Cụ có nghe ở xã vùng biên Lào Cai có hàng loạt phụ nữ bỏ chồng con trốn sang bên kia biên giới để tìm “thiên đường”?
Muốn thấy thiên đường thì lên trời tìm nhé |
Cụ lão nông chặn lại:
- Ai bảo bên ấy có “thiên đường”? Đã ai nhìn thấy “thiên đường” thế nào chưa?
- Ấy là chúng cháu đọc báo, các bác nhà báo chắc biết nên họ mới nói.
- Lão không tin, vì chưa ai sang tận nơi làm phóng sự “Thiên đường”, chỉ thấy có nhiều trường hợp chị em trốn “địa ngục” trở về, kể cho nhà báo, lúc đó mới là tin thật.
- Nhưng nói đơn giản là các vùng đó quá nghèo, thậm chí muốn thoát nghèo cũng không dễ nên chị em mới vỗ cánh bay đi, tìm cánh đồng có nhiều tôm cá hơn.
- Thế còn hàng vạn chị em đi tuyển cô dâu, đi “xuất khẩu vợ” thì sao? Họ chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước, xuất khẩu gạo cả tỷ đô, ai nói đó là vùng nghèo?
- Không nghèo quá nhưng so với mấy nước khu vực họ vẫn hơn ta. Làng ta cũng đi làm thợ, làm trên thành phố quá nửa. Ai có sức vào Tây Nguyên làm cà phê, lên Đà Lạt trồng rau, kiểu gì cũng hơn ở làng.
Cụ lão nông lặng lẽ thở dài:
- Lão sống đã quá lâu, đúng là làng thuần nông như làng ta chưa bao giờ phát phú phát quý, no cơm ấm áo là may. Bây giờ không còn mấy người đói rách, nhưng cuộc sống có vẻ như tù mù hơn cả thời đánh nhau, thời bao cấp. Lão nói thế không có ý bi quan, mà so sánh với dân thành thị thì mức sống dân làng quá chênh lệch. Gần “mặt trời” mới thấy cái bóng đèn nhà mình... không đủ sáng.
- Ấy là cụ ít lên tỉnh, chúng cháu lên đó làm thuê, tiền kiếm hơn làm ruộng, nhưng thấy dân thu nhập cao họ tiêu tiền mình phát hoảng. Sống thế mới là sống.
- Hiện nay dư luận xã hội nói tới chênh lệch thu nhập, chênh lệch mức sống. Đã có những ý kiến nhắc tới chuyện chia sẻ lợi ích giữa chủ và thợ, người giàu và dân nghèo, thành thị với nông thôn.
- Chia sẻ bằng cách nào? Như hồi cải cách ruộng đất tịch thu tài sản địa chủ chia cho dân nghèo? Hồi đó gọi là chia “quả thực”.
- Hồi đó là làm cách mạng, bây giờ là xây dựng cuộc sống mới, là kinh tế thị trường, ai có sức, có tài, có cơ hội, có... vân vân thì ăn nên làm ra. Ai vẫn sống như xưa thì vợ nó bỏ đi tìm chỗ sướng hơn cũng không khó hiểu lắm. Nay đang có chính sách mới đầu tư cho nông nghiệp, hy vọng 5 năm nữa mức sống nông thôn sẽ tăng gấp đôi. Lúc đó các ông chồng sẽ ra cửa khẩu đón các bà vợ quay về, như Kim Trọng đón Kiều sau 15 năm ở lầu xanh!!!
Theo cụ Lý Lão Làng báo NTNN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT