Giờ đây, hiện tượng “nghiện” chơi game của trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học đang là một vấn đề xã hội bức xúc. Cuộc sống “ảo” nhiều hơn cuộc sống thực khiến nhận thức, hành vi của trẻ rất dễ mắc sự lệch lạc, ích kỷ…
Vì sao con cái xa bố mẹ?
Chia sẻ vấn đề này, TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng: Trước sự mở rộng, giao lưu của xã hội ngày càng mạnh mẽ, gia đình - tế bào của xã hội cũng tất phải có những đổi thay so với gia đình truyền thống. Gia đình cần “mở” hơn, hướng ngoại để phù hợp với xu thế xã hội. Tuy nhiên, ngày nay, tính hướng ngoại trong gia đình hiện đại đã không còn cân đối với tính hướng nội, mà lấn át nhiều hơn. Thực tế dễ nhìn nhận, hiện trẻ em thành phố không có những ngày hè, ngày nghỉ cuối tuần đúng nghĩa bên cha mẹ mình.
Theo TS.BS Tuấn, ở thành phố, có nhiều ông bố bà mẹ đi làm cả ngày, giao con cái cho người giúp việc, học hành thuê gia sư hoặc đẩy đến các lớp học thêm, học năng khiếu… Ở nông thôn, không ít gia đình lại càng khó đoàn tụ, bởi không bố thì mẹ đi làm ăn xa, thậm chí cả bố mẹ đi làm ăn, để con cho ông bà chăm sóc. Không có điều kiện tiếp xúc nhiều khiến sự gắn kết giữa con cái - bố mẹ ngày càng trở nên lỏng lẻo. Trẻ cô độc trong chính ngôi nhà của mình, không có người để trò chuyện, tâm giao nên trở thành bạn thân thiết của máy tính, internet, game, truyện…
Dường như chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, các em mới có cảm giác giành lại được khả năng kiểm soát mọi thứ. Dù đó là thế giới ảo, song những cảm xúc mà các em thấy được khi say sưa bấm phím hoặc di chuyển con trỏ thì lại là thật. Các trò chơi hiện nay được thiết kế sống động như thật. Khi trò chơi được hiển thị lên màn hình, các em có thể điều khiển các nhân vật trong trò chơi tuân theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Cảm giác làm chủ giả tạo này có sức hấp dẫn như ma lực, đưa các em vào trong thế giới ảo do chính mình tạo ra một cách đam mê, thoả thích.
Một lý do khác khiến giới trẻ thích trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả tức thì. Chỉ trong nháy mắt, với vài thao tác đơn giản, chúng có thể trở thành “người quan trọng hơn”, “giàu có hơn”, “thành công và giỏi giang hơn”... Game đặc biệt có sức hấp dẫn với những đứa trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, lạc lõng trong cuộc sống do thiếu sự quan tâm, thương yêu của bố mẹ, bị bạn bè bắt nạt, học kém bị thầy cô khiển trách.
Các trò chơi trong thế giới ảo mang lại cho những đứa trẻ bị tổn thương này cảm giác lấy lại những điều đã mất và chúng trở thành “người hùng” oai phong, chiến thắng, không bị ai coi thường, sẵn sàng xử lý những kẻ thù đáng ghét. Chưa kể điều tai hại là các nhà thiết kế sản xuất, kinh doanh game càng ngày càng cung cấp nhiều sản phẩm game độc hại như: chương trình game kích thích tính dữ dằn, hiếu chiến, bạo lực. Đặc biệt, game kích thích các hành vi khiêu dâm, trụy lạc, các trò chơi cờ bạc, đỏ đen...
Cân bằng thế giới ảo - thực
Khi ở thế giới ảo, trẻ không được rèn các kỹ năng nói, nghe, ứng xử trong đời sống thực của gia đình, xã hội, nên trẻ tự đưa ra những ứng xử theo phán đoán, suy nghĩ của mình. Trong thế giới ảo, trẻ tự chủ mọi vấn đề, thích đọc, thích xem cái gì là quyền của trẻ. Thói quen này dần tạo cho trẻ hành vi, lối sống, suy nghĩ mình là trung tâm. Nếp quen nghĩ mình là trung tâm sẽ khiến trẻ bất chấp tất cả để thoả mãn, trẻ trở thành đứa bé ích kỷ, chỉ biết bản thân.
Nghiên cứu mới của tổ chức Kidscape (Anh) với nhan đề “Sống ảo” qua khảo sát 2.300 hoạt động trực tuyến của trẻ em từ 11 đến 18 tuổi đã phát hiện, 45% các em cảm thấy hài lòng trên mạng hơn là trong đời thực. Bác sĩ tâm lý Peter Bradley, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Không thể cho phép các thế giới ảo trở thành nơi hạnh phúc hơn xã hội thực của chúng ta. Nếu không, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ thanh thiếu niên “lạc lõng” trong cộng đồng”.
Chỉ khi được sinh ra, lớn lên, được giáo dục nhận thức trong thế giới thực, trẻ mới rèn được cách sống thực, chứ không phải là trong môi trường ảo. Hành vi của trẻ cần được điều chỉnh bởi cuộc sống thực, bởi chính sự uốn nắn của bố mẹ, ông bà, người thân, chứ không phải là ti vi, máy tính, gấu bông hay truyện tranh. Thế giới tưởng tượng rất tốt cho phát triển tư duy, nhận thức của trẻ, nhưng phải cân bằng với cuộc sống thực. Trong đó, bố mẹ phải là cầu nối cho con giữa hai thế giới ảo - thực đó.
Hãy là cầu nối cho con bằng chính sự quan tâm, trò chuyện, sẻ chia, cung cấp cho con những kiến thức cơ bản nhất và cũng nên gợi mở để trẻ có thể nắm bắt được từ kho tàng kiến thức trên internet. Sự tiếp xúc, học hỏi từ mẹ cha, xã hội thực sẽ giúp trẻ có những nhận thức, hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp - bác sỹ Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng khẳng định.
Chia sẻ vấn đề này, TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, cho rằng: Trước sự mở rộng, giao lưu của xã hội ngày càng mạnh mẽ, gia đình - tế bào của xã hội cũng tất phải có những đổi thay so với gia đình truyền thống. Gia đình cần “mở” hơn, hướng ngoại để phù hợp với xu thế xã hội. Tuy nhiên, ngày nay, tính hướng ngoại trong gia đình hiện đại đã không còn cân đối với tính hướng nội, mà lấn át nhiều hơn. Thực tế dễ nhìn nhận, hiện trẻ em thành phố không có những ngày hè, ngày nghỉ cuối tuần đúng nghĩa bên cha mẹ mình.
Theo TS.BS Tuấn, ở thành phố, có nhiều ông bố bà mẹ đi làm cả ngày, giao con cái cho người giúp việc, học hành thuê gia sư hoặc đẩy đến các lớp học thêm, học năng khiếu… Ở nông thôn, không ít gia đình lại càng khó đoàn tụ, bởi không bố thì mẹ đi làm ăn xa, thậm chí cả bố mẹ đi làm ăn, để con cho ông bà chăm sóc. Không có điều kiện tiếp xúc nhiều khiến sự gắn kết giữa con cái - bố mẹ ngày càng trở nên lỏng lẻo. Trẻ cô độc trong chính ngôi nhà của mình, không có người để trò chuyện, tâm giao nên trở thành bạn thân thiết của máy tính, internet, game, truyện…
Dường như chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, các em mới có cảm giác giành lại được khả năng kiểm soát mọi thứ. Dù đó là thế giới ảo, song những cảm xúc mà các em thấy được khi say sưa bấm phím hoặc di chuyển con trỏ thì lại là thật. Các trò chơi hiện nay được thiết kế sống động như thật. Khi trò chơi được hiển thị lên màn hình, các em có thể điều khiển các nhân vật trong trò chơi tuân theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Cảm giác làm chủ giả tạo này có sức hấp dẫn như ma lực, đưa các em vào trong thế giới ảo do chính mình tạo ra một cách đam mê, thoả thích.
Một lý do khác khiến giới trẻ thích trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả tức thì. Chỉ trong nháy mắt, với vài thao tác đơn giản, chúng có thể trở thành “người quan trọng hơn”, “giàu có hơn”, “thành công và giỏi giang hơn”... Game đặc biệt có sức hấp dẫn với những đứa trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, lạc lõng trong cuộc sống do thiếu sự quan tâm, thương yêu của bố mẹ, bị bạn bè bắt nạt, học kém bị thầy cô khiển trách.
Các trò chơi trong thế giới ảo mang lại cho những đứa trẻ bị tổn thương này cảm giác lấy lại những điều đã mất và chúng trở thành “người hùng” oai phong, chiến thắng, không bị ai coi thường, sẵn sàng xử lý những kẻ thù đáng ghét. Chưa kể điều tai hại là các nhà thiết kế sản xuất, kinh doanh game càng ngày càng cung cấp nhiều sản phẩm game độc hại như: chương trình game kích thích tính dữ dằn, hiếu chiến, bạo lực. Đặc biệt, game kích thích các hành vi khiêu dâm, trụy lạc, các trò chơi cờ bạc, đỏ đen...
Cân bằng thế giới ảo - thực
Khi ở thế giới ảo, trẻ không được rèn các kỹ năng nói, nghe, ứng xử trong đời sống thực của gia đình, xã hội, nên trẻ tự đưa ra những ứng xử theo phán đoán, suy nghĩ của mình. Trong thế giới ảo, trẻ tự chủ mọi vấn đề, thích đọc, thích xem cái gì là quyền của trẻ. Thói quen này dần tạo cho trẻ hành vi, lối sống, suy nghĩ mình là trung tâm. Nếp quen nghĩ mình là trung tâm sẽ khiến trẻ bất chấp tất cả để thoả mãn, trẻ trở thành đứa bé ích kỷ, chỉ biết bản thân.
Nghiên cứu mới của tổ chức Kidscape (Anh) với nhan đề “Sống ảo” qua khảo sát 2.300 hoạt động trực tuyến của trẻ em từ 11 đến 18 tuổi đã phát hiện, 45% các em cảm thấy hài lòng trên mạng hơn là trong đời thực. Bác sĩ tâm lý Peter Bradley, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Không thể cho phép các thế giới ảo trở thành nơi hạnh phúc hơn xã hội thực của chúng ta. Nếu không, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ thanh thiếu niên “lạc lõng” trong cộng đồng”.
Chỉ khi được sinh ra, lớn lên, được giáo dục nhận thức trong thế giới thực, trẻ mới rèn được cách sống thực, chứ không phải là trong môi trường ảo. Hành vi của trẻ cần được điều chỉnh bởi cuộc sống thực, bởi chính sự uốn nắn của bố mẹ, ông bà, người thân, chứ không phải là ti vi, máy tính, gấu bông hay truyện tranh. Thế giới tưởng tượng rất tốt cho phát triển tư duy, nhận thức của trẻ, nhưng phải cân bằng với cuộc sống thực. Trong đó, bố mẹ phải là cầu nối cho con giữa hai thế giới ảo - thực đó.
Hãy là cầu nối cho con bằng chính sự quan tâm, trò chuyện, sẻ chia, cung cấp cho con những kiến thức cơ bản nhất và cũng nên gợi mở để trẻ có thể nắm bắt được từ kho tàng kiến thức trên internet. Sự tiếp xúc, học hỏi từ mẹ cha, xã hội thực sẽ giúp trẻ có những nhận thức, hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp - bác sỹ Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng khẳng định.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT