Hàng giả Trung Quốc không chỉ dừng lại ở những chiếc túi xách hay đôi giày…mà nó còn ăn cắp toàn bộ cái nhìn, cảm nhận về dịch vụ của người tiêu dùng, tài sản quý giá các nhà bán lẻ phương Tây đã dày công xây dựng.

Ăn cắp tất cả những gì có thể
Ẩn mình trong khu vực buồn tẻ phía nam của thành phố Côn Minh, tây nam Trung Quốc, cửa hàng đồ gỗ số 11 (11 Furniture) rộng 10.000 m2 có thiết kế y hệt cửa hàng nội thất Ikea (Thụy Điển) nổi tiếng, bao gồm cả sắc xanh vàng đặc trưng và cách bày trí nội thất. Cách đây không lâu, người ta cũng phát hiện ra 5 cửa hàng Apple giả “trắng trợn” đến khó tin ngay tại thành phố Côn Minh này.
Cửa hàng đồ gỗ 11 Future (Côn Minh) “sao y bản chính” từ cửa hàng nội thất Ikea nổi tiếng thế giới của Thụy Điển, ngay cả màu sơn vàng, xanh đặc trưng.
Những cửa hàng như trên đang trở thành biểu tượng của một làn sóng vi phạm bản quyền mới ở Trung Quốc. Hàng giả Trung Quốc hiện nay trở nên tinh vi hơn bao giờ hết, không chỉ dừng lại ở những chiếc túi xách sang trọng hay đôi giày thể thao…mà nó còn ăn cắp toàn bộ cái nhìn, cảm nhận về dịch vụ của người tiêu dùng, tài sản quý giá các nhà bán lẻ phương Tây đã dày công xây dựng. Về bản chất, đây là cách sao chép sự trải nghiệm thương hiệu.
Tại thế giới hàng giả Trung Quốc, người tiêu dùng có thể mua sắm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ thương hiệu danh tiếng thế giới “y như thật”: từ bánh sandwich 6 inch tại cửa hàng Subway đến các sản phẩm công nghệ cao của Apple, và nay lại có thêm cửa hàng bán lẻ đồ gỗ “sao y bản chính” từ tập đoàn Ikea, Thụy Điển.
Ông Adam Xu, nhà phân tích bán lẻ của công ty tư vấn chiến lược và quản lý toàn cầu Booz&Co. cho biết ” đây là một hiện tượng mới. Trước đây có rất nhiều sản phẩm giả, nhưng bây giờ chúng ta còn thấy cả sự giả mạo trong định dạng cửa hàng bán lẻ”.
Logo, biểu tượng không phải là tất cả yếu tố xây dựng nên thương hiệu. Ý nghĩa của một thương hiệu thành công chính là việc thâu tóm được lý tưởng, giá trị và nguyện vọng, tạo ra cơ sở khách hàng trung thành và có giá trị lớn. Đôi khi, sức mạnh thương hiệu còn có thể biến nó trở thành một trường phái.
Khát khao thương hiệu
Ikea hiện có 9 cửa hàng khắp Trung Quốc, tập trung ở các thành phố biển giàu có và khu vực miền nam Trung Quốc. Sự hiện diện và gia tăng của các cửa hàng giả mạo tại Côn Minh đang phản ánh sự thèm khát của người dân Trung Quốc đối với những thương hiệu tên tuổi phương Tây.
Phân khúc khách hàng của các cửa hàng giả mạo là dân cư sống tại các thành phố nhỏ, cách xa bờ biển phía Tây giàu có.
Nhái kiểu "NIKE" thành "NIRE" là chuyện rất phổ biến ở Trung Quốc.
Chủ cửa hàng 11 Furniture không đưa ra bất kỳ lời bình nào trước thông tin sao chép bản quyền dịch vụ của Ikea Thụy Điển. Tuy nhiên, phía Ikea cho biết các nhóm làm việc của tập đoàn tại cả hai quốc gia và trên toàn cầu hiện đang tiến hành xử lý vấn đề bảo vệ quyền sở hữu của tập đoàn.
Ikea Trung Quốc nói với Reuters rằng đây là một trong những công ty trang trí nội thất nhà cửa lớn nhất thế giới nên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng.
Thật giả lẫn lộn
Một khách hàng của 11 Furniture cho biết cô đã từng tới mua hàng tại Ikea ở Bắc Kinh, Thượng Hải và thật sự không thể so sánh sự khác biệt giữa các cửa hàng thật và giả.
Một cửa hang Apple "dởm" ở Trung Quốc.
Không chỉ Ikea, các thương hiệu danh tiếng khác như chuột Mickey, giày Nike. Khách hàng, với lòng trung thành thương hiệu, luôn tin tưởng tuyệt đối rằng sản phẩm bày bán trong các cửa hiệu đều là thật. Khi được hỏi về cách nhận biết cửa hàng thật giả, họ đều lúng túng.
Phát ngôn viên của Nike cho biết vấn đề sao chép dịch vụ bán lẻ đang là một thách thức lớn trong nỗ lực chống hàng giả ở Trung Quốc.
Trong mớ bòng bong “vàng thau lẫn lộn”, những Apple, Disney, Nike và nay là Ikea đang hiện đang gặp rào cản lớn trong kế họach bảo vệ và kiểm soát hình ảnh thương hiệu của mình. Trong khi pháp luật Trung Quốc cũng chỉ ban hành lệnh cấm sao chép khía cạnh “ xem và cảm nhận” thương hiệu vô cùng lỏng lẻo.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT