Cảnh sát Trung Quốc vừa phá đường dây buôn bán trẻ em lớn chưa từng có ở tỉnh Quảng Tây, giải cứu được 89 đứa trẻ bị bắt cóc.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là phần nhỏ trong mảng tối số phận của khoảng 60.000 em bé Trung Quốc đang mất tích bí ẩn...
Người phụ nữ mang khuôn mặt khắc khoải, nhầu nhĩ như chính bộ trang phục chị mặc, đã đứng ở trước đồn cảnh sát tỉnh Vân Nam trong suốt 10 ngày chỉ với một hy vọng, nhờ cảnh sát tìm lại đứa con trai duy nhất của chị đã bị mất tích bí ẩn nhiều ngày nay.
Những em bé may mắn được giải cứu khỏi bọn buôn người.
Buôn trẻ em xuyên biên giới
Người phụ nữ đó là Lôi A Hội, một nông dân ở khu tự trị Thái Tây Song Bản Nạp, đã bị mất con trai trong một buổi chiều khi chị mải mê làm việc trên đồng. Con trai chị tha thẩn chơi một mình và đã bị bắt cóc. Nhiều ngày qua, chị đã tìm đến tận trụ sở cảnh sát Vân Nam, với bức hình của con trai lên 3, với hy vọng, đứa con bé bỏng vẫn đang bình yên ở một nơi nào đó. Những gì chị Hội nhận được là lời an ủi của nhân viên an ninh, mong chị bình tâm, trở về nhà và đợi tin…
Ngày 27.7 Bộ An sinh xã hội Trung Quốc thông báo, lực lượng cảnh sát tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây đã phá được đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. 39 nghi can, trong đó có 8 người mang quốc tịch Việt Nam, đã bị bắt giữ, 89 trẻ em được giải cứu, trong đó có 8 trẻ sơ sinh đến từ Việt Nam.
Chị A Hội là một trong số hàng chục ngàn người mẹ ở Trung Quốc đang phải sống quằn quại với nỗi đau mất con bởi những kẻ buôn người…
Mới đây nhất, ngày 27.7 Bộ An sinh xã hội Trung Quốc thông báo, lực lượng cảnh sát tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây đã phá được đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. 39 nghi can, trong đó có 8 người mang quốc tịch Việt Nam, đã bị bắt giữ, 89 trẻ em được giải cứu, trong đó có 8 trẻ sơ sinh đến từ Việt Nam.
Hiện Bộ các vấn đề dân sự Trung Quốc đang được giao nhiệm vụ chăm sóc các em cho đến khi xác định được nơi ở của cha mẹ ruột và xác minh bằng kiểm tra DNA. Cảnh sát Trung Quốc cũng đã liên lạc và hợp tác với chính quyền Việt Nam để xác định nơi ở bố mẹ ruột của 8 trẻ em.
Theo tiết lộ của Phó Giám đốc Cơ quan điều tra tội phạm thuộc Bộ các vấn đề dân sự Trung Quốc Liu Ancheng, có 2 nhóm buôn người tên là A Zhang và A Lan sống ở TP.Yết Dương, tỉnh Quảng Đông thường xuyên dùng điện thoại liên lạc với đồng bọn tại Việt Nam; còn những tội phạm ở Việt Nam bắt cóc trẻ em và vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới.
Từ đây, chúng dùng xe đạp chở trẻ em bắt cóc luồn lách giữa các cánh đồng để qua mặt các trạm kiểm soát an ninh. Sau khi đến được thành phố cửa khẩu Đông Hưng và Phòng Thành thuộc khu tự trị Quảng Tây, chúng sẽ bắt xe khách đường dài để chở tiếp các em tới Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Từ Nam Ninh, chúng lại đưa các em tới TP.Sán Vĩ và Yết Dương để bán với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn tệ/em.
Siêu lợi nhuận
Kinh doanh trẻ em đã mang lại những khoản “siêu” lợi nhuận, khiến những kẻ hám lợi đã trở nên tàn bạo hơn. Thậm chí đã khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ ở Trung Quốc biến thành “quỷ dữ” khi đang tâm bán con ruột của mình.
Theo kết quả điều tra sơ bộ thì Vân Nam, một trong những tỉnh nghèo nhất tại Trung Quốc, là nơi nạn buôn bán trẻ em hoành hành nhất. Những em bé vô tội này đã bị bán cho những gia đình có nhu cầu ở tỉnh Phúc Kiến.
Theo trang web của Bộ Công an Trung Quốc, từ tháng 4.2009 đến nay Trung Quốc đã phát hiện hơn 8.700 vụ buôn bán trẻ em, bắt giữ hơn 33.000 thủ phạm, giải cứu 14.613 trẻ em, trong đó chiếm một phần không nhỏ là các vụ buôn bán trẻ em xuyên biên giới.
Trước thực tế ngày càng nhiều trẻ em bị mất tích và ngành “công nghệ” kinh doanh trẻ em ở thế giới ngầm của Trung Quốc đang nở rộ, chính quyền nước này đang lập một cơ sở dữ liệu ADN để giúp lần tìm các trẻ em bị mất tích. Một mạng lưới 236 phòng thí nghiệm ADN trên toàn quốc đã được đưa vào hoạt động.
Bộ An ninh công cộng Trung Quốc cho hay, khoảng từ 30.000-60.000 trẻ em bị mất tích bí ẩn hàng năm, nhưng rất khó dự đoán con số chính xác có bao nhiêu em rơi vào tay bọn buôn người. Nông thôn là một thị trường rộng lớn cho hoạt động buôn bán trẻ em tồn tại.
Báo Dương Thành Buổi Tối nhận định do nhu cầu mua con ở các vùng nông thôn tăng đột biến, đặc biệt là bé trai, nên bọn tội phạm tăng cường săn lùng và dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, bắt cóc ở khắp nơi. Chúng đến các vùng nông thôn dụ dỗ các gia đình nghèo, thậm chí lừa gạt họ với lời hứa đem trẻ đến Bắc Kinh cho đi học và nuôi dưỡng, nhưng sau đó đem bán cho các gia đình khác. Trẻ từ 1-2 tuổi có giá rất cao: Bé trai có thể bán với giá 5.200 USD, còn bé gái có giá bằng một nửa.
Một số ít những em bé bị bán, được sống trong những gia đình khá giả, được cung cấp một cuộc sống đầy đủ về vật chất để nhanh chóng quên đi nguồn gốc của mình. Nhưng phần lớn, những em bé bị bọn buôn người bắt cóc sử dụng vào những mục đích lao động, kinh doanh khác nhau.

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT