Ông Nguyễn Cao Kỳ, chính khách của chính quyền Sài Gòn và giữ chức Thủ tướng, Phó tổng thống, đã qua đời lúc 1h sáng 23/7 tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur (Malaysia), thọ 81 tuổi.
“Một lần khóc nữa vì tôi tìm lại quê hương”
Trong buổi trò chuyện với giới báo chí trong và ngoài nước tại khách sạn Sheraton TP HCM vào năm 2004, ông Nguyễn Cao Kỳ nói: “30 năm trước tôi khóc vì tôi đã phải rời bỏ quê hương (lúc này giọng ông chùng xuống). Có thể nói đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi khóc. Và khi tôi nhìn thấy TP.HCM từ trên máy bay trong lần trở về này thì cũng là lần thứ hai trong đời tôi nước mắt lại tuôn ra. Lại một lần khóc nữa vì tôi tìm lại quê hương… Bây giờ, sự trở về của tôi cũng là thể hiện sự đóng góp của mình cho quê hương… Thật sự tôi rất muốn về định cư hẳn ở Việt Nam”.
Lần đầu sau gần 30 năm chiến tranh kết thúc, năm 2004, ông Nguyễn Cao Kỳ trở về quê hương. Ảnh: Theo Bee |
Trả lời câu hỏi của báo chí về cảm xúc của ông lần đầu tiên trở lại Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ khẳng định: “tôi trở về đây với mong muốn trở thành sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc”.
Theo ông Kỳ, việc ông còn hay không còn giữ quốc tịch Việt Nam không quan trọng bằng chuyện tâm hồn ông luôn hướng về đất nước.
Khi được hỏi suy nghĩ của ông về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chính phủ, trong đó xem kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam, ông Kỳ nói: “Khỏi phải suy nghĩ, trả lời ngay: Đó là chính sách đúng. Nhưng bởi dân tộc Việt Nam không chỉ là những người Việt ở đây, mà những người Việt ở hải ngoại, không chỉ ở Mỹ mà còn ở mọi nơi trên khắp năm châu bốn biển. Trong số hàng triệu người Việt nam có hàng ngàn, hàng trăm ngàn thanh niên đang hấp thu nền văn minh nhất thế giới. Với nguồn nhân lực quý giá đó, một ngày nào đó họ sẽ hướng trở về xây dựng quê hương đất nước”.
“Tôi xin tự nguyện làm người quảng bá cho Việt Nam”
Cũng trong chuyến đầu tiên về thăm Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ đi cùng chủ tịch của hai tập đoàn kinh tế Mỹ là Andy Dye (một trong 4 doanh nghiệp hàng đầu thế giới về xây dựng, quản lý sân golf) và Three (chuyên thiết kế, xây dựng sân golf và khách sạn cao cấp) đến tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Tại khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), với sự giới thiệu của ông Nguyễn Cao Kỳ, lãnh đạo hai tập đoàn nói trên đã ký hợp đồng xây dựng tại đảo Tuần Châu một sân golf 36 lỗ trị giá 450 triệu USD. Lúc đó, ông Kỳ tâm sự: "Còn chút sức lực nào, tôi muốn góp vào việc xây dựng đất nước; trước hết tôi xin tự nguyện làm người quảng bá cho Việt Nam!".
“Chúng tôi là những kẻ đánh thuê”
Trao đổi về kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ thẳng thắn chia sẻ: “Quân đội miền Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh - trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc (*) có trang bị quân số, vũ khí không kém gì, nhưng các ông chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.
Trong chiến tranh Việt Nam, miền Bắc đã thắng vì không để cho người Mỹ giải quyết chiến trường một cách nhanh chóng. Tôi cũng phải nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh này, thời gian đầu, người Mỹ cho chúng tôi những vũ khí rất lạc hậu như súng trường M1 bắn phát một, trong khi quân giải phóng đã có AK47. Giai đoạn sau, họ trang bị cho chúng tôi tốt hơn nhiều, nhưng Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy, ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”.
Độc chiêu tán gái bằng ‘xế bay’ chỉ có ở… Nguyễn Cao Kỳ Nhắc lại chuyện tình với ông Nguyễn Cao Kỳ, bà vợ thứ hai Đặng Tuyết Mai thổ lộ: “Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ có đôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy. Tôi cũng từng ngụp lặn trong ánh mắt ấy. Ở anh Kỳ có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ”.
“Có một vài lần đi bay, anh Kỳ lấy F5 hay là 116 hay gì đó tôi cũng không rành… Anh ấy một bên, đại tá Lưu Kim Cương một bên, hai bên bay sát cánh máy bay. Đuôi nối đuôi. Tôi bận làm việc nên không để ý, nhưng một phi công đã gọi tôi lên và bảo: Cô Mai nhìn bên tay phải đó là Thiếu tướng, bên này là anh Lưu Kim Cương. Tôi nhìn qua phía này, anh ấy biểu diễn, quay quay quay, ba vòng. Bên này, ông Lưu Kim Cương lại quay quay quay quay, bốn vòng... Cứ thế, hai ông đua, ganh nhau mà biểu diễn, bay máy bay lật lại. Đương nhiên, hành khách đã nhìn thấy, đổ xô ào sang bên này, xong rồi lại chạy sang bên kia để xem…”, bà Mai từng kể về giai thoại không thể quên này. Hiện, bà Đặng Tuyết Mai mở quán “Phở Ta” tại số 12-14 đường Lê Qúy Đôn, quận 3, TP HCM. |
Theo ĐấtViệt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT