(VietNam7) Bây giờ đi ra đường, người ta chỉ cần liếc xem người đó đang đi xe hiệu gì, trị giá bao nhiêu, xài áo quần mác gì, điện thoại cảm ứng lấp lánh hay hay loại màn hình đen trắng nhà quê… là đủ đánh giá người đó thuộc loại quý tộc đại gia hay thu nhập thấp rồi.
Và từ đó mà định ra đẳng cấp, giá trị của người ta mà xử sự tôn kính hay khinh thường, hồ hởi hay lạnh nhạt.
Nhận định đó của tôi, có thể bị cho là bi quan, cực đoan, phiến diện… nhưng không thể không thừa nhận là hiện tượng đó đang hiện hữu mạnh mẽ trong xã hội chúng ta, manh nha trở thành trào lưu. Thực tế, người ta có quyền lựa chọn cho mình những quan niệm sống riêng, tôi không có quyển can thiệp, chê bai, kể cả khi quan niệm đó là sai lầm. Vì đó là chuyện của cá nhân họ, họ có quyền tự do. Miễn là sự tự do đó đừng làm hại đến ai. (Song than ôi, sống trong xã hội thì luôn có sự tương tác từ hữu hình đến vô hình. Mỗi cá nhân khi làm bất cứ điều gì đều để lại dấu vết trong xã hội, ảnh hưởng và tác động tới xã hội, bởi sự bắt chước, ảnh hưởng lẫn nhau, tương tác lẫn nhau… giữa từng cá nhân trong xã hội.) Nhưng, nếu nhìn nhận rộng ra, một khi những quan niệm lệch lạc đó trở thành hiện tượng xã hội, thành mốt, thành trào lưu của đời sống đương thời, thì nó không còn là chuyện của cá nhân, của một riêng ai nữa. Và lúc đó, hiện tượng đó sẽ trở thành căn bệnh của xã hội.
Tôi là một người ít mê nhạc sến cho lắm, vì nó ít giá trị về mặt nghệ thuật, nhất là trong ca từ. Nhưng trong số những bài hát đó, thỉnh thoảng vẫn lóe nên những câu có ý nghĩa, dù chưa chất chứa tính tư tưởng cao siêu, song vẫn hàm ẩn những triết lý thực dụng của đời sống. Chẳng hạn như câu này: “tôi khôn, tôi ngoan nhưng vẫn nghèo thì ai biết…”. Ý câu nhạc đó nói rằng: sự nghèo khổ khiến người ta mất hết giá trị của mình và bị người đời khinh khi, bỏ rơi.
Trong thực tế hiện nay, số đông chúng ta đang đánh đồng giữa sự giàu có chân chính và không chân chính, vì thực chất- và cũng nên thông cảm cho họ- là họ không thể phân biệt được đâu là sự giàu có được xây dựng bằng tâm trí – tài năng và những giọt mồ hôi với sự giàu có bằng mánh khóe và những trò bẩn thỉu mafia hay tham nhũng, hối lộ. Trước một chiếc xe hơi sáng lóa cáu cạnh, trước những bộ áo quần hàng hiệu thơm phức… số đông con người bị lóa mắt và lầm lẫn, cũng là điều dễ hiểu. (Và không ít phụ nữ bây giờ đểu đặt yếu tố vật chất là tiêu chí hàng đầu để chọn bồ hay đấng phu quân tương lai). Bởi vì khi trong trí não của họ chỉ dành cho sự sùng kính vật chất và những người hào nhoàng, họ không đủ tỉnh táo để phân biệt bản chất và con đường đi đến sự giàu có của người đó là gì.
Một lẽ khác nữa khiến số đông con người phải sùng kính sự giàu có. Bởi sự giàu có luôn đi kèm với sức mạnh và quyền lực và có thể mang lại quyền lợi cho ai đó, khi họ cam tâm làm đầu sai. Ông bà nói: “Vai mang túi bạc kè kè/Nói phải nói trái người nghe ầm ầm”. Tiền bạc vốn không xấu. Chỉ có con đường tạo ra tiền bạc đó và cách sử dụng tiền bạc của người đó như thế nào, mới tạo ra cái xấu.
Từ sự sùng kính sự giàu có sẽ dẫn đến bệnh sùng bái vật chất, coi vật chất là trên hết, xem nhẹ giá trị nhân cách, tâm hồn của chính mình và của người khác. Từ đó, người ta có thể bất chấp, dám làm tất cả miễn sao có nhiều tiền. Bao hành động tội ác, tội lỗi cũng đều nảy sinh từ lòng tham, từ sự ham muốn vật chất điên cuồng đó mà ra. Một khi giá trị của con người được nhìn nhận bằng sự giàu có, bằng tiền bặc, thì tài năng chân chính và nhân cách của con người sẽ bị coi rẻ. Đó là mối nguy của xã hội. Đó là mặt trái của sự giàu có, của sự quá chú trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến những giá trị nhân văn, đạo đức, tâm hồn của con người.
Tôi không thể tưởng tượng nổi một người đi xe hơi, ở nhà lầu, ăn sơn hào hải vị, nhưng không hề biết thưởng thức một bộ phim nghệ thuật, biết nghe nhạc giao hưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, một cuốn tiểu thuyết… thì người đó sẽ ra sao. Một xã hội toàn những kẻ giàu như thế sẽ rao sao? Tôi đoan chắc, ở những người như thế, thì khi làm giàu họ sẽ bất chấp. Mà giàu như thế có sướng ích gì?
Công bằng mà nói, nước ta giờ đang tạo ra nhiều kẻ trọc phú, giàu xổi hơn là những nhà giàu có học thức.
Từ sự giàu có của vật chất để đi đến sự giàu có của tâm hồn, nhân cách và trí tuệ, còn cần một khoảng cách rất xa, còn cần rất nhiều thời gian. Khoảng cách và thời gian đó rút ngắn được bao nhiêu, còn phụ thuộc vào sự điều hành của thể chế và cách nhìn nhận của xã hội.
Của cải vật chất có thể mang lại một cuộc sống tiện nghi, thoải mái cho con người, nhưng sự bình an về tâm hồn và những cảm xúc trong đời sống tinh thần của họ thì chưa chắc của cải đã có thể mang lại được. thực ra, với bề dày văn hóa – lịch sử của mình, cha ông ta đã đúc rút những bài hco5 quý báu để thấy sự giàu có không quan trọng bằng một cuộc sống an bình, hòa thuận, đầy ắp tình cảm. Từ những câu tục ngữ: “Thà rằng ăn bát cơm rau/Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”… đủ thấy cha ông ta khôn ngoan, sáng suốt biết bao nhiêu.
Giá trị của con người không thể đo bằng tiền hay địa vị được.
Nhận định đó của tôi, có thể bị cho là bi quan, cực đoan, phiến diện… nhưng không thể không thừa nhận là hiện tượng đó đang hiện hữu mạnh mẽ trong xã hội chúng ta, manh nha trở thành trào lưu. Thực tế, người ta có quyền lựa chọn cho mình những quan niệm sống riêng, tôi không có quyển can thiệp, chê bai, kể cả khi quan niệm đó là sai lầm. Vì đó là chuyện của cá nhân họ, họ có quyền tự do. Miễn là sự tự do đó đừng làm hại đến ai. (Song than ôi, sống trong xã hội thì luôn có sự tương tác từ hữu hình đến vô hình. Mỗi cá nhân khi làm bất cứ điều gì đều để lại dấu vết trong xã hội, ảnh hưởng và tác động tới xã hội, bởi sự bắt chước, ảnh hưởng lẫn nhau, tương tác lẫn nhau… giữa từng cá nhân trong xã hội.) Nhưng, nếu nhìn nhận rộng ra, một khi những quan niệm lệch lạc đó trở thành hiện tượng xã hội, thành mốt, thành trào lưu của đời sống đương thời, thì nó không còn là chuyện của cá nhân, của một riêng ai nữa. Và lúc đó, hiện tượng đó sẽ trở thành căn bệnh của xã hội.
Tôi là một người ít mê nhạc sến cho lắm, vì nó ít giá trị về mặt nghệ thuật, nhất là trong ca từ. Nhưng trong số những bài hát đó, thỉnh thoảng vẫn lóe nên những câu có ý nghĩa, dù chưa chất chứa tính tư tưởng cao siêu, song vẫn hàm ẩn những triết lý thực dụng của đời sống. Chẳng hạn như câu này: “tôi khôn, tôi ngoan nhưng vẫn nghèo thì ai biết…”. Ý câu nhạc đó nói rằng: sự nghèo khổ khiến người ta mất hết giá trị của mình và bị người đời khinh khi, bỏ rơi.
Sự giàu có hiện đang làm không ít người lóa mắt, sùng kính - Ảnh minh họa
Tôi không phủ nhận, chê bai sự giàu có, miễn là sự giàu có đó là chân chính. Bởi sự giàu có vẫn luôn là mơ ước của con người. Sự giàu có và mơ ước giàu có không có gì là xấu xa, tội lỗi. Nhưng quan trọng là anh làm giàu bằng cách nào. Phương thức làm giàu của anh có dẫm đạp lên nhân cách, tước đoạt, thậm chí cướp giựt quyền lợi của người khác không. Trong thực tế hiện nay, số đông chúng ta đang đánh đồng giữa sự giàu có chân chính và không chân chính, vì thực chất- và cũng nên thông cảm cho họ- là họ không thể phân biệt được đâu là sự giàu có được xây dựng bằng tâm trí – tài năng và những giọt mồ hôi với sự giàu có bằng mánh khóe và những trò bẩn thỉu mafia hay tham nhũng, hối lộ. Trước một chiếc xe hơi sáng lóa cáu cạnh, trước những bộ áo quần hàng hiệu thơm phức… số đông con người bị lóa mắt và lầm lẫn, cũng là điều dễ hiểu. (Và không ít phụ nữ bây giờ đểu đặt yếu tố vật chất là tiêu chí hàng đầu để chọn bồ hay đấng phu quân tương lai). Bởi vì khi trong trí não của họ chỉ dành cho sự sùng kính vật chất và những người hào nhoàng, họ không đủ tỉnh táo để phân biệt bản chất và con đường đi đến sự giàu có của người đó là gì.
Một lẽ khác nữa khiến số đông con người phải sùng kính sự giàu có. Bởi sự giàu có luôn đi kèm với sức mạnh và quyền lực và có thể mang lại quyền lợi cho ai đó, khi họ cam tâm làm đầu sai. Ông bà nói: “Vai mang túi bạc kè kè/Nói phải nói trái người nghe ầm ầm”. Tiền bạc vốn không xấu. Chỉ có con đường tạo ra tiền bạc đó và cách sử dụng tiền bạc của người đó như thế nào, mới tạo ra cái xấu.
Từ sự sùng kính sự giàu có sẽ dẫn đến bệnh sùng bái vật chất, coi vật chất là trên hết, xem nhẹ giá trị nhân cách, tâm hồn của chính mình và của người khác. Từ đó, người ta có thể bất chấp, dám làm tất cả miễn sao có nhiều tiền. Bao hành động tội ác, tội lỗi cũng đều nảy sinh từ lòng tham, từ sự ham muốn vật chất điên cuồng đó mà ra. Một khi giá trị của con người được nhìn nhận bằng sự giàu có, bằng tiền bặc, thì tài năng chân chính và nhân cách của con người sẽ bị coi rẻ. Đó là mối nguy của xã hội. Đó là mặt trái của sự giàu có, của sự quá chú trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến những giá trị nhân văn, đạo đức, tâm hồn của con người.
Tôi không thể tưởng tượng nổi một người đi xe hơi, ở nhà lầu, ăn sơn hào hải vị, nhưng không hề biết thưởng thức một bộ phim nghệ thuật, biết nghe nhạc giao hưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, một cuốn tiểu thuyết… thì người đó sẽ ra sao. Một xã hội toàn những kẻ giàu như thế sẽ rao sao? Tôi đoan chắc, ở những người như thế, thì khi làm giàu họ sẽ bất chấp. Mà giàu như thế có sướng ích gì?
Công bằng mà nói, nước ta giờ đang tạo ra nhiều kẻ trọc phú, giàu xổi hơn là những nhà giàu có học thức.
Từ sự giàu có của vật chất để đi đến sự giàu có của tâm hồn, nhân cách và trí tuệ, còn cần một khoảng cách rất xa, còn cần rất nhiều thời gian. Khoảng cách và thời gian đó rút ngắn được bao nhiêu, còn phụ thuộc vào sự điều hành của thể chế và cách nhìn nhận của xã hội.
Của cải vật chất có thể mang lại một cuộc sống tiện nghi, thoải mái cho con người, nhưng sự bình an về tâm hồn và những cảm xúc trong đời sống tinh thần của họ thì chưa chắc của cải đã có thể mang lại được. thực ra, với bề dày văn hóa – lịch sử của mình, cha ông ta đã đúc rút những bài hco5 quý báu để thấy sự giàu có không quan trọng bằng một cuộc sống an bình, hòa thuận, đầy ắp tình cảm. Từ những câu tục ngữ: “Thà rằng ăn bát cơm rau/Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”… đủ thấy cha ông ta khôn ngoan, sáng suốt biết bao nhiêu.
Giá trị của con người không thể đo bằng tiền hay địa vị được.
Theo Baoblog.Net
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT