(VietNam7) “Điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là kẻ ngốc”, TS Đặng Cảnh Khanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, phát biểu tại buổi hội thảo "chia sẻ kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam".
Học kỳ quân đội được đón chào vì nhiều bậc cha mẹ hy vọng rằng trong môi trường giả lập quân ngũ, con mình không chỉ học được kỹ năng sống mà còn tập đạt được những tính cách tích cực. Ảnh: TL nhà văn hoá Thanh Niên
Cuộc khảo sát trên do Tổ chức Hướng tới minh bạch và trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng công bố ngày 8.8. Những kết quả cụ thể từ cuộc khảo sát trên với 1.022 thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) và 524 người lớn ở 11 tỉnh thành đã khiến nhiều người phải giật mình.
Theo đó, thanh niên Việt Nam nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của tính liêm chính nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp để có lợi cho bản thân. Cụ thể, về suy nghĩ, 95% thanh niên cho rằng, tính liêm chính quan trọng hơn giàu có, nhưng về hành động có đến 40% thanh niên được hỏi nói sẵn sàng tham nhũng, hối lộ, nếu mang lại lợi ích cho bản thân; 38% số thanh niên cho rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường/công ty tốt; tỉ lệ này ứng với những người lớn được hỏi là 43%. Rất nhiều người cho rằng việc tố cáo tham nhũng không có tác dụng, hoặc cho rằng “đó không phải là việc của tôi”.
So sánh giữa nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất, các nghiên cứu viên nhận thấy phần lớn nhóm người có trình độ học vấn cao nhất tỏ ra bi quan về tác dụng của việc tố cáo, trong khi phần lớn những người có học vấn thấp nhất cho rằng đó không phải là việc của họ; không ít thanh thanh niên không tố cáo tham nhũng là vì họ thờ ơ hoặc bi quan, cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì.
Theo TS Đặng Cảnh Khanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là “kẻ ngốc”. Ông cho rằng thanh niên không có lỗi khi suy nghĩ như vậy mà trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối. “Giáo dục thanh niên rất quan trọng trong nhà trường, trên phương tiện truyền thông, … nhưng bản thân xã hội, đặc biệt là người lớn phải ngăn chặn tính không trung thực. Chúng ta không thể kêu gọi thanh niên trung thực khi xã hội đầy rẫy sự thiếu trung thực, tham ô, tham nhũng”.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: “Cần giáo dục bằng tình huống cụ thể và thông qua các tấm gương liêm chính có thật trong lịch sử và cuộc sống hiện tại để thanh niên tin”.
|
Gửi con tham gia "học kỳ quân đội", nhiều phụ huynh hy vọng con được rèn những phẩm chất tích cực. Ảnh: TL |
Cuộc khảo sát trên do Tổ chức Hướng tới minh bạch và trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng công bố ngày 8.8. Những kết quả cụ thể từ cuộc khảo sát trên với 1.022 thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) và 524 người lớn ở 11 tỉnh thành đã khiến nhiều người phải giật mình.
Theo đó, thanh niên Việt Nam nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của tính liêm chính nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp để có lợi cho bản thân. Cụ thể, về suy nghĩ, 95% thanh niên cho rằng, tính liêm chính quan trọng hơn giàu có, nhưng về hành động có đến 40% thanh niên được hỏi nói sẵn sàng tham nhũng, hối lộ, nếu mang lại lợi ích cho bản thân; 38% số thanh niên cho rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường/công ty tốt; tỉ lệ này ứng với những người lớn được hỏi là 43%. Rất nhiều người cho rằng việc tố cáo tham nhũng không có tác dụng, hoặc cho rằng “đó không phải là việc của tôi”.
So sánh giữa nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất, các nghiên cứu viên nhận thấy phần lớn nhóm người có trình độ học vấn cao nhất tỏ ra bi quan về tác dụng của việc tố cáo, trong khi phần lớn những người có học vấn thấp nhất cho rằng đó không phải là việc của họ; không ít thanh thanh niên không tố cáo tham nhũng là vì họ thờ ơ hoặc bi quan, cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì.
Theo TS Đặng Cảnh Khanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là “kẻ ngốc”. Ông cho rằng thanh niên không có lỗi khi suy nghĩ như vậy mà trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối. “Giáo dục thanh niên rất quan trọng trong nhà trường, trên phương tiện truyền thông, … nhưng bản thân xã hội, đặc biệt là người lớn phải ngăn chặn tính không trung thực. Chúng ta không thể kêu gọi thanh niên trung thực khi xã hội đầy rẫy sự thiếu trung thực, tham ô, tham nhũng”.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: “Cần giáo dục bằng tình huống cụ thể và thông qua các tấm gương liêm chính có thật trong lịch sử và cuộc sống hiện tại để thanh niên tin”.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT