Phần lớn các bài viết  về chuyện ăn chơi sa đọa được đăng trên các báo chỉ bám vào một số tin pháp luật sau đó mông má, bịa đặt.



Những hình ảnh được cho là “ăn chơi thác loạn của dân chơi 9x"
Gần đây, nhiều tờ báo đăng tin việc công an Hà Nội bắt 3 cô gái "múa thoát y trong quán karaoke". Thế nhưng đọc mỏi cả mắt không thấy trong tin có việc "múa thoát y" mà là "múa sexy"(?).

Chưa hết, sau sự kiện trên, một số báo điện tử lập tức có bài phóng sự về múa thoát y. Các chi tiết trong bài rất mù mờ, chủ yếu "nghe kể" qua những người quen có tên A., tên B... Minh họa cho bài viết luôn là các bức ảnh vũ trường, thậm chí không phải của Việt Nam.

“Nếu tác giả của bài viết là một phóng viên non trẻ thì không thể thâm nhập vào chốn ăn chơi rất tốn kém này”, một người làm báo lâu năm nhận xét.

Việc thổi phồng như vậy khiến không ít người đọc cảm thấy "xã hội ngày càng nhiều tiêu cực", đồng thời khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Những bài viết phê phán thói xấu của giới trẻ là rất cần thiết. Thế nhưng bài viết cần có cách đặt vấn đề, dẫn chứng chính xác và chú ý đến tính giáo dục nhiều hơn. Một số bài viết giật tít là trào lưu nhưng trong bài chỉ có một, hai dẫn chứng. Cách sử dụng ngôn từ trong bài viết cũng rất thô tục, sặc mùi xác thịt. Như vậy, vô hình dung những bài viết này sẽ tác động không tốt đến lứa tuổi mới lớn, nhận thức chưa đầy đủ, tò mò và ham vui.

Những đứa trẻ lười học, mải chơi, nếu đọc những bài viết này sẽ bị kích thích và có thể làm theo để chơi trội, thể hiện đẳng cấp. Vì thế, các bài viết về thói hư tật xấu của giới trẻ cần lột tả được tính nghiêm trọng của vấn đề nhưng không nên gọi nó là một trào lưu của teen. Thay vì việc giật tít thật giật gân, người viết có thể dùng một cái tít mang tính giáo dục, nhân văn hơn. Mục đích của bài viết là phê phán những thú chơi xấu thì phải đặt hiệu quả của nó lên hàng đầu.

Theo đuôi :

ADVERTISEMENT