(VietNam7) Đến tận bây giờ, bà Nguyễn Thị Hợp, nhân viên Công ty môi trường đô thị số 3 Hà Nội chưa bao giờ tin chuyện ma quỷ trên đời, thế nên việc nhìn thấy hình ảnh hai đứa trẻ đang cười đùa, tranh nhau chỗ ngồi trong lòng bà, gọi bà là mẹ và léo nhéo đòi mua kẹo, bà cũng chỉ coi đó như một ảo giác do tự kỷ ám thị mà ra.
Bình tĩnh nhớ lại bà mường tượng ra đó là 2 đứa gần đây nhất trong số 7 đứa trẻ bà đã nhặt được xác của chúng từ những thùng rác công cộng.Những sinh linh vô tội
Công viên Thống Nhất một buổi sáng cuối tuần đầu đông vắng khách, chỉ lác lác những đôi tình nhân đang ôm siết nhau thật chặt. Biết chúng tôi hỏi chuyện về những hài nhi bé nhỏ bị vứt trong thời gian gần đây, ông bảo vệ tóc đã ngả hoa râm thở dài thườn thượt, rồi chép miệng: "Chuyện đó như là cơm bữa rồi, ngày xưa việc làm đó bị coi là tội ác đáng ghê tởm, bây giờ người ta coi việc vứt xác con như là hiển nhiên như vứt xác một con vật nào đó vậy. Không hiểu lương tâm họ ở đâu nữa"?
Công viên Thống Nhất - nơi phát hiện rất nhiều xác trẻ em bị bỏ rơi |
Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, bà Hợp nhớ lại lần đầu tiên chạm trán xác thai nhi: Đó là một buổi chiều nắng gắt như muốn vỡ toang bầu trời. Một người đàn ông đi chiếc xe ga sang trọng, chở sau lưng là người đà bà nục nịch, cầm trên tay một chiếc túi nilon khá nặng.
Nhìn từ xa, chiếc túi nilon mang màu rực rỡ, khiến chị đồng nát tò mò nghĩ rằng biết đâu trong đó còn có món đồ gì bán được, nghĩ rồi chị nấn ná đi theo họ. Thấy đông người và khó chịu vì sự có mặt bất thường của chị đồng nát, người đàn bà lẩm bẩm rồi huých tay cho lái xe rồ ga phóng vào chỗ khuất của những chiếc thùng rác ngoài cổng công viên, vất bịch chiếc túi xuống và biến mất.
Bà Hợp khi đó cùng với đồng nghiệp đang dọn vệ sinh ở gần đó, thấy chị đồng nát xin phép lấy chiếc túi, bà gật đầu, nghĩ chị ta chắc nghèo và khốn khổ lắm. Nhưng chỉ ít giây sau, tiếng hét thất thanh của cô đồng nát khiến bà giật mình, quay lại đã thấy gương mặt chị ta tái mét không còn giọt máu.
Bà chạy lại mở to chiếc túi ra. Hỡi ôi, bà Hợp khi đó không dám tin nổi vào mắt mình: Trong túi là một hài nhi kháu khỉnh, là con trai, nặng chừng hơn 3kg, đỏ hỏn nhưng đã tắt thở, bắt đầu lạnh toát. Đôi mắt nhòa đi, bà run rẩy chắp tay vái lạy trời đất. Mồ hôi trên trán vã ra như tắm, nước mắt bà chỉ trực trào. Nhìn đứa trẻ khôi ngô, nằm gọn trong túi như đang ngủ, lại mang linh cảm của một người mẹ đã quen với việc mang nặng đẻ đau, bà đoán, có lẽ nó cũng đã được cất đôi ba tiếng khóc chào cuộc đời hẩm hiu trước khi bị mẹ cha rũ bỏ.
Cũng mang trong lòng những nỗi ám ảnh về những xác trẻ thơ vộ tội bị vứt bỏ, bà Nguyễn Thị Măng, sau hơn 20 năm gắn bó với môi trường đô thị không còn thấy xa lạ gì khi chúng tôi hỏi chuyện. Bà nói rằng mà không muốn nhớ lại, bởi mỗi lần nhớ lại, đối với bà, là một lần đau.
Nếu như không hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của bà Măng, nhiều người hẳn sẽ mỉa mai cái cách nói chuyện... nực cười của bà, cho rằng bà ôm rơm rặm bụng mới đi đau xót cho thiên hạ. Nói chuyện với chúng tôi, bà Măng trầm trầm, bà sinh được 2 đứa con, chồng bà chết sớm, đứa con thứ 2 của bà bị đẻ rơi ở ngoài đường, lại đẻ non tháng do cuộc sống khổ cực nay đây mai đó, nên nó 18 tuổi đầu mà vẫn dặt dẹo và nhỏ thó như đứa lên mười.
Chính vì quá yêu thương con mình mà mỗi lần gặp xác những đứa trẻ bị bỏ rơi, bà Măng thường không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên bà nhìn thấy một hài nhi là vào tảng sáng mùa đông cách đây 3 năm. Đứa bé đỏ hỏn, được bọc kín trong túi nilon màu đen, lúc bà cầm lên, quanh mình nó còn nguyên nhau ở rốn, tươi nguyên màu máu còn đôi mắt nó thì vĩnh viễn không bao giờ mở ra được. Đứa bé nặng chừng 1kg và bà cũng không rõ là trai hay gái.
Cả bà Hợp cũng như bà Măng, sau lần đầu tiên chứng kiến những xác trẻ vô tội ấy, những lần sau đối với họ bớt bàng hoàng hơn. Mỗi lần như thế, họ lại nghĩ rằng, một tội ác đã được gây ra trên cuộc đời. Và bà Măng còn băn khoăn khôn tả, là tại sao hơn 20 năm trong nghề, chỉ đến khi mấy năm gần đây, khi cuộc sống hiện đại hơn, người ta thành đạt và lũ trẻ được học hành nhiều hơn, thì những xác trẻ lại bị vứt nhiều đến thế. Bà Măng nhẩm tính, chỉ riêng năm ngoái, người ta đã nhặt được 7 các xác hài nhi bị vứt bỏ chỉ riêng ở quanh khu vực này...
Lời xin lỗi nào cho con
Bà Nguyễn Thị Măng |
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Song hành với nó là tỷ lệ những người vô sinh ngày càng tăng. Có tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện phụ sản TW, người ta mới phần nào hiểu hết được những nỗi khát khao có những đứa con do chính mình dứt ruột đẻ ra. Cầu thang dẫn lên khoa Hiếm muộn đã đón hàng nghìn bước chân chỉ với hy vọng tìm được cho mình hạnh phúc từ những tiếng trẻ khóc bi bô. Có những bước chân ra về trong hân hoan hạnh phúc, lại có những bước chân tuyệt vọng não nề. Có nghe những bước chân ấy, mới hiểu được rằng, đứa con là nỗi khát khao được làm cha làm mẹ, làm tròn những thiên chức mà cuộc đời ban tặng.
Là một bác sỹ, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hòa- Nguyên Phó vụ trưởng vụ Bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế đã từng không ít lần chứng kiến hình ảnh những đưa trẻ ra đời trong hân hoan hạnh phúc của người mẹ, bà cũng từng nhiều lần chứng kiến biết bao người phụ nữ tuyệt vọng vì không còn khả năng có con do tuổi trẻ buông thả, lầm lạc. Họ, do tuổi đời khi đó còn quá trẻ, cũng do niềm tin mù quáng vào tình yêu mà không giữ được mình. Họ, khi đó đã đang tâm chối bỏ quyền được ôm đứa bé vào lòng, ủ cho con hơi ấm, mà biến chúng thành những hài nhi không nhà, những linh hồn vô tội.
Tuổi thơ của một đứa trẻ thường lắm diệu kỳ. Những đứa trẻ ngoan hay được bố mẹ đưa đi chơi trên đoàn tàu xình xịch trong Công viên Thống Nhất. Những bánh ray ấy ngày ngày vòng quanh, như bánh xe đời quay mãi, ở đó những đứa trẻ nhờ tình yêu của bố mẹ chúng mà lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra đã biết đến công viên, vệ đường, nhưng không phải để tìm điều kỳ diệu, chỉ bởi chúng bị coi như một thứ rác, là sản phẩm của những người mẹ, người cha vụng trộm và đang tâm chối bỏ con mình.
Là một bác sỹ, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hòa- Nguyên Phó vụ trưởng vụ Bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế đã từng không ít lần chứng kiến hình ảnh những đưa trẻ ra đời trong hân hoan hạnh phúc của người mẹ, bà cũng từng nhiều lần chứng kiến biết bao người phụ nữ tuyệt vọng vì không còn khả năng có con do tuổi trẻ buông thả, lầm lạc. Họ, do tuổi đời khi đó còn quá trẻ, cũng do niềm tin mù quáng vào tình yêu mà không giữ được mình. Họ, khi đó đã đang tâm chối bỏ quyền được ôm đứa bé vào lòng, ủ cho con hơi ấm, mà biến chúng thành những hài nhi không nhà, những linh hồn vô tội.
Tuổi thơ của một đứa trẻ thường lắm diệu kỳ. Những đứa trẻ ngoan hay được bố mẹ đưa đi chơi trên đoàn tàu xình xịch trong Công viên Thống Nhất. Những bánh ray ấy ngày ngày vòng quanh, như bánh xe đời quay mãi, ở đó những đứa trẻ nhờ tình yêu của bố mẹ chúng mà lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra đã biết đến công viên, vệ đường, nhưng không phải để tìm điều kỳ diệu, chỉ bởi chúng bị coi như một thứ rác, là sản phẩm của những người mẹ, người cha vụng trộm và đang tâm chối bỏ con mình.
Theo PLXH
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT