Nội dũng bài viết có những đánh giá về tình hình Biển Đông (Hoa Nam theo các gọi của Trung Quốc) thời gian gần đây sau hàng loạt sự kiện các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, cụ thể là việc Việt Nam và Phillipines lên tiếng cáo buộc hành động vi phạm lãnh hải, phá hoại tài sản của tàu thuyền Trung Quốc đối với tàu thuyền dân sự của họ.
Bài viết nhấn mạnh nguyên nhân của những căng thẳng trong khu vực Biển Đông gần đây xuất phát từ mong muốn chiếm giữ, thâu tóm toàn bộ nguồn tài nguyên dầu mỏ với dự đoán là có số lượng rất ở Biển Đông của Trung Quốc, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng đã có tiếng nói để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Bài báo cho biết, khu vực Biển Đông có diện tích rộng hàng triệu dặm bao quan biển Thái Bình Dương, chạy dọc bờ biển của Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với hàng trăm hòn, dải san hô lớn nhỏ là nơi sinh sống và trú ngụ của sự đang dạng sinh vật trên Thái Bình Dương.
Đây cũng là khu vực được đánh giá là nơi tiềm ẩn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Theo một nghiên cứu dự đoán của Trung Quốc thì khu vực Biển Đông tiềm ẩn khoảng 313 tỷ thùng dầu chưa được khai thác và nó được liệt vào danh sách các mỏ năng lượng còn nguyên vẹn lớn nhất trên quy mô toàn cầu.
Theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Mỹ, nếu nghiên cứu trên là thật thì đây sẽ là mỏ năng lượng chứa nhiều dầu mỏ nhất thế giới chỉ đứng sau khu khai thác ở Ả Rập Saudi.
Bài báo cho rằng trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những căng thẳng gần đây trong khu vực.
Sức mạnh quân sự, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á đã tạo lên những cản trở về quân sự và kinh tế của Mỹ ở khu vực này.
Trích dẫn lời Mark Valencia, một chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu châu Á quốc gia, CNN cho rằng nhìn vào các giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông thời gian gần đây có thể hình dung ra bối cảnh chính trị của khu vực này sẽ diễn ra như thế nào trong 20 đến 30 năm tới.
Tàu hải giám, phương tiện quân sự đội lốt dân sự của Trung Quốc (ảnh: Thanh Niên/Internet) |
Quay trở lại vấn đề trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông, Trung Quốc từng dự đoán rằng lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực này có thể so sánh với tất các mỏ khai thác dầu ở Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, theo CNN, dự đoán này chưa được chứng minh.
Theo báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ, mặc dù chưa đủ cơ sở để khẳng định tính toán của Trung Quốc là chính xác nhưng nó cũng đủ để “trêu ngươi” tất cả các bên. Đáng chú ý là việc Trung Quốc thời gian gần đây luôn quấy rầy và phá hoại tài sản liên quan đến các tàu thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực.
Một chuyên gia khác có tên Dupont nhận định: căng thẳng hiện tại và trong tương lai ở Biển Đông bắt nguồn từ chiến lược an ninh năng lượng của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, một “gã khổng lồ” đang phát triển, rất cần và rất cần các nguồn năng lượng hoá thạch để phục vụ công cuộc phát triển và trỗi dậy của mình.
Theo báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ, mặc dù chưa đủ cơ sở để khẳng định tính toán của Trung Quốc là chính xác nhưng nó cũng đủ để “trêu ngươi” tất cả các bên. Đáng chú ý là việc Trung Quốc thời gian gần đây luôn quấy rầy và phá hoại tài sản liên quan đến các tàu thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực.
Một chuyên gia khác có tên Dupont nhận định: căng thẳng hiện tại và trong tương lai ở Biển Đông bắt nguồn từ chiến lược an ninh năng lượng của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, một “gã khổng lồ” đang phát triển, rất cần và rất cần các nguồn năng lượng hoá thạch để phục vụ công cuộc phát triển và trỗi dậy của mình.
Theo CNN/GDVN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT