(VietNam7) Tranh chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiếu Thiên thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo "Quốc phòng Trung Quốc" đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề Biển Đông.
Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị
Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông. Xét tổng thể về so sánh lực lượng thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Việt Nam và Philíppin, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn. Hơn nữa Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở Biển Đông, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng, nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông.
Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, nhưng đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt:
Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc;
Thứ hai, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm tỏa của Mỹ;
Cách thứ hai: Thỏa hiệp nhượng bộ - nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương
Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng:
Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thỏa hiệp, nhượng bộ;
Hai là các bên lợi ích liên quan đều có sự thỏa hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.
Điều rõ ràng là đơn phương thỏa hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hòa bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thỏa hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thỏa hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào; Thứ hai, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc; Thứ ba, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề Biển Đông trở nên quốc tế hóa và phức tạp hóa.
Cách thứ ba: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài
Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất tư tưởng chỉ đạo "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác", tạm thời được gác lại vấn đề Biển Đông, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta.
Đến nay vấn đề Biển Đông đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực là đã có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia đã được nâng lên mạnh mẽ, nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra. Nghiêm trọng hơn nữa là biển phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi, đã mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức:
Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh;
Thứ hai, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó;
Thứ ba, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thể.
Thứ hai, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.
Thứ ba, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thể các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. "Hình thức nào đó" cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kiếm. Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỉ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.
Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng "trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hóa thêm một bước", "một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau".
Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược "cùng có" là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề Biển Đông không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề Biển Đông, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt thế giới đến tiến bộ.
Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thỏa đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề Biển Đông, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực Biển Đông có thành công được hay không.
Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị
Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông. Xét tổng thể về so sánh lực lượng thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Việt Nam và Philíppin, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn. Hơn nữa Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở Biển Đông, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng, nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông.
Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, nhưng đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt:
Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc;
Thứ hai, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm tỏa của Mỹ;
Thứ ba, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc.
Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.
Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.
Cách thứ hai: Thỏa hiệp nhượng bộ - nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương
Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng:
Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thỏa hiệp, nhượng bộ;
Hai là các bên lợi ích liên quan đều có sự thỏa hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.
Điều rõ ràng là đơn phương thỏa hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hòa bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thỏa hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thỏa hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào; Thứ hai, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc; Thứ ba, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề Biển Đông trở nên quốc tế hóa và phức tạp hóa.
Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thỏa hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế v.v., tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng.
Cách thứ ba: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài
Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất tư tưởng chỉ đạo "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác", tạm thời được gác lại vấn đề Biển Đông, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta.
Đến nay vấn đề Biển Đông đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực là đã có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia đã được nâng lên mạnh mẽ, nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra. Nghiêm trọng hơn nữa là biển phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi, đã mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức:
Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh;
Thứ hai, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó;
Thứ ba, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thể.
Cách thứ tư: "Cùng có" – sức cuốn hút của thời đại hòa bình và phát triển Tư duy chiến lược "cùng có" có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung Biển Đông mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.
Thứ hai, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.
Thứ ba, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thể các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. "Hình thức nào đó" cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kiếm. Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỉ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.
Tư duy chiến lược "cùng có" có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận; Thứ hai, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ; Thứ ba, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực Biển Đông, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị.
Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng "trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hóa thêm một bước", "một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau".
Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược "cùng có" là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề Biển Đông không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề Biển Đông, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt thế giới đến tiến bộ.
Tuy nhiên, tư duy "cùng có" đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng "cùng có". Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này.
Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề Biển Đông. Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.
Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề Biển Đông. Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.
Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thỏa đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề Biển Đông, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực Biển Đông có thành công được hay không.
Theo Báo "Quốc phòng Trung Quốc" (ngày 26/7) , VTC news
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT