(VietNam7) Định chế hóa là cái đích phải đi, cân bằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dư luận là những viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thương thảo một trật tự mới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và một niềm tin về một trật tự mới, trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vai trò hoa tiêu cho mọi hành vi.
Thái độ của Hoa Kỳ - chìa khoá chiến lược
Thái độ của Hoa Kỳ - chìa khoá chiến lược
Các động thái gần đây như Mỹ đưa siêu hàng không mẫu hạm lại biển Đông, tập trận với Philippines, Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua biển Đông cho thấy hoạt động quân sự đang có mức độ leo thang. Trọng sức mạnh, các nước sẽ đối thoại với nhau bằng tàu chiến. Với cái búa, mọi sự việc đều được giải quyết như một cái đinh. Luật lệ và chuẩn tắc lúc này chỉ là trò chơi của kẻ mạnh. Nếu xung đột vũ lực xảy ra, mỗi bên đều chịu thiệt. Một sự thay đổi về cách tiếp cận là cần thiết từ phía mọi tác nhân tham gia.
Trong tư thế điều hòa sự trỗi dậy của Trung Quốc, thái độ của Hoa Kỳ được nhiều người đánh giá là chìa khóa chiến lược. Vai trò nước Mỹ trong trật tự châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc định hình rõ nét qua hai cột trụ. Thứ nhất là ô dù quân sự của cả vùng với chức năng sê-ríp (cảnh sát trưởng) của hạm đội 7, và các cơ sở hạ tầng quân sự (lẫn mang tính hỗ trợ quân sự) mà Mỹ thiết lập.
Nhận định chung của các chuyên gia là bên cạnh tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượng, chiến lược hải quân biển xanh của Bắc Kinh vẫn còn nhiều giới hạn và trong nhiều trường hợp đang bị thổi phồng.
Một tác giả của viện nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ nhận định rằng hơn 60 tàu ngầm cuả quân đội Trung Quốc (PLA) sở hữu đều có nguồn gốc vũ khí từ Nga và trong thời điểm này tụt hậu nhiều phía sau tiêu chuẩn Phương Tây. Các thí dụ gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh trong nhiều trường hợp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng không gian của quân đội Hoa Kỳ.
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Kirchberger của đại học Hamburg cũng chỉ ra hải quân PLA còn xếp hạng trong nhóm cuối cùng cường quốc biển được định nghĩa như sức mạnh có giới hạn khu vực cùng với các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc (so với nhóm thứ nhất là các nước sức mạnh hải quân toàn cầu với trường hợp duy nhất là Hoa Kỳ, nhóm thứ hai các nước sức mạnh toàn cầu nhưng có giới hạn trong một số mục tiêu như Anh và Pháp, và nhóm thứ ba các quốc gia có khả năng hải quân liên khu vực như Ấn Độ, Nga,..). Ấy là chưa kể khả năng tiếp cận kỹ thuật quân sự của Trung Quốc vẫn bị các cường quốc phương tây kiềm hãm -do những lý do chiến lược- so với các quốc gia đang ở trình độ phát triển hai quân tương tự như Ấn Độ hay Nhật Bản.
Thứ hai, khác với cơ chế quân sự đa phương ở khu vực Bắc Đại Tây Dương thông qua NATO, cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu dựa trên hệ thống đồng minh song phương giữa Mỹ và các đồng minh chiến lược hay "bán" chiến lược được phân định từ cao đến thấp. Để đảm bảo ảnh hưởng của mình tại khu vực, Mỹ xây dựng một hàng rào chiến lược bao gồm năm đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan) dưới hỗ trợ một đối tác an ninh quan trọng (Singapore) và tiếp xúc với nhiều quốc gia khác trong chức năng đơn vị hậu cần (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia). Ngoài ra còn có sự hiện diện linh hoạt trên mặt đất và các đơn vị tuần tra hàng hải đảo Guam. Với hai chân trụ cấu trúc, nước Mỹ vẫn là người cầm nhịp.
Thái độ trước sau về tranh chấp tại biển Đông của Mỹ những năm gần đây tương đối nhất quán: trung lập trong hồ sơ tranh chấp về chủ quyền đảo, và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải, đồng nghĩa với việc phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển. Lựa chọn này được đánh giá từ góc nhìn Wasington là hợp lý, vì đảm bảo lợi ích của Mỹ và tránh dính líu trực tiếp vào tranh chấp của các bên liên quan. Nay với nhập nhằng về hai số sơ biển - đảo và động thái vươn lên thách thức của Trung Quốc, lựa chọn này với Mỹ dường như đụng trần. Câu hỏi sắp tới của chính phủ Obama tại biển Đông tập trung làm sao để kết hợp hai mục tiêu thành một.
Một diễn đàn đa phương giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ do các nước bên thứ ba đứng ra làm người trung gian, mà Mỹ cộng tác, ủng hộ hay giữ vai trò đồng điều phối với ASEAN có thể sẽ là một cách tiếp cận. Không tham gia vào tranh chấp chủ quyền, nhưng tham gia vào giải quyết tranh chấp chủ quyền không những đảm bảo về lợi ích, mà còn tạo lại đồng thuận về sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đặc biệt từ phản ứng tích cực của các đồng minh và các nước trong vùng. Nhật Bản và Úc đã đưa ra quan ngại về tình hình tại biển Đông và ủng hộ phương thức đa phương. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật trong một bài viết nhấn mạnh rằng Nhật và Mỹ cần tích cực hỗ trợ ASEAN trong vấn đề gia giảm căng thẳng.
Mới đây bảy nước thành viên ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore đã cùng nêu lên tiếng nói chung tại New York, kêu gọi một giải pháp hòa bình và vận dụng công ước của Liên Hiệp Quốc trong giải quyết các tranh chấp. Hành động này chứng tỏ một liên kết nội khối trong điều kiện cần thiết là hoàn toàn có thể và khẳng định lại lời đại sứ chủ tịch ASEAN 2011 Indonesia đề cao yếu tố tham gia của "thành phần thứ ba" trong quá trình tìm ra giải pháp.
Từ góc nhìn các nước ASEAN, gắn lợi ích các thế lực bên ngoài vào một định chế sẽ tạo ra cơ hội tốt để thực hiện "cân bằng quyền lực mềm" (soft balancing), giúp giảm bớt khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc. Quan trọng hơn, vũ khí lúc này tập trung vào xây dựng luật pháp, thể chế và chuẩn mực hành vi. Chiến hạm vẫn chạy, súng có thể lên nòng, nhưng ít nhất là từ ngoài xa trăm dặm. Giải pháp cho biển Đông lúc đó không phải là một chạy đua vũ trang hay thiết lập liên minh quân sự để cân bằng lực lượng, mà đó chỉ là phương tiện giữ nhiệm vụ như một biện pháp phòng ngừa và răn đe để buộc tất cả các bên ngồi vào đàm phán.
Siêu cường trong tư thế lưỡng nan về ngân sách có thể đặt kỳ vọng nước Mỹ đứng ra như một người điều phối toàn bộ quá trình định chế hóa trong một câu trả lời tương đối, và cần thiết những nguồn lực khác bổ sung.
Sức mạnh của công luận quốc tế
Nhắc lại, trong một cộng đồng tôn trọng luật, thì công luận cũng là một người chấp pháp. Hiện diện của sức mạnh trong văn cảnh này đến từ đạo đức và luật pháp, thể hiện rõ nét nhất qua tiếng nói ủng hộ và phản đối từ cộng đồng quốc tế trước những hành vi đi ngược lại các giá trị chung. Một trong số đó rõ ràng là chống giải quyết vấn đề bằng vũ lực, cũng như hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Công luận quốc tế không phải là tàu chiến, hải lôi, xe tăng khiến lùi bước các hành động đơn phương bằng sức mạnh nhưng cũng là đầu lưỡi lý lẽ trên bàn đàm phán, nét bút phán quyết qua các xã luận tạp chí Á - Âu... Chiến tranh Việt Nam thế kỷ trước hay Iraq đầu thế kỷ này là những thí dụ. Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉ còn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Chênh lệch sức mạnh về pháo hạm, tàu chiến vì thế đòi hỏi sự cân bằng từ pháp lý, chuẩn tắc và tính chính danh.
Định chế hóa là cái đích phải đi, cân bằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dư luận là những viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thương thảo một trật tự mới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và một niềm tin về một trật tự mới, trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vai trò hoa tiêu cho mọi hành vi. Dẫu biết rằng, Á châu không phải là Âu châu, khó có thể mơ ước một sớm một chiều cộng đồng an ninh cùng chia sẻ chung một thang giá trị. Thế nhưng ước mơ chỉ có thể tiệm cận đến hiện thực, khi người ta cụ thể hoá những kịch bản mình đang mơ ước.
Trên góc nhìn đó, cơ chế kiến tạo an ninh cộng đồng dưới sự cầm trịch của ASEAN (dưới sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh) qua trường hợp tranh chấp biển Đông có thể là bước đi đầu cho một lộ trình dài hơi. Đối với các nước ASEAN và Việt Nam, đây không chỉ là đối sách ngắn hạn, mà là mục tiêu hướng tới lâu dài.
Trong tư thế điều hòa sự trỗi dậy của Trung Quốc, thái độ của Hoa Kỳ được nhiều người đánh giá là chìa khóa chiến lược. Vai trò nước Mỹ trong trật tự châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc định hình rõ nét qua hai cột trụ. Thứ nhất là ô dù quân sự của cả vùng với chức năng sê-ríp (cảnh sát trưởng) của hạm đội 7, và các cơ sở hạ tầng quân sự (lẫn mang tính hỗ trợ quân sự) mà Mỹ thiết lập.
Nhận định chung của các chuyên gia là bên cạnh tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượng, chiến lược hải quân biển xanh của Bắc Kinh vẫn còn nhiều giới hạn và trong nhiều trường hợp đang bị thổi phồng.
Một tác giả của viện nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ nhận định rằng hơn 60 tàu ngầm cuả quân đội Trung Quốc (PLA) sở hữu đều có nguồn gốc vũ khí từ Nga và trong thời điểm này tụt hậu nhiều phía sau tiêu chuẩn Phương Tây. Các thí dụ gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh trong nhiều trường hợp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng không gian của quân đội Hoa Kỳ.
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Kirchberger của đại học Hamburg cũng chỉ ra hải quân PLA còn xếp hạng trong nhóm cuối cùng cường quốc biển được định nghĩa như sức mạnh có giới hạn khu vực cùng với các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc (so với nhóm thứ nhất là các nước sức mạnh hải quân toàn cầu với trường hợp duy nhất là Hoa Kỳ, nhóm thứ hai các nước sức mạnh toàn cầu nhưng có giới hạn trong một số mục tiêu như Anh và Pháp, và nhóm thứ ba các quốc gia có khả năng hải quân liên khu vực như Ấn Độ, Nga,..). Ấy là chưa kể khả năng tiếp cận kỹ thuật quân sự của Trung Quốc vẫn bị các cường quốc phương tây kiềm hãm -do những lý do chiến lược- so với các quốc gia đang ở trình độ phát triển hai quân tương tự như Ấn Độ hay Nhật Bản.
Thứ hai, khác với cơ chế quân sự đa phương ở khu vực Bắc Đại Tây Dương thông qua NATO, cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu dựa trên hệ thống đồng minh song phương giữa Mỹ và các đồng minh chiến lược hay "bán" chiến lược được phân định từ cao đến thấp. Để đảm bảo ảnh hưởng của mình tại khu vực, Mỹ xây dựng một hàng rào chiến lược bao gồm năm đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan) dưới hỗ trợ một đối tác an ninh quan trọng (Singapore) và tiếp xúc với nhiều quốc gia khác trong chức năng đơn vị hậu cần (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia). Ngoài ra còn có sự hiện diện linh hoạt trên mặt đất và các đơn vị tuần tra hàng hải đảo Guam. Với hai chân trụ cấu trúc, nước Mỹ vẫn là người cầm nhịp.
Một diễn đàn đa phương giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ do các nước bên thứ ba đứng ra làm người trung gian, mà Mỹ cộng tác, ủng hộ hay giữ vai trò đồng điều phối với ASEAN có thể sẽ là một cách tiếp cận. Không tham gia vào tranh chấp chủ quyền, nhưng tham gia vào giải quyết tranh chấp chủ quyền không những đảm bảo về lợi ích, mà còn tạo lại đồng thuận về sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đặc biệt từ phản ứng tích cực của các đồng minh và các nước trong vùng. Nhật Bản và Úc đã đưa ra quan ngại về tình hình tại biển Đông và ủng hộ phương thức đa phương. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật trong một bài viết nhấn mạnh rằng Nhật và Mỹ cần tích cực hỗ trợ ASEAN trong vấn đề gia giảm căng thẳng.
Mới đây bảy nước thành viên ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore đã cùng nêu lên tiếng nói chung tại New York, kêu gọi một giải pháp hòa bình và vận dụng công ước của Liên Hiệp Quốc trong giải quyết các tranh chấp. Hành động này chứng tỏ một liên kết nội khối trong điều kiện cần thiết là hoàn toàn có thể và khẳng định lại lời đại sứ chủ tịch ASEAN 2011 Indonesia đề cao yếu tố tham gia của "thành phần thứ ba" trong quá trình tìm ra giải pháp.
Từ góc nhìn các nước ASEAN, gắn lợi ích các thế lực bên ngoài vào một định chế sẽ tạo ra cơ hội tốt để thực hiện "cân bằng quyền lực mềm" (soft balancing), giúp giảm bớt khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc. Quan trọng hơn, vũ khí lúc này tập trung vào xây dựng luật pháp, thể chế và chuẩn mực hành vi. Chiến hạm vẫn chạy, súng có thể lên nòng, nhưng ít nhất là từ ngoài xa trăm dặm. Giải pháp cho biển Đông lúc đó không phải là một chạy đua vũ trang hay thiết lập liên minh quân sự để cân bằng lực lượng, mà đó chỉ là phương tiện giữ nhiệm vụ như một biện pháp phòng ngừa và răn đe để buộc tất cả các bên ngồi vào đàm phán.
Siêu cường trong tư thế lưỡng nan về ngân sách có thể đặt kỳ vọng nước Mỹ đứng ra như một người điều phối toàn bộ quá trình định chế hóa trong một câu trả lời tương đối, và cần thiết những nguồn lực khác bổ sung.
Sức mạnh của công luận quốc tế
Nhắc lại, trong một cộng đồng tôn trọng luật, thì công luận cũng là một người chấp pháp. Hiện diện của sức mạnh trong văn cảnh này đến từ đạo đức và luật pháp, thể hiện rõ nét nhất qua tiếng nói ủng hộ và phản đối từ cộng đồng quốc tế trước những hành vi đi ngược lại các giá trị chung. Một trong số đó rõ ràng là chống giải quyết vấn đề bằng vũ lực, cũng như hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Ảnh BBC |
Định chế hóa là cái đích phải đi, cân bằng mềm, thiết lập liên minh lợi ích thông qua thể chế và kiến tạo dư luận là những viên đá mở đường. Quan trọng hơn cả là quyết tâm thương thảo một trật tự mới của Biển Đông thông qua định chế quốc tế và một niềm tin về một trật tự mới, trong đó luật pháp và chuẩn tắc đóng vai trò hoa tiêu cho mọi hành vi. Dẫu biết rằng, Á châu không phải là Âu châu, khó có thể mơ ước một sớm một chiều cộng đồng an ninh cùng chia sẻ chung một thang giá trị. Thế nhưng ước mơ chỉ có thể tiệm cận đến hiện thực, khi người ta cụ thể hoá những kịch bản mình đang mơ ước.
Trên góc nhìn đó, cơ chế kiến tạo an ninh cộng đồng dưới sự cầm trịch của ASEAN (dưới sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh) qua trường hợp tranh chấp biển Đông có thể là bước đi đầu cho một lộ trình dài hơi. Đối với các nước ASEAN và Việt Nam, đây không chỉ là đối sách ngắn hạn, mà là mục tiêu hướng tới lâu dài.
Theo TVN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT