(VietNam7) Phim Việt ra rạp bây giờ chỉ xoay quanh những chuyện sốc, sex, hài hước nhảm, xem xong không đọng lại gì.
Bộ phim từng liên tục được hâm nóng, thu hút sự chú ý của công chúng trong một thời gian dài, thậm chí từ lúc chưa quay là Long Ruồi (đạo diễn Charlie Nguyễn, Hãng phim Thiên Ngân phối hợp với Hãng phim Việt và Early Risers đồng sản xuất). Thế nhưng, đến khi phim ra mắt, nhiều ý kiến trên các diễn đàn, mạng xã hội phần lớn tập trung vào “điểm sáng”- diễn viên Thái Hòa - hơn là nhân vật Long Ruồi và câu chuyện trong phim.
Cảnh trong phim Long Ruồi ảnh do hãng phim Thiên Ngân cung cấp |
Nếu mổ xẻ phân tích sâu hơn nữa thì chuyện phim cũng đầy những thiếu sót, hời hợt xoay quanh tiếng cười. Dẫu rằng Long Ruồi vẫn có thể mang đến cho khán giả tiếng cười giải trí nhưng xét ở góc độ điện ảnh, bộ phim lại giống như một vở kịch hài mua vui hơn là để lại điều gì đáng nhớ từ một tác phẩm điện ảnh.
Nhiều người trong giới nói rằng nếu không có Thái Hòa - đã tạo được dấu ấn từ bộ phim Để Mai tính - thì Long Ruồi sẽ khó nhận được cảm tình của khán giả. Nếu không có gương mặt trụ cột này làm “xương sống” thì bộ phim cũng dễ dàng bị “đổ ụp” bởi cái nông cạn của tình tiết làm nên câu chuyện phim.
Ngay từ đầu, nhà sản xuất đã nhấn mạnh rằng do không có nhiều kinh phí nên phần hành động sẽ được tiết giảm tối đa. Vì vậy, phim về đề tài xã hội đen nhưng tập trung khai thác tiếng cười xoay quanh những tình huống hài hước khi chàng Tèo “nhà quê bán bánh xèo” bỗng một bước thành trùm băng đảng. Mọi xung đột đều được xử lý bằng sự hài hước cùng một kết thúc giản đơn. Điều này càng khiến Long Ruồi giống một vở hài kịch hơn là một tác phẩm điện ảnh hành động - hài với những cấu trúc phân cảnh và kịch tính đặc trưng của thể loại.
Thời gian qua, phim điện ảnh Việt liên tục được ra rạp cũng là một tín hiệu đáng mừng nhưng không dễ có được những bộ phim khiến công chúng hài lòng thật sự sau nhiều kỳ vọng. Cái vui nhất thời có thể dễ lãng quên và nằm trong lưng chừng của sự tạm chấp nhận khi không thể đòi hỏi thêm điều gì hơn. Nhìn lại những mùa phim trước đây, mới thấy kiểu làm phim kết hợp “sao + hài hước dễ dãi” hoặc “đề tài bí ẩn + sao hài” đã trở thành một vết mòn.
Nhà báo Cát Vũ nói: “Điện ảnh thời những năm 1990 bị lên án là “mì ăn liền”, từng bị khán giả quay lưng nhưng xem ra phim “mì ăn liền” còn có những câu chuyện, những giá trị đáng nhớ hơn. Đề tài phim bây giờ chỉ quẩn quanh những chuyện sốc, sex, hài hước nhảm, xem xong rồi không đọng lại gì. Không phải cái gì cũng có thể đem bày biện lên màn ảnh rộng”. Một đạo diễn ngụy biện: “Bây giờ phim không sốc, sex, đồng tính người ta không mua vé! Còn những khán giả muốn hướng tới dòng phim chính luận, nghiêm túc và có chiều sâu thì có thể xem phim nước ngoài”. Như vậy, lẽ nào phim Việt cứ “loi ngoi” đi sau, chấp nhận trở thành món giải trí vô thưởng vô phạt dễ lãng quên?
Trong guồng quay của điện ảnh, bản thân cũng là một mắt xích làm nên vòng quay đó, đạo diễn phim Hotboy nổi loạn Vũ Ngọc Đãng thẳng thắn nhìn nhận: “Phim của tôi làm ra từng chịu cảnh phải “sống trong vòng xoáy của dư luận”, bản thân tôi khi nhìn lại, nhận diện cũng cảm thấy chán chính mình. Tôi muốn làm cái gì khác hơn. Khán giả luôn cần cái mới và chính đạo diễn phải là người đi tìm, khai phá những cái mới đó. Điều đáng tiếc là có nhiều phim hiện nay đã không dung hòa được hai thái cực, làm phim giải trí nhưng không có nghĩa là kể những câu chuyện theo kiểu cười để rồi quên”.
Đạo diễn cũng quên mình là ai
Thời gian qua, phim điện ảnh Việt liên tục được ra rạp cũng là một tín hiệu đáng mừng nhưng không dễ có được những bộ phim khiến công chúng hài lòng thật sự sau nhiều kỳ vọng. Cái vui nhất thời có thể dễ lãng quên và nằm trong lưng chừng của sự tạm chấp nhận khi không thể đòi hỏi thêm điều gì hơn. Nhìn lại những mùa phim trước đây, mới thấy kiểu làm phim kết hợp “sao + hài hước dễ dãi” hoặc “đề tài bí ẩn + sao hài” đã trở thành một vết mòn.
Nhà báo Cát Vũ nói: “Điện ảnh thời những năm 1990 bị lên án là “mì ăn liền”, từng bị khán giả quay lưng nhưng xem ra phim “mì ăn liền” còn có những câu chuyện, những giá trị đáng nhớ hơn. Đề tài phim bây giờ chỉ quẩn quanh những chuyện sốc, sex, hài hước nhảm, xem xong rồi không đọng lại gì. Không phải cái gì cũng có thể đem bày biện lên màn ảnh rộng”. Một đạo diễn ngụy biện: “Bây giờ phim không sốc, sex, đồng tính người ta không mua vé! Còn những khán giả muốn hướng tới dòng phim chính luận, nghiêm túc và có chiều sâu thì có thể xem phim nước ngoài”. Như vậy, lẽ nào phim Việt cứ “loi ngoi” đi sau, chấp nhận trở thành món giải trí vô thưởng vô phạt dễ lãng quên?
Trong guồng quay của điện ảnh, bản thân cũng là một mắt xích làm nên vòng quay đó, đạo diễn phim Hotboy nổi loạn Vũ Ngọc Đãng thẳng thắn nhìn nhận: “Phim của tôi làm ra từng chịu cảnh phải “sống trong vòng xoáy của dư luận”, bản thân tôi khi nhìn lại, nhận diện cũng cảm thấy chán chính mình. Tôi muốn làm cái gì khác hơn. Khán giả luôn cần cái mới và chính đạo diễn phải là người đi tìm, khai phá những cái mới đó. Điều đáng tiếc là có nhiều phim hiện nay đã không dung hòa được hai thái cực, làm phim giải trí nhưng không có nghĩa là kể những câu chuyện theo kiểu cười để rồi quên”.
Đạo diễn cũng quên mình là ai
Khi đoàn làm phim Cảm hứng hoàn hảo ra mắt, đạo diễn Nguyễn Lê Dũng đã khiến không ít người trong giới lo ngại về giá trị thật sự của bộ phim. Chưa kể nội dung khai thác về đề tài đồng tính còn nhiều điều phải bàn, thời gian quay bộ phim này khá ngắn ngủi mà trên hết là mâu thuẫn của chính đạo diễn trong cách xử lý vấn đề trên phim khi trả lời những băn khoăn đang đặt ra. Đạo diễn cũng nhập nhòe giữa những gì gọi là giá trị nghệ thuật và yếu tố ăn khách. Nói như vậy để thấy rằng những ông vua trường quay hoàn toàn “nắm quyền” xử lý tình huống nhưng vẫn phải chịu áp lực từ cái bóng “lợi nhuận, doanh thu” của nhà sản xuất.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nhận xét: “Cuộc sống hiện tại, mọi thứ đều gấp gáp, vội vàng quá. Nhà sản xuất làm vội, biên kịch viết vội, diễn viên cũng diễn vội. Chỉ chết mấy đạo diễn, chả làm gì được vì mình làm kỹ mà người khác không cần kỹ thì cũng thua. Nhiều người tặc lưỡi, thôi cho qua”. Đạo diễn vốn biết mình là ai, nhận diện được vấn đề nhưng vẫn chấp nhận làm phim trong một sự “thỏa hiệp”, chấp nhận để tên tuổi mình “lọt thỏm” và “trôi vèo” trong dòng chảy nhạt nhòa thì điện ảnh làm sao thoát khỏi sự dễ dãi, sáo mòn?
Đạo diễn phim Vũ điệu tử thần ví von: “Nước biển đang đục, biển đang động mạnh, muốn nó xanh ngay đâu có được. Cái gì cũng phải từ từ”. Tuy nhiên, nói theo đạo diễn Vũ Ngọc Đãng thì: “Điện ảnh đã đi một đoạn đường quá dài cho những đề tài giải trí, càng lúc càng sa đà vào sự dễ dãi. Nếu cứ đi theo quỹ đạo của sự dễ dãi như hiện nay, khán giả sẽ chán ngấy và quay lưng là điều tất yếu”. Phim càng lúc càng nhạt nhòa đến mức khán giả cứ ra khỏi rạp là buột miệng “phim Việt mà, vậy được rồi” hoặc thẳng thừng hơn “nói không với phim Việt”. Điện ảnh có vẻ như đang đứng trước sự chấp nhận trong “chán ngấy” hoặc chối bỏ của công chúng.
Đạo diễn phim Vũ điệu tử thần ví von: “Nước biển đang đục, biển đang động mạnh, muốn nó xanh ngay đâu có được. Cái gì cũng phải từ từ”. Tuy nhiên, nói theo đạo diễn Vũ Ngọc Đãng thì: “Điện ảnh đã đi một đoạn đường quá dài cho những đề tài giải trí, càng lúc càng sa đà vào sự dễ dãi. Nếu cứ đi theo quỹ đạo của sự dễ dãi như hiện nay, khán giả sẽ chán ngấy và quay lưng là điều tất yếu”. Phim càng lúc càng nhạt nhòa đến mức khán giả cứ ra khỏi rạp là buột miệng “phim Việt mà, vậy được rồi” hoặc thẳng thừng hơn “nói không với phim Việt”. Điện ảnh có vẻ như đang đứng trước sự chấp nhận trong “chán ngấy” hoặc chối bỏ của công chúng.
Dễ dãi hóa mọi thứ
Với tư cách là nhà sản xuất phim, nhà báo Nguyễn Thế Thanh nhìn nhận: “Điện ảnh vốn luôn có sức tác động và để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn người xem. Nếu phim thu hút người xem bằng tài năng diễn xuất của diễn viên, cách kể chuyện của đạo diễn và một khi khán giả đã hòa với cuộc đời của nhân vật thì chẳng ai đặt nặng vấn đề giải trí hay nghệ thuật. Điện ảnh Việt càng lúc càng dễ dãi hóa mọi thứ. Cái đáng nói nhất là yếu tố kịch đã dần dần xâm chiếm khi đài từ của nhân vật, cách dùng hình thể - vốn là của sân khấu kịch - vẫn được khai thác trên phim, ngôn ngữ điện ảnh cũng mất dần. Một khi sạn bắt đầu xuất hiện từ chính cách thể hiện thì điện ảnh đã không còn là điện ảnh nữa”.
(Theo Người lao động)
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT