoạch đánh bom không thành các sân bay ở Anh và Dubai.
Dù ông trùm khủng bố số 1 thế giới đã bị tiêu diệt, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc tấn công sẽ không còn diễn ra bởi trong thế giới Hồi giáo vẫn còn nhiều người muống chống lại sự áp đặt của phương Tây.
Theo Đất Việt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT