(VietNam7) Ngày 16/8, tờ "Forbes" Mỹ đã có bài viết nói về chiến lược tàu sân bay của Trung Quốc nhìn từ góc độ binh pháp Tôn Tử.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc vẫn cần Mỹ. Cho dù Trung Quốc rất hy vọng Mỹ phục hồi và quay trở lại vị trí người lãnh đạo toàn cầu, nhưng đối với Trung Quốc, vai trò của Mỹ hiện nay đã yếu đi. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc ngày càng muốn “tự cung tự cấp” về quốc phòng.
Đặc biệt, trong năm nay, tàu hộ tống tên lửa “Từ Châu” đã đến Địa Trung Hải, hỗ trợ cho 30.000 người Trung Quốc rời khỏi Lybia, việc bàn thảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã thiết thực hơn. Từ chiến dịch Địa Trung Hải của Trung Quốc, ta có thể tìm hiểu tác phẩm kinh điển cổ đại của Trung Quốc: “Binh pháp Tôn Tử”.
“Binh pháp Tôn Tử” phát triển tư tưởng “không cần chiến tranh mà khuất phục được người khác”. Mặc dù Thi Lang là tàu sân bay đã qua sử dụng (second hand), không thể hoàn toàn thực hiện nhiệm vụ quân sự trong mấy năm tới, hơn nữa một chiếc tàu sân bay không đủ khả năng mở rộng sức mạnh trên không đến bờ biển nước khác.
Nhưng Trung Quốc muốn dư luận phải chú ý đến tàu sân bay Thi Lang. Tương tự như mỗi việc làm của người Trung Quốc, ý nghĩa biểu tượng ít ra cũng quan trọng như thực chất.
Nhìn từ quan điểm thực tế, tiền bạc, công nghệ và sức mạnh kết hợp lại như thế nào? Cần hiểu rõ điểm này: Trung Quốc hoàn toàn không tuân theo mô hình đầu tư công nghệ quân sự để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài như Mỹ đã làm trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và sau Chiến tranh Lạnh, mà Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự kết hợp với sức mạnh kinh tế.
Ở trên biển, do sở hữu tàu hộ tống tên lửa và tàu ngầm mới, Trung Quốc ngày càng có cảm giác về an ninh khi đối mặt với Nhật Bản và các nước láng giềng trên biển khác. Do sự phát triển toàn diện 30 năm, hiện nay Trung Quốc cảm thấy độc tập tự chủ hơn so với trước đây.
Thể hiện tính biểu tượng về khả năng phòng thủ chỉ là bước đi đầu tiên. Do Trung Quốc mong muốn tăng cường đầu tư cho hải quân viễn dương và ra sức tự cung tự cấp, sở hữu một viên “cảnh sát” là chưa đủ.
Ngày 16/8, mạng “Tuần san Công nghệ hàng không vũ trụ” Mỹ có bài viết “Tàu sân bay có ý nghĩa gì đối với kế hoạch quân sự của Trung Quốc?” cho rằng, quân đội Trung Quốc tin rằng họ đã có khả năng chiến thắng trong cuộc chiến ở Eo biển Đài Loan, hoặc tin là họ có thể không ngừng giành được chiến thắng về ngân sách ở Bắc Kinh.
Cùng với việc tàu sân bay Thi Lang từ từ di chuyển ở khu vực Đại Liên, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ tàu sân bay.
Việc chạy thử tàu sân bay này đã gây ra sự bất an cho toàn châu Á, kể cả Ấn Độ. Phản ứng của Bắc Kinh là, các nước khác nên thích ứng với một thực tế là Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay.
Townshend cho rằng, để tàu sân bay ở trong trạng thái thực hiện nhiệm vụ thì cần phải có 3 tàu sân bay. Nhiều năm qua ít nhiều có tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay.
Trong tháng này, “Thời báo Washington” dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói, công việc chế tạo tàu sân bay khác tương tự Thi Lang đã được Bắc Kinh triển khai.
Đặc biệt, trong năm nay, tàu hộ tống tên lửa “Từ Châu” đã đến Địa Trung Hải, hỗ trợ cho 30.000 người Trung Quốc rời khỏi Lybia, việc bàn thảo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã thiết thực hơn. Từ chiến dịch Địa Trung Hải của Trung Quốc, ta có thể tìm hiểu tác phẩm kinh điển cổ đại của Trung Quốc: “Binh pháp Tôn Tử”.
“Binh pháp Tôn Tử” phát triển tư tưởng “không cần chiến tranh mà khuất phục được người khác”. Mặc dù Thi Lang là tàu sân bay đã qua sử dụng (second hand), không thể hoàn toàn thực hiện nhiệm vụ quân sự trong mấy năm tới, hơn nữa một chiếc tàu sân bay không đủ khả năng mở rộng sức mạnh trên không đến bờ biển nước khác.
Nhưng Trung Quốc muốn dư luận phải chú ý đến tàu sân bay Thi Lang. Tương tự như mỗi việc làm của người Trung Quốc, ý nghĩa biểu tượng ít ra cũng quan trọng như thực chất.
Nhìn từ quan điểm thực tế, tiền bạc, công nghệ và sức mạnh kết hợp lại như thế nào? Cần hiểu rõ điểm này: Trung Quốc hoàn toàn không tuân theo mô hình đầu tư công nghệ quân sự để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài như Mỹ đã làm trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và sau Chiến tranh Lạnh, mà Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự kết hợp với sức mạnh kinh tế.
Ở trên biển, do sở hữu tàu hộ tống tên lửa và tàu ngầm mới, Trung Quốc ngày càng có cảm giác về an ninh khi đối mặt với Nhật Bản và các nước láng giềng trên biển khác. Do sự phát triển toàn diện 30 năm, hiện nay Trung Quốc cảm thấy độc tập tự chủ hơn so với trước đây.
Thể hiện tính biểu tượng về khả năng phòng thủ chỉ là bước đi đầu tiên. Do Trung Quốc mong muốn tăng cường đầu tư cho hải quân viễn dương và ra sức tự cung tự cấp, sở hữu một viên “cảnh sát” là chưa đủ.
Ngày 16/8, mạng “Tuần san Công nghệ hàng không vũ trụ” Mỹ có bài viết “Tàu sân bay có ý nghĩa gì đối với kế hoạch quân sự của Trung Quốc?” cho rằng, quân đội Trung Quốc tin rằng họ đã có khả năng chiến thắng trong cuộc chiến ở Eo biển Đài Loan, hoặc tin là họ có thể không ngừng giành được chiến thắng về ngân sách ở Bắc Kinh.
Cùng với việc tàu sân bay Thi Lang từ từ di chuyển ở khu vực Đại Liên, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ tàu sân bay.
Việc chạy thử tàu sân bay này đã gây ra sự bất an cho toàn châu Á, kể cả Ấn Độ. Phản ứng của Bắc Kinh là, các nước khác nên thích ứng với một thực tế là Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay.
Townshend cho rằng, để tàu sân bay ở trong trạng thái thực hiện nhiệm vụ thì cần phải có 3 tàu sân bay. Nhiều năm qua ít nhiều có tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay.
Trong tháng này, “Thời báo Washington” dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói, công việc chế tạo tàu sân bay khác tương tự Thi Lang đã được Bắc Kinh triển khai.
Theo báo Quang Minh
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT