(VietNam7) Tận dụng khoảng không gian rộng ở sân vận động Mỹ Đình, lại không phải thuê mướn, nên hiện rất nhiều hộ dân ở làng Nhân Mỹ (nay thuộc xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã đổ xô đi bán trà đá.
Chi phí đầu tư cho quán trà đá vỉa hè này không nhiều, chỉ vài bộ bàn ghế, một thùng nước sôi để nguội, một bình đựng đá và một chai trà cô đặc là đã có thể hành nghề.
Do thu nhập tốt nên ngoài chị ra, cả chồng và con cũng chia làm ba góc ở sân vận động Mỹ Đình để bán trà đá, tính sơ qua mỗi tháng gia đình chị có thêm 18 triệu. Một khoản thu nhập không nhỏ so với đồng lương của một gia đình công chức.
Đất có thổ công…
Thu nhập cao, công việc nhàn nên hiện rất nhiều người dân ở làng Nhân Mỹ, tranh thủ thời gian từ 5h chiều đến 11h tối để ra sân vận động Mỹ Đình bán trà đá.
Bán trà đá kiếm tiền triệu
5 giờ chiều ở sân vận động Mỹ Đình dày đặc những cặp tình nhân ra đây ngồi hóng gió và tâm sự. Bên cạnh đó là đội ngũ bán trà đá để phục vụ cho đối tượng này cũng đông không kém. Chị Nguyễn Thị Tý, hiện là giáo viên làng Nhân Mỹ cho biết: “Trong thời buổi giá cả leo thang thế này, thì nghề bán trà đá là nghề dễ kiếm tiền nhất mà không ảnh hưởng đến thời gian đi làm”.
Nghề bán trà đá ngoài giờ quanh khu Mỹ Đình mang lại thu nhập khá ổn
Chi phí đầu tư cho quán trà đá vỉa hè này không nhiều, chỉ vài bộ bàn ghế, một thùng nước sôi để nguội, một bình đựng đá và một chai trà cô đặc là đã có thể hành nghề.
Theo chị Tý, vốn chị bỏ ra hàng ngày khoảng 100.000 đồng, nhưng với mỗi cốc trà giá 3.000 đồng, mỗi buổi chỉ cần có khoảng 100-200 khách, cộng thêm cả trà chanh, sấu dầm, kẹo lạc…, trừ chi phí ra, mỗi đêm chị thu được không dưới 200.000 đồng, mỗi tháng không dưới 6 triệu.
Do thu nhập tốt nên ngoài chị ra, cả chồng và con cũng chia làm ba góc ở sân vận động Mỹ Đình để bán trà đá, tính sơ qua mỗi tháng gia đình chị có thêm 18 triệu. Một khoản thu nhập không nhỏ so với đồng lương của một gia đình công chức.
Đất có thổ công…
Thu nhập cao, công việc nhàn nên hiện rất nhiều người dân ở làng Nhân Mỹ, tranh thủ thời gian từ 5h chiều đến 11h tối để ra sân vận động Mỹ Đình bán trà đá.
Theo anh Thành, người có thâm niên bán trà đá ở sân Mỹ Đình hơn 4 năm, thì “thị trường trà đá” ở đây đã có khá lâu. Nhưng chủ yếu bán ở hai bên vỉa hè và trải chiếu ở các bãi cỏ trên vườn hoa để bán.
Tuy nhiên, kể từ khi dân làng Nhân Mỹ đổ xô đi bán trà đá thì bất kể chỗ nào có thể bày quán được đều trở thành quán. Và cũng chỉ có dân làng Nhân Mỹ mới được ngồi ở những vị trí đẹp, đông khách.
Hương Lâm, sinh viên trường ĐH Thương Mại, quê ở Hà Nam làm thêm bằng việc bán trà đá ở sân Mỹ Đình cho biết: “Tuy sân rộng, nhưng không phải ai muốn ngồi đâu cũng được. Vị trí đẹp đã có “thổ cư” quản. Muốn ngồi phải xin phép”.
Hương Lâm, sinh viên trường ĐH Thương Mại, quê ở Hà Nam làm thêm bằng việc bán trà đá ở sân Mỹ Đình cho biết: “Tuy sân rộng, nhưng không phải ai muốn ngồi đâu cũng được. Vị trí đẹp đã có “thổ cư” quản. Muốn ngồi phải xin phép”.
Lâm cũng cho biết thêm: “Để được ngồi bán trà đá ở đây, em đã phải trả cho cô chủ mà em thuê nhà ở làng Nhân Mỹ một tháng 300.000 đồng để được nhận làm... người nhà”.
Cũng theo cô sinh viên này, trước đây cũng đã có nhiều dân tỉnh lẻ đến bán trà đá ở những vị trí đẹp mà không xin phép đã bị dân thổ cư ra đuổi đi.
Cũng theo cô sinh viên này, trước đây cũng đã có nhiều dân tỉnh lẻ đến bán trà đá ở những vị trí đẹp mà không xin phép đã bị dân thổ cư ra đuổi đi.
Và nếu ai sẵn sàng “chiến đấu” thì dân thổ cư sẽ kéo nhau ra “xử lý” đối tượng ngay tại địa bàn.
Cách đây không lâu, vì tranh chấp vị trí đẹp để bán nước ở khu vực quảng trường Mỹ Đình mà đã xảy ra án mạng.
Nhiều người dân tại đây nói rằng, bán nước để tăng thu nhập cho mỗi gia đình là cách làm tốt thời buổi kinh tế khó khăn. Nhưng cơ quan chức năng cũng cần có cách quản lý tốt để tình hình an ninh trật tự tại khu vực được đảm bảo.
Theo Vietnamnet
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT