Trung Quốc muốn liếm hết biển Đông của Việt Nam |
Tại cuộc họp báo chiều 31/5, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc về phản ứng của nước này đối với việc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiến hành họp báo ngày 29/5 về vấn đề đụng độ trên biển Đông gần đây, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du trả lời: “Chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải (biển Đông) là rõ ràng và nhất quán. Lần này tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc, hành động này của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam lập tức dừng mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải, không được tạo ra những vụ tranh chấp mới trong vùng biển của Trung Quốc”.
Động thái trên được tờ Tuổi trẻ đánh giá là "từ hành động cho tới lời nói của phía Trung Quốc đều rất ngang ngược".
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn đủ chứng lý để kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế. “Hành vi cắt cáp ở bờ biển Việt Nam của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại hoạt động bình thường, hợp pháp”, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Luật gia Trần Công Trục nêu.
Cùng quan điểm, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, nêu: theo điều 279 Công ước Luật biển năm 1982, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.
Động thái trên được tờ Tuổi trẻ đánh giá là "từ hành động cho tới lời nói của phía Trung Quốc đều rất ngang ngược".
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn đủ chứng lý để kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế. “Hành vi cắt cáp ở bờ biển Việt Nam của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại hoạt động bình thường, hợp pháp”, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Luật gia Trần Công Trục nêu.
Cùng quan điểm, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, nêu: theo điều 279 Công ước Luật biển năm 1982, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.
Theo ĐVO
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT