So với phái đẹp, bao giờ các đấng mày râu cũng thừa nhận số lượng đối tác tình dục lớn hơn, bởi họ thích phóng đại “ thành quả” tình ái. Phụ nữ thì ngược lại, cố tình khai ít số bạn tình – bởi “trinh tiết” vẫn là mặt hàng đắt giá trong nhiều nền văn hóa.
Đàn ông và phụ nữ - ai nhiều bạn tình hơn?
Vẫn còn một cách khác giải thích hiện tượng trên do GS Devon Brewer, chuyên gia Nhân chủng học Mỹ (Đại học Washington) biện dẫn. Theo nhà khoa học này, lỗ hổng nằm ở thực tế: các cuộc thăm dò trên đều bỏ qua chi tiết ngành công nghiệp gái mại dâm. Chỉ một phụ nữ hành nghề mại dâm đã có thừa khả năng “sở hữu” vài trăm khách mỗi năm.
Nhà khoa học Mỹ cũng nhấn mạnh: gái mại dâm là nghề phổ biến tại hầu hết các quốc gia. Chỉ riêng thành phố Tokyo ở Nhật Bản đã có 150 ngàn gái mại dâm; tại Mỹ con số ước tính vài trăm ngàn…
Câu hỏi tiếp theo: tại sao nhu cầu dịch vụ tình dục lớn như vậy? Tất cả bị quy định bởi mâu thuẫn lợi ích cơ bản: con cái đầu tư vào sinh nở và chăm sóc con nhiều hơn hẳn con đực. Con cái cẩn trọng lựa chọn đối tác. Con đực – trái lại, có thiên hướng liên tục “bay nhảy từ bông hoa này sang bông hoa khác”. Và con đường để họ tiếp cận với đối tác tình dục ngắn nhất là thông qua dịch vụ (đặc biệt là đối với đàn ông không thuộc loại điển trai, thông minh hay giàu có trong mắt phái đẹp). Đổi lại, người đẹp có thể bảo vệ cuộc sống của mình hoặc người thân trong những tình huống cực đoan. Trong thời gian chiến tranh chằng hạn, sex đã trở thành một trong nhiều mặt hàng có thể trao đổi, thí dụ lấy thực phẩm hay sự an toàn.
Mại dâm cũng là phương thức cải thiện điều kiện sống. Như nhận xét của GS David Buss, chuyên gia tâm lý học xã hội nổi tiếng Mỹ (Đại học Texas), nhờ hành nghề mại dâm mà đông đảo phụ nữ, thí dụ ở Thái Lan hay Malaysia, có thể từ bỏ công việc chân lấm tay bùn vất vả. Bởi thu nhập từ nghệ thuật “bán thân” vừa có thể trang trải cho cuộc sống của bản thân (thậm chí cả gia đình) lại còn thừa để thuê người giúp việc. Người giúp việc để phụ nữ rảnh tay hành nghề mại dâm có thể là… đàn ông – hiện tượng này phổ biến không chỉ tại Thái Lan hay Malaysia, mà cả trong các cộng đồng bộ lạc Amhar và Bemba ở Châu Phi.
Đổi thịt lấy sex?
Nghề mại dâm có lịch sử dài như lịch sử nhân loại? Liệu nó có thực sự là nghề nhiều tuổi nhất thế giới? Và có thể còn già hơn, bởi dường như ngay cả động vật cấp thấp đã biết đến nghề này? Các nhà khoa học đã mổ xẻ vấn đề thông qua phân tích các hành vi trong đó sex trở thành mặt hàng nào đó ở thị trường sinh học dựa trên sự trao đổi, thí dụ để lấy thức ăn.
Giới nghiên cứu đã quan sát được hành vi này thậm chí cả trong loài... côn trùng, nơi mà đồ ăn khoái khẩu có thể cho phép con đực giao phối với con cái. Một chút lãng mạn, các nhà khoa học đặt tên cho quà tặng dạng này là quà cưới (nuptial gifts). Con côn trùng đực áp dụng chiến thuật này vì một số lý do - món quà lớn hơn khẳng định đối tác dâng hiến là nguyên liệu cho gien di truyền tốt hơn; bằng món quà có giá trị, con đực còn đầu tư vào thế hệ tương lai, bởi đẻ trứng đối với con cái là chi phí năng lượng đáng kể. Khi con cái bận thưởng thức quà tặng – đó là thời gian để con đực thụ tinh, sau đó nhanh chân chạy trốn, để tránh bị “người đẹp” xé xác. Tất nhiên tình huống này chỉ xảy ra với một số loài chuyên làm tình rồi ăn thịt đồng loại (như bọ ngựa và một số loài nhện).
Còn thủ tục “quà cưới” ở những sinh linh gần chúng ta nhất về mặt tiến hóa - loài linh trưởng - thì sao? Những quan sát cho thấy: nhóm con đực hứng thú nhất với trò đi săn khi ở gần khu vực có con cái vào kỳ động đực. Và con cái sẵn sàng giao phối với những con đực đã tặng chúng những món ăn ngon giành được từ các chuyến đi săn.
Rõ ràng tinh tinh thích thịt, nhưng loại thực phẩm này chiếm tỷ lệ không đáng kể trong thực đơn của chúng (hoa quả và rau xanh mới là chủ đạo). Vậy tại sao chúng dành nhiều năng lượng và mạo hiểm cả tính mạng để săn bắt những động vật có vú khác làm thức ăn? Liệu có phải vì lý do sự giầu có protein và các thành phần vi khoáng tiềm ẩn trong thịt? - Điều này chúng tôi vẫn chưa biết, song tinh tinh đã bỏ rất nhiều công sức để có thịt ăn - GS Richard Wrangham (Đại học Harvard), một trong những nhà nghiên cứu động vật linh trưởng thừa nhận.
Hay săn bắt không phải là phương thức tìm kiếm thức ăn mà chỉ là mẹo để chúng tán tỉnh con cái? Giả thiết “thịt đổi sex” đã nhận được khá nhiều dư luận đồng tình trong hơn mười năm qua và liên tục có chỗ đứng trong tư liệu khoa học. GS Love Joy suy diễn: “Dường như tinh tinh đực nòi Ardipithecus ramidus có thề mua sex bằng thịt hoặc hoa quả.”
Những lỗ hổng trong giả thiết “thịt đổi thịt”
Tuy nhiên cách đây không lâu tạp chí chuyên ngành “Journal of Human Evolutin” đã đăng bài viết như dội gáo nước lạnh vào những người hâm mộ giả thiết “thịt đổi sex”. Dựa trên cơ sở kết quả những nghiên cứu của mình và một số chuyên gia nghiên cứu động vật linh trưởng khác, các nhà khoa học thuộc ba trường Đại học có uy tín ở Mỹ, trong đó có GS Richard Wrangham (Đại học Harvard) đã bày tỏ không ít hoài nghi. Theo lập luận mới, cơ sở khẳng định “thịt đổi thịt” có không ít lỗ hổng.
Kiến thức về cuộc sống xã hội tinh tinh thu nhập được gần như đã bác bỏ giả thiết trên. Do hoàn cảnh sống tự nhiên, những con cái tinh tinh giao phối với rất nhiều cá thể. Bởi không biết chắc mình có phải là bố đích thực không nên quà tặng bằng thịt chỉ là sự thêm thắt năng lượng mang tính cơ hội đối với con cái chứ không phải là sự hứa hẹn sẵn sàng giúp đỡ sau khi đứa con ra đời. Thực tế cho thấy tinh tinh đực không hề có thiện cảm chăm sóc tinh tinh con (hẳn cũng vì lý do không chắc mình là bố).
Việc chia sẻ thịt cũng không mang ý nghĩa đáng kể còn vì lý do: một khi vào kỳ động đực, bản thân con cái cũng khao khát giao phối. Chưa kể trong xã hội tinh tinh, những con đực có vai vế cao nhất trong bầy đàn mới có quyền “sở hữu” số lượng tối đa con cái, chứ không phải những “thợ săn” hào phóng với chị em.
Những phân tích trên “ Journal of Human Evolution” cũng cho thấy khi chia phần con mồi săn được, tinh tinh không hề quan tâm đến giới tính của đối tượng. Cơ may được nhận thường rơi vào những cá thể hung dữ nhất đàn. Nói cách khác, tinh tinh ban phát thịt chủ yếu để được yên thân.
Đây là tin buồn đối với các nhà nghiên cứu tìm kiếm cội nguồn nghề mại dâm trong lịch sử nhân loại. Song là thông tin hữu ích dành cho những nhà nghiên cứu học thuyết lý giải hiện tượng con người kết đôi.
Như ta biết, với bộ não “ăn” nhiều nhiên liệu, con người đòi hỏi số lượng lớn calo cho nên việc săn bắt thú rừng chắc chắn là quan trọng. Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng và vì thế đã hình thành sự phân công lao động: đàn ông đi săn, phụ nữ nấu nướng và tìm kiếm hoa quả hoặc nguyên liệu làm quần áo.
Kịch bản này đã có thể lý giải sự xuất hiện những sở thích nữ giới nhất định, ví như mong muốn sở hữu đối tác là những thợ săn tài giỏi nhất. Nhiều nghiên cứu về các bộ tộc săn bắt - hái lượm cho thấy: với chiến tích săn bắt, đàn ông thường được trọng thưởng bằng… sex. Đây có thể là nền tảng của hiện tượng mại dâm, nhưng đồng thời cũng là… sự tạo thành cặp đôi. Chỉ nhờ vào sự cộng tác đàn ông - đàn bà bền vững mới có thể tự đảm bảo việc ăn uống và an toàn, trước hết đối với con cái. Và chàng thợ săn “mát tay” thường xuyên mang về thức ăn đã trở thành đối tác tình dục hấp dẫn nhất.
Ký ức hôn nhân
Cuối cùng cần cân nhắc một bài viết hết sức thú vị - tác phẩm của các nhà khoa học Đức thuộc Viện nghiên cứu Tiến hóa Nhân chủng học mang tên Max Planck. Những quan sát sinh hoạt của đàn tinh tinh sống hoang dã do họ bí mật thực hiện cho thấy: có tồn tại hình thức trao đổi “thịt lấy sex”, song chỉ xảy ra trong những tình huống cá biệt. Thỉnh thoảng lũ tinh tinh hành xử khá lạ lùng – hai kẻ khác giới tự tách ra khỏi đàn, để được sống chỉ “mình với ta” trong thời gian vài ba tuần, thậm chí vài ba tháng. Đó là thời gian đầy ắp hoạt động thú vị, trong đó có sex. Kết quả quan sát nhiều năm cũng cho thấy: con đực thích cho quà những con cái từng “cặp đôi” với mình hơn. Hành vi có chủ đích có thể chỉ ra rằng, thậm chí ngay cả trong loài linh trưởng cũng đã xuất hiện thiên hướng muốn thiết lập mối quan hệ cặp đôi bền vững (dạng hôn nhân). Thay vào đó, dường như nó không lý giải hiện tượng mại dâm.
Đàn ông và phụ nữ - ai nhiều bạn tình hơn?
Vẫn còn một cách khác giải thích hiện tượng trên do GS Devon Brewer, chuyên gia Nhân chủng học Mỹ (Đại học Washington) biện dẫn. Theo nhà khoa học này, lỗ hổng nằm ở thực tế: các cuộc thăm dò trên đều bỏ qua chi tiết ngành công nghiệp gái mại dâm. Chỉ một phụ nữ hành nghề mại dâm đã có thừa khả năng “sở hữu” vài trăm khách mỗi năm.
Gái mại dâm là nghề phổ biến tại hầu hết các quốc gia |
Nhà khoa học Mỹ cũng nhấn mạnh: gái mại dâm là nghề phổ biến tại hầu hết các quốc gia. Chỉ riêng thành phố Tokyo ở Nhật Bản đã có 150 ngàn gái mại dâm; tại Mỹ con số ước tính vài trăm ngàn…
Câu hỏi tiếp theo: tại sao nhu cầu dịch vụ tình dục lớn như vậy? Tất cả bị quy định bởi mâu thuẫn lợi ích cơ bản: con cái đầu tư vào sinh nở và chăm sóc con nhiều hơn hẳn con đực. Con cái cẩn trọng lựa chọn đối tác. Con đực – trái lại, có thiên hướng liên tục “bay nhảy từ bông hoa này sang bông hoa khác”. Và con đường để họ tiếp cận với đối tác tình dục ngắn nhất là thông qua dịch vụ (đặc biệt là đối với đàn ông không thuộc loại điển trai, thông minh hay giàu có trong mắt phái đẹp). Đổi lại, người đẹp có thể bảo vệ cuộc sống của mình hoặc người thân trong những tình huống cực đoan. Trong thời gian chiến tranh chằng hạn, sex đã trở thành một trong nhiều mặt hàng có thể trao đổi, thí dụ lấy thực phẩm hay sự an toàn.
Mại dâm cũng là phương thức cải thiện điều kiện sống. Như nhận xét của GS David Buss, chuyên gia tâm lý học xã hội nổi tiếng Mỹ (Đại học Texas), nhờ hành nghề mại dâm mà đông đảo phụ nữ, thí dụ ở Thái Lan hay Malaysia, có thể từ bỏ công việc chân lấm tay bùn vất vả. Bởi thu nhập từ nghệ thuật “bán thân” vừa có thể trang trải cho cuộc sống của bản thân (thậm chí cả gia đình) lại còn thừa để thuê người giúp việc. Người giúp việc để phụ nữ rảnh tay hành nghề mại dâm có thể là… đàn ông – hiện tượng này phổ biến không chỉ tại Thái Lan hay Malaysia, mà cả trong các cộng đồng bộ lạc Amhar và Bemba ở Châu Phi.
Đổi thịt lấy sex?
Nghề mại dâm có lịch sử dài như lịch sử nhân loại? Liệu nó có thực sự là nghề nhiều tuổi nhất thế giới? Và có thể còn già hơn, bởi dường như ngay cả động vật cấp thấp đã biết đến nghề này? Các nhà khoa học đã mổ xẻ vấn đề thông qua phân tích các hành vi trong đó sex trở thành mặt hàng nào đó ở thị trường sinh học dựa trên sự trao đổi, thí dụ để lấy thức ăn.
Giới nghiên cứu đã quan sát được hành vi này thậm chí cả trong loài... côn trùng, nơi mà đồ ăn khoái khẩu có thể cho phép con đực giao phối với con cái. Một chút lãng mạn, các nhà khoa học đặt tên cho quà tặng dạng này là quà cưới (nuptial gifts). Con côn trùng đực áp dụng chiến thuật này vì một số lý do - món quà lớn hơn khẳng định đối tác dâng hiến là nguyên liệu cho gien di truyền tốt hơn; bằng món quà có giá trị, con đực còn đầu tư vào thế hệ tương lai, bởi đẻ trứng đối với con cái là chi phí năng lượng đáng kể. Khi con cái bận thưởng thức quà tặng – đó là thời gian để con đực thụ tinh, sau đó nhanh chân chạy trốn, để tránh bị “người đẹp” xé xác. Tất nhiên tình huống này chỉ xảy ra với một số loài chuyên làm tình rồi ăn thịt đồng loại (như bọ ngựa và một số loài nhện).
Bọ ngựa đực trở thành miếng mồi ngon cho bọ ngựa cái sau khi giao phối |
Còn thủ tục “quà cưới” ở những sinh linh gần chúng ta nhất về mặt tiến hóa - loài linh trưởng - thì sao? Những quan sát cho thấy: nhóm con đực hứng thú nhất với trò đi săn khi ở gần khu vực có con cái vào kỳ động đực. Và con cái sẵn sàng giao phối với những con đực đã tặng chúng những món ăn ngon giành được từ các chuyến đi săn.
Rõ ràng tinh tinh thích thịt, nhưng loại thực phẩm này chiếm tỷ lệ không đáng kể trong thực đơn của chúng (hoa quả và rau xanh mới là chủ đạo). Vậy tại sao chúng dành nhiều năng lượng và mạo hiểm cả tính mạng để săn bắt những động vật có vú khác làm thức ăn? Liệu có phải vì lý do sự giầu có protein và các thành phần vi khoáng tiềm ẩn trong thịt? - Điều này chúng tôi vẫn chưa biết, song tinh tinh đã bỏ rất nhiều công sức để có thịt ăn - GS Richard Wrangham (Đại học Harvard), một trong những nhà nghiên cứu động vật linh trưởng thừa nhận.
Hay săn bắt không phải là phương thức tìm kiếm thức ăn mà chỉ là mẹo để chúng tán tỉnh con cái? Giả thiết “thịt đổi sex” đã nhận được khá nhiều dư luận đồng tình trong hơn mười năm qua và liên tục có chỗ đứng trong tư liệu khoa học. GS Love Joy suy diễn: “Dường như tinh tinh đực nòi Ardipithecus ramidus có thề mua sex bằng thịt hoặc hoa quả.”
Những lỗ hổng trong giả thiết “thịt đổi thịt”
Tuy nhiên cách đây không lâu tạp chí chuyên ngành “Journal of Human Evolutin” đã đăng bài viết như dội gáo nước lạnh vào những người hâm mộ giả thiết “thịt đổi sex”. Dựa trên cơ sở kết quả những nghiên cứu của mình và một số chuyên gia nghiên cứu động vật linh trưởng khác, các nhà khoa học thuộc ba trường Đại học có uy tín ở Mỹ, trong đó có GS Richard Wrangham (Đại học Harvard) đã bày tỏ không ít hoài nghi. Theo lập luận mới, cơ sở khẳng định “thịt đổi thịt” có không ít lỗ hổng.
Thức ăn đổi lấy sex? |
Kiến thức về cuộc sống xã hội tinh tinh thu nhập được gần như đã bác bỏ giả thiết trên. Do hoàn cảnh sống tự nhiên, những con cái tinh tinh giao phối với rất nhiều cá thể. Bởi không biết chắc mình có phải là bố đích thực không nên quà tặng bằng thịt chỉ là sự thêm thắt năng lượng mang tính cơ hội đối với con cái chứ không phải là sự hứa hẹn sẵn sàng giúp đỡ sau khi đứa con ra đời. Thực tế cho thấy tinh tinh đực không hề có thiện cảm chăm sóc tinh tinh con (hẳn cũng vì lý do không chắc mình là bố).
Việc chia sẻ thịt cũng không mang ý nghĩa đáng kể còn vì lý do: một khi vào kỳ động đực, bản thân con cái cũng khao khát giao phối. Chưa kể trong xã hội tinh tinh, những con đực có vai vế cao nhất trong bầy đàn mới có quyền “sở hữu” số lượng tối đa con cái, chứ không phải những “thợ săn” hào phóng với chị em.
Những phân tích trên “ Journal of Human Evolution” cũng cho thấy khi chia phần con mồi săn được, tinh tinh không hề quan tâm đến giới tính của đối tượng. Cơ may được nhận thường rơi vào những cá thể hung dữ nhất đàn. Nói cách khác, tinh tinh ban phát thịt chủ yếu để được yên thân.
Đây là tin buồn đối với các nhà nghiên cứu tìm kiếm cội nguồn nghề mại dâm trong lịch sử nhân loại. Song là thông tin hữu ích dành cho những nhà nghiên cứu học thuyết lý giải hiện tượng con người kết đôi.
Như ta biết, với bộ não “ăn” nhiều nhiên liệu, con người đòi hỏi số lượng lớn calo cho nên việc săn bắt thú rừng chắc chắn là quan trọng. Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng và vì thế đã hình thành sự phân công lao động: đàn ông đi săn, phụ nữ nấu nướng và tìm kiếm hoa quả hoặc nguyên liệu làm quần áo.
Kịch bản này đã có thể lý giải sự xuất hiện những sở thích nữ giới nhất định, ví như mong muốn sở hữu đối tác là những thợ săn tài giỏi nhất. Nhiều nghiên cứu về các bộ tộc săn bắt - hái lượm cho thấy: với chiến tích săn bắt, đàn ông thường được trọng thưởng bằng… sex. Đây có thể là nền tảng của hiện tượng mại dâm, nhưng đồng thời cũng là… sự tạo thành cặp đôi. Chỉ nhờ vào sự cộng tác đàn ông - đàn bà bền vững mới có thể tự đảm bảo việc ăn uống và an toàn, trước hết đối với con cái. Và chàng thợ săn “mát tay” thường xuyên mang về thức ăn đã trở thành đối tác tình dục hấp dẫn nhất.
Ký ức hôn nhân
Cuối cùng cần cân nhắc một bài viết hết sức thú vị - tác phẩm của các nhà khoa học Đức thuộc Viện nghiên cứu Tiến hóa Nhân chủng học mang tên Max Planck. Những quan sát sinh hoạt của đàn tinh tinh sống hoang dã do họ bí mật thực hiện cho thấy: có tồn tại hình thức trao đổi “thịt lấy sex”, song chỉ xảy ra trong những tình huống cá biệt. Thỉnh thoảng lũ tinh tinh hành xử khá lạ lùng – hai kẻ khác giới tự tách ra khỏi đàn, để được sống chỉ “mình với ta” trong thời gian vài ba tuần, thậm chí vài ba tháng. Đó là thời gian đầy ắp hoạt động thú vị, trong đó có sex. Kết quả quan sát nhiều năm cũng cho thấy: con đực thích cho quà những con cái từng “cặp đôi” với mình hơn. Hành vi có chủ đích có thể chỉ ra rằng, thậm chí ngay cả trong loài linh trưởng cũng đã xuất hiện thiên hướng muốn thiết lập mối quan hệ cặp đôi bền vững (dạng hôn nhân). Thay vào đó, dường như nó không lý giải hiện tượng mại dâm.
Theo GD&TĐ/Dialog
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT