Tàu ngư chính Trung Quốc trên biển Đông |
Trong bài viết của mình, ông Yoshihiko Yamada nhận định, tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông đang tiếp tục leo thang, có thể gọi là "trạng thái lâm chiến". Quần đảo Trường Sa tổng cộng có hơn 400 đảo lớn nhỏ; các quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia,… đều tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo và hải vực xung quanh những hòn đảo này. Hiện tại, tranh chấp trên biển Đông đã bước vào trạng thái gay gắt. Thủ phạm của tình hình này chính là chiến lược xâm lược biển của Trung Quốc.
Để có được tài nguyên biển, tài nguyên thủy sản và đảm bảo tuyến đường hàng hải, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân đội hải quân, các cơ quan canh gác biển và tổ chức lực lượng.
Năm 1992, Trung Quốc căn cứ vào Luật Lãnh hải đơn phương tuyên bố quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc lại đưa ra Luật Bảo vệ hải đảo để tăng cường quản lí đối với những hòn đảo không có người sinh sống và hải vực.
Không chỉ có vậy, chiến lược xâm lược biển của Trung Quốc đã vươn đến hải vực đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư - ND).
Tranh chấp Trung - Nhật tại khu vực đảo Điếu Ngư gần đây cũng diễn biến gay gắt |
Thuyền đánh cá của Trung Quốc đã nhiều lần tác nghiệp tại vùng biển gần lãnh hải Việt Nam, tàu của chính phủ Trung Quốc bám sát theo sau để “bảo vệ quyền lợi” của ngư dân Trung Quốc. Ngày 26/5/2011, tại biển Đông, tàu Trung Quốc cắt dây cáp của tàu Việt Nam khi tàu này tiến hành tham trắc địa chất.
Ngoài ra, 6 năm trở lại đây, Trung Quốc đã bắt tổng cộng trên 700 ngư dân Việt Nam. Sự phát sinh của một loạt vụ việc tương tự đã dẫn đến sự bất bình cao độ trong dư luận Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Cũng theo ông Yoshihiko Yamada, Philippines cũng cảm thấy mối đe dọa của chiến lược xâm lược biển từ Trung Quốc. Tại biển Đông - khu vực mà phía Philippines gọi là “biển Tây Philippines”, Trung Quốc từng tiến hành loại bỏ các cột mốc của Philippines trên các khu vực chiếm cứ thuộc quần đảo Trường Sa.
Dây cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt |
Học giả người Nhật nhận định, đây chính là lý do tại Hội nghị An ninh Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức vào tháng 6 tại Singapore, Việt Nam và Philippines đã đồng loạt phản đối chiến lược xâm lược biển của Trung Quốc. Bên cạnh đó, theo ông, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN được tổ chức tại Indonesia trong tháng này, hai nước có thể kiến nghị các nước ASEAN với Mỹ làm hậu thuẫn cùng hợp tác kiềm chế chiến lược xâm lược biển nêu trên.
Trong phần chủ chốt nhất của bài viết, ông Yoshihiko Yamada đưa ra khuyến nghị, Nhật Bản hoàn toàn có thể nhân cơ hội này cùng với hai nước Việt Nam, Phipippines và các nước ASEAN đưa ra khung chính sách chung hợp để tác kiềm chế chiến lược bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước đó, báo chí và giới học giả Nhật Bản cũng đã nhiều lần khuyến nghị chính phủ nước này quan tâm đến động thái của các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông; lấy quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật làm trung tâm, hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á cũng gặp phải vấn đề tương tự, kéo Trung Quốc vào Hội nghị đa phương vì an ninh biển. Các bài viết này nhấn mạnh, để làm được điều này, cần đến sức mạnh ngoại giao cứng rắn.
Theo VTC
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT