(VietNam7) Giới toán học thế giới coi ông là “cha đẻ của tối ưu toàn cục”, người mở đường cho một chuyên ngành toán học mới.
Nổi tiếng trên thế giới, rồi mới được trong nước chú ý tới
Một ngày đầu năm, tôi đến thăm GS Hoàng Tuỵ tại nhà riêng ở phố Đội Cấn, Hà Nội. Ông đã “ngoại bát tuần” nhưng vẫn khoẻ, sáng suốt, dồi dào sức sáng tạo. Tờ Journal of Optimization Theory and Applications (Tạp chí Tối ưu hoá lý thuyết và ứng dụng) trong những số gần đây vẫn đăng các công trình mới của ông. Ông vẫn được mời sang Pháp, Mỹ cộng tác nghiên cứu...
Cứ mỗi lần gặp GS Tuỵ, tôi lại nhớ đến câu nói của anh bạn tôi, một tiến sĩ khoa học toán học: “Ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có phần còn hơn ở trong nước; nổi tiếng trên thế giới, rồi mới được trong nước chú ý tới!”
Năm 1990, Tiến sĩ Neal Koblitz, cựu sinh viên Đại học Harvard, giáo sư Đại học Washington, sang thăm Việt Nam. Trở về Mỹ, ông viết một bài báo tiếng Anh dài tới 30 nghìn từ, chiếm 19 trang tạp chí, kèm theo 10 bức ảnh, 1 tấm bản đồ và 3 bức biểu đồ, đăng trên tờ The Mathematical Intelligencer (Người đưa tin toán học).
Đây là tờ tạp chí của nhà xuất bản lớn bậc nhất thế giới về khoa học và kỹ thuật Springer - Verlag (mà bạn đọc chủ yếu là các nhà toán học chuyên nghiệp ở tất cả các nước). N. Koblitz đặt tên cho bài báo: Hồi ức về toán học ở một đất nước bị phong tỏa.
Tác giả dành phần lớn bài báo để kể tỉ mỉ về quê hương, dòng họ, thời niên thiếu, thanh niên cũng như quá trình học tập, sáng tạo của nhà toán học Hoàng Tuỵ mà nhiều kết quả trong lĩnh vực lý thuyết tối ưu toàn cục được coi là kinh điển, được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Bài báo lớn của một giáo sư toán học Mỹ làm cho tên tuổi Hoàng Tuỵ càng trở nên nổi tiếng trong giới toán học quốc tế. Cho đến lúc đó, ở nước ta, chưa hề có một bài báo nào bằng tiếng Việt viết về GS Tuỵ dài và sâu như thế!
Đó là một “luận cứ” khiến anh bạn tôi cho rằng “ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có khi còn hơn ở trong nước!...”. Và còn nhiều “luận cứ” khác nữa.
Hội thảo Quốc tế mừng thọ “cha đẻ của tối ưu toàn cục”
Hoàng Tuỵ sinh ngày 27/12/1927, vậy mà, ngay từ mấy tháng đầu năm 1997, giới toán học quốc tế trong chuyên ngành của ông đã sốt sắng chuẩn bị một hình thức đầy ý nghĩa mừng ông thọ 70 tuổi: tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Thụy Điển.
Đầu năm 1997, tôi được anh bạn tiến sĩ khoa học kia đưa cho xem bản thông báo sau đây mà anh nhận được qua Internet:
“Nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 70 của GS Hoàng Tuỵ, người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát, một cuộc hội thảo ba ngày sẽ được tổ chức tai Viện Công nghệ Linkoping, Thuỵ Điển với chủ đề: Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục.”
Bản thông báo cho biết đây là cuộc hội thảo nhằm vinh danh GS Hoàng Tuỵ (Workshop in Honor of Prof. Hoang Tuy) diễn ra tại Thuỵ Điển từ ngày 20 đến 22/8/1997. Các nhà toán học muốn dự cần gửi bản tóm tắt công trình của mình chậm nhất vào ngày 1/6/1997 để kịp tập hợp in thành một cuốn sách đề tặng GS Hoàng Tuỵ (dedicated to Prof. Hoang Tuy).
Sau khi hội thảo kết thúc, cuốn sách được Kluwer Academic Publishers, cũng là một nhà xuất bản lớn về khoa học và kỹ thuật trên thế giới, ấn hành ở Boston (Mỹ), London (Anh), Dordrecht (Hà Lan) và nhiều nơi khác.
Năm 2007, mừng GS Hoàng Tuỵ 80 tuổi, giới toán học quốc tế lại tổ chức tại Pháp một cuộc hội thảo về tối ưu toàn cục để vinh danh ông một lần nữa.
Hoàng Tuỵ được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” (the father of Global Optimization). Ngày nay, bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này, đều phải học những điều đã trở thành kinh điển như Tuy’s cut (lát cắt Tuỵ), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tuỵ), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tuỵ...
Cuốn sách toán tiếng Anh do GS Hoàng Tuỵ viết chung với GS Reiner Horst (CHLB Đức) nhan đề Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) dày 694 trang, được nhà xuất bản Springer - Verlag in lần đầu năm 1990, lần thứ hai năm 1993, lần thứ ba (có sửa chữa) năm 1996.
Đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên có hệ thống về chuyên ngành này. Do vậy, GS Hiroshi Konno, người Nhật Bản, mới nhận xét: Cuốn sách ấy “được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn Kinh thánh của chuyên ngành tối ưu toàn cục” (was appreciated by many researchers as the Bible of global optimization), và, trên thực tế, nhiều người bắt đầu các công trình nghiên cứu nghiêm túc của mình về tối ưu toàn cục là nhờ “được cuốn sách mở đường ấy cổ vũ” (motivated by this path-breaking book).
Cách đây mấy năm, tờ báo điện tử Operation-Research Bulletin (Bản tin Vận trù học), diễn đàn của các nhà vận trù học châu Á - Thái Bình Dương, số tháng 9/2002, đã ra một chuyên đề về GS Hoàng Tụy, gồm nhiều bài và ảnh: bài của TS Takahito Kuno phỏng vấn GS Hoàng Tuỵ; bài hồi ức của TS Taketomo Mitsui nhan đề Prof. Hoang Tuy - A Prominent Applied Mathematician (GS Hoàng Tuỵ - Nhà toán học ứng dụng lỗi lạc); bài hồi ức của GS Hiroshi Konno nhan đề A Tribute to Prof. Hoang Tuy (Để tỏ lòng tôn kính GS Hoàng Tuỵ); cùng một số bức ảnh GS Tuỵ chụp chung với các nhà toán học Nhật Bản, do TS Takahito Kuno chọn và giới thiệu dưới tiêu đề Santa Claus Coming from a Southern Country (Ông già Noel đến từ một đất nước phương nam).
Chẳng là vì GS Tuỵ có mái tóc trắng như tuyết và cứ mỗi lần đến Nhật Bản lại mang tới cho các nhà toán học xứ sở hoa anh đào nhiều ý tưởng mới hấp dẫn như những món quà mà Ông già Noel mang lại. Qua số báo, các nhà toán học Nhật Bản muốn tỏ bày lòng ngưỡng mộ đối với nhà toán học Việt Nam lão thành.
Vượt Trường Sơn tầm sư học đạo
Đối với thế hệ trẻ trước đây và hôm nay, cuộc đời GS Hoàng Tụy luôn là một tấm gương sáng chói về lòng say mê khoa học, về ý chí kiên cường vượt qua mọi trở lực, khắc phục khó khăn để thực hiện cho kỳ được ước mơ tha thiết từ thuở thiếu thời.
Xuất thân từ dòng họ vị Phó bảng yêu nước Hoàng Diệu, ngay khi còn học trường làng ở Xuân Đài (Quảng Nam), cậu bé Tuỵ đã tỏ ra rất thông minh, học rất giỏi cả văn và toán. Ra Huế, vào Trường Quốc học, anh Tuỵ vẫn giỏi cả văn và toán. Nhưng, về sau, anh dành nhiều thời gian hơn cho môn toán vì bắt đầu mơ ước trở thành nhà toán học.
15 tuổi, anh mắc phải chứng tức ngực, khó thở, liệt một phần cơ thể, phải bỏ học hơn một năm ở Trường Quốc học Huế. Khi khỏi bệnh, không muốn lưu ban, anh đành ra học trường tư. Nhưng rồi anh “nhảy” hai lớp, “liều” thi tú tài toán. Nào ngờ chàng thư sinh “nhảy cóc” kia lại đỗ và, hơn nữa, đỗ... thủ khoa Trung Bộ!
Tháng 9/1946, anh ra Hà Nội học Đại học Khoa học lúc bấy giờ do GS Nguyễn Thúc Hào làm Quyền Giám đốc và trực tiếp giảng dạy môn toán. Nhưng rồi lính mũ đỏ gây hấn ở phố Hàng Bún; xe Jeep nhà binh Pháp lồng lộn trong đêm. Trước ngày tự vệ sao vuông thành Hoàng Diệu nổ súng đánh trả quân xâm lược, anh Tuỵ dạo khắp phố hè Hà Nội, tìm mua những cuốn sách toán bằng tiếng Pháp mang về quê ở Quảng Nam để tự học dần.
Năm 1951, đang dạy tại Trường trung học Lê Khiết trong vùng tự do liên khu 5, được tin GS Lê Văn Thiêm đã rời Thuỵ Sĩ trở về bưng biền Nam Bộ, và rồi ông đã đi bộ ra Việt Bắc, anh Tuỵ liền khẩn khoản đề nghị Sở Giáo dục cho phép anh ra Tuyên Quang thụ giáo thầy Thiêm.
Tuyến đường dọc Trường Sơn ngày ấy còn là một lối mòn nhỏ hẹp len lỏi giữa rừng sâu, xe cơ giới chưa thể qua lại như đường Hồ Chí Minh sau này. Thế nhưng đã được tổ chức rất tốt. Cứ mỗi chặng 30 kilômét lại có một trạm nghỉ đêm và hôm sau có giao liên dẫn đường cho cán bộ, bộ đội đi tiếp.
Trong balô, anh Tụy chỉ mang theo gạo, muối, sách toán, và thuốc. Quý nhất là quinakrine chữa sốt rét và vitamin B chống phù nề. Ăn cơm với muối, rau rừng. Ba mối nguy hiểm chết người lúc đó là: bị quân Pháp phục kích, bị hổ vồ, và bị sốt rét ác tính.
Ở miệt U Bò, Ba Rền có “ông ba mươi” đã ăn thịt mấy chục anh cán bộ, bộ đội! Thế nhưng, ta không dám nổ súng bắn hổ vì sợ lộ, máy bay địch tới ném bom. Một anh đi cuối đoàn, tụt quai hậu dép lốp, dừng chân rút lại quai, thế là bị hổ vồ, tha vào rừng!...
Ròng rã nửa năm trời cuốc bộ, anh mới ra đến Tuyên Quang. Tới nơi thì GS Thiêm đã sang Trung Quốc! Thế là anh vượt biên giới Việt - Trung đi tiếp tới Khu Học xá trung ương lúc bấy giờ đóng nhờ trên đất Trung Quốc, tại ngoại thành Nam Ninh.
Hà Nội giải phóng. Anh trở về nước, giảng bài tại Trường Đại học Khoa học. Tháng 7/1957, anh được cử sang Liên Xô thực tập.
Chỉ sau hơn một năm đến Moskva, anh viết xong luận án tiến sĩ - quãng thời gian ngắn đáng ngạc nhiên đối với một người tự học chương trình đại học.
Nhưng anh đã không mãn nguyện với tấm bằng tiến sĩ cùng lèo tèo vài ba công trình đầu tay! Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta mới có một nhà toán học lớn với hơn 130 công trình sâu sắc, bề thế, hầu hết được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín cao.
Có thể nói, bên cạnh tư chất bẩm sinh thông minh vượt trội, thì ý chí sắt đá bất chấp mọi hiểm nguy, quyết vượt Trường Sơn tầm sư học đạo, coi học tập và nghiên cứu là lẽ sống đã giúp nhà toán học ấy đạt tới đỉnh cao vinh dự: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba, nhận xét: “Hoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao của toán học Việt Nam”.
Một ngày đầu năm, tôi đến thăm GS Hoàng Tuỵ tại nhà riêng ở phố Đội Cấn, Hà Nội. Ông đã “ngoại bát tuần” nhưng vẫn khoẻ, sáng suốt, dồi dào sức sáng tạo. Tờ Journal of Optimization Theory and Applications (Tạp chí Tối ưu hoá lý thuyết và ứng dụng) trong những số gần đây vẫn đăng các công trình mới của ông. Ông vẫn được mời sang Pháp, Mỹ cộng tác nghiên cứu...
Cứ mỗi lần gặp GS Tuỵ, tôi lại nhớ đến câu nói của anh bạn tôi, một tiến sĩ khoa học toán học: “Ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có phần còn hơn ở trong nước; nổi tiếng trên thế giới, rồi mới được trong nước chú ý tới!”
Năm 1990, Tiến sĩ Neal Koblitz, cựu sinh viên Đại học Harvard, giáo sư Đại học Washington, sang thăm Việt Nam. Trở về Mỹ, ông viết một bài báo tiếng Anh dài tới 30 nghìn từ, chiếm 19 trang tạp chí, kèm theo 10 bức ảnh, 1 tấm bản đồ và 3 bức biểu đồ, đăng trên tờ The Mathematical Intelligencer (Người đưa tin toán học).
Đây là tờ tạp chí của nhà xuất bản lớn bậc nhất thế giới về khoa học và kỹ thuật Springer - Verlag (mà bạn đọc chủ yếu là các nhà toán học chuyên nghiệp ở tất cả các nước). N. Koblitz đặt tên cho bài báo: Hồi ức về toán học ở một đất nước bị phong tỏa.
Tác giả dành phần lớn bài báo để kể tỉ mỉ về quê hương, dòng họ, thời niên thiếu, thanh niên cũng như quá trình học tập, sáng tạo của nhà toán học Hoàng Tuỵ mà nhiều kết quả trong lĩnh vực lý thuyết tối ưu toàn cục được coi là kinh điển, được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Bài báo lớn của một giáo sư toán học Mỹ làm cho tên tuổi Hoàng Tuỵ càng trở nên nổi tiếng trong giới toán học quốc tế. Cho đến lúc đó, ở nước ta, chưa hề có một bài báo nào bằng tiếng Việt viết về GS Tuỵ dài và sâu như thế!
Đó là một “luận cứ” khiến anh bạn tôi cho rằng “ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có khi còn hơn ở trong nước!...”. Và còn nhiều “luận cứ” khác nữa.
Hội thảo Quốc tế mừng thọ “cha đẻ của tối ưu toàn cục”
Hoàng Tuỵ sinh ngày 27/12/1927, vậy mà, ngay từ mấy tháng đầu năm 1997, giới toán học quốc tế trong chuyên ngành của ông đã sốt sắng chuẩn bị một hình thức đầy ý nghĩa mừng ông thọ 70 tuổi: tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Thụy Điển.
Đầu năm 1997, tôi được anh bạn tiến sĩ khoa học kia đưa cho xem bản thông báo sau đây mà anh nhận được qua Internet:
“Nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 70 của GS Hoàng Tuỵ, người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát, một cuộc hội thảo ba ngày sẽ được tổ chức tai Viện Công nghệ Linkoping, Thuỵ Điển với chủ đề: Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục.”
Bản thông báo cho biết đây là cuộc hội thảo nhằm vinh danh GS Hoàng Tuỵ (Workshop in Honor of Prof. Hoang Tuy) diễn ra tại Thuỵ Điển từ ngày 20 đến 22/8/1997. Các nhà toán học muốn dự cần gửi bản tóm tắt công trình của mình chậm nhất vào ngày 1/6/1997 để kịp tập hợp in thành một cuốn sách đề tặng GS Hoàng Tuỵ (dedicated to Prof. Hoang Tuy).
Sau khi hội thảo kết thúc, cuốn sách được Kluwer Academic Publishers, cũng là một nhà xuất bản lớn về khoa học và kỹ thuật trên thế giới, ấn hành ở Boston (Mỹ), London (Anh), Dordrecht (Hà Lan) và nhiều nơi khác.
Năm 2007, mừng GS Hoàng Tuỵ 80 tuổi, giới toán học quốc tế lại tổ chức tại Pháp một cuộc hội thảo về tối ưu toàn cục để vinh danh ông một lần nữa.
Hoàng Tuỵ được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” (the father of Global Optimization). Ngày nay, bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này, đều phải học những điều đã trở thành kinh điển như Tuy’s cut (lát cắt Tuỵ), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tuỵ), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tuỵ...
Cuốn sách toán tiếng Anh do GS Hoàng Tuỵ viết chung với GS Reiner Horst (CHLB Đức) nhan đề Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) dày 694 trang, được nhà xuất bản Springer - Verlag in lần đầu năm 1990, lần thứ hai năm 1993, lần thứ ba (có sửa chữa) năm 1996.
GS Hoàng Tụy làm việc tại nhà riêng. Ảnh HC |
Cách đây mấy năm, tờ báo điện tử Operation-Research Bulletin (Bản tin Vận trù học), diễn đàn của các nhà vận trù học châu Á - Thái Bình Dương, số tháng 9/2002, đã ra một chuyên đề về GS Hoàng Tụy, gồm nhiều bài và ảnh: bài của TS Takahito Kuno phỏng vấn GS Hoàng Tuỵ; bài hồi ức của TS Taketomo Mitsui nhan đề Prof. Hoang Tuy - A Prominent Applied Mathematician (GS Hoàng Tuỵ - Nhà toán học ứng dụng lỗi lạc); bài hồi ức của GS Hiroshi Konno nhan đề A Tribute to Prof. Hoang Tuy (Để tỏ lòng tôn kính GS Hoàng Tuỵ); cùng một số bức ảnh GS Tuỵ chụp chung với các nhà toán học Nhật Bản, do TS Takahito Kuno chọn và giới thiệu dưới tiêu đề Santa Claus Coming from a Southern Country (Ông già Noel đến từ một đất nước phương nam).
Chẳng là vì GS Tuỵ có mái tóc trắng như tuyết và cứ mỗi lần đến Nhật Bản lại mang tới cho các nhà toán học xứ sở hoa anh đào nhiều ý tưởng mới hấp dẫn như những món quà mà Ông già Noel mang lại. Qua số báo, các nhà toán học Nhật Bản muốn tỏ bày lòng ngưỡng mộ đối với nhà toán học Việt Nam lão thành.
Vượt Trường Sơn tầm sư học đạo
Đối với thế hệ trẻ trước đây và hôm nay, cuộc đời GS Hoàng Tụy luôn là một tấm gương sáng chói về lòng say mê khoa học, về ý chí kiên cường vượt qua mọi trở lực, khắc phục khó khăn để thực hiện cho kỳ được ước mơ tha thiết từ thuở thiếu thời.
Xuất thân từ dòng họ vị Phó bảng yêu nước Hoàng Diệu, ngay khi còn học trường làng ở Xuân Đài (Quảng Nam), cậu bé Tuỵ đã tỏ ra rất thông minh, học rất giỏi cả văn và toán. Ra Huế, vào Trường Quốc học, anh Tuỵ vẫn giỏi cả văn và toán. Nhưng, về sau, anh dành nhiều thời gian hơn cho môn toán vì bắt đầu mơ ước trở thành nhà toán học.
15 tuổi, anh mắc phải chứng tức ngực, khó thở, liệt một phần cơ thể, phải bỏ học hơn một năm ở Trường Quốc học Huế. Khi khỏi bệnh, không muốn lưu ban, anh đành ra học trường tư. Nhưng rồi anh “nhảy” hai lớp, “liều” thi tú tài toán. Nào ngờ chàng thư sinh “nhảy cóc” kia lại đỗ và, hơn nữa, đỗ... thủ khoa Trung Bộ!
Tháng 9/1946, anh ra Hà Nội học Đại học Khoa học lúc bấy giờ do GS Nguyễn Thúc Hào làm Quyền Giám đốc và trực tiếp giảng dạy môn toán. Nhưng rồi lính mũ đỏ gây hấn ở phố Hàng Bún; xe Jeep nhà binh Pháp lồng lộn trong đêm. Trước ngày tự vệ sao vuông thành Hoàng Diệu nổ súng đánh trả quân xâm lược, anh Tuỵ dạo khắp phố hè Hà Nội, tìm mua những cuốn sách toán bằng tiếng Pháp mang về quê ở Quảng Nam để tự học dần.
Năm 1951, đang dạy tại Trường trung học Lê Khiết trong vùng tự do liên khu 5, được tin GS Lê Văn Thiêm đã rời Thuỵ Sĩ trở về bưng biền Nam Bộ, và rồi ông đã đi bộ ra Việt Bắc, anh Tuỵ liền khẩn khoản đề nghị Sở Giáo dục cho phép anh ra Tuyên Quang thụ giáo thầy Thiêm.
Tuyến đường dọc Trường Sơn ngày ấy còn là một lối mòn nhỏ hẹp len lỏi giữa rừng sâu, xe cơ giới chưa thể qua lại như đường Hồ Chí Minh sau này. Thế nhưng đã được tổ chức rất tốt. Cứ mỗi chặng 30 kilômét lại có một trạm nghỉ đêm và hôm sau có giao liên dẫn đường cho cán bộ, bộ đội đi tiếp.
Trong balô, anh Tụy chỉ mang theo gạo, muối, sách toán, và thuốc. Quý nhất là quinakrine chữa sốt rét và vitamin B chống phù nề. Ăn cơm với muối, rau rừng. Ba mối nguy hiểm chết người lúc đó là: bị quân Pháp phục kích, bị hổ vồ, và bị sốt rét ác tính.
Ở miệt U Bò, Ba Rền có “ông ba mươi” đã ăn thịt mấy chục anh cán bộ, bộ đội! Thế nhưng, ta không dám nổ súng bắn hổ vì sợ lộ, máy bay địch tới ném bom. Một anh đi cuối đoàn, tụt quai hậu dép lốp, dừng chân rút lại quai, thế là bị hổ vồ, tha vào rừng!...
Ròng rã nửa năm trời cuốc bộ, anh mới ra đến Tuyên Quang. Tới nơi thì GS Thiêm đã sang Trung Quốc! Thế là anh vượt biên giới Việt - Trung đi tiếp tới Khu Học xá trung ương lúc bấy giờ đóng nhờ trên đất Trung Quốc, tại ngoại thành Nam Ninh.
Hà Nội giải phóng. Anh trở về nước, giảng bài tại Trường Đại học Khoa học. Tháng 7/1957, anh được cử sang Liên Xô thực tập.
Chỉ sau hơn một năm đến Moskva, anh viết xong luận án tiến sĩ - quãng thời gian ngắn đáng ngạc nhiên đối với một người tự học chương trình đại học.
Nhưng anh đã không mãn nguyện với tấm bằng tiến sĩ cùng lèo tèo vài ba công trình đầu tay! Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta mới có một nhà toán học lớn với hơn 130 công trình sâu sắc, bề thế, hầu hết được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín cao.
Có thể nói, bên cạnh tư chất bẩm sinh thông minh vượt trội, thì ý chí sắt đá bất chấp mọi hiểm nguy, quyết vượt Trường Sơn tầm sư học đạo, coi học tập và nghiên cứu là lẽ sống đã giúp nhà toán học ấy đạt tới đỉnh cao vinh dự: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba, nhận xét: “Hoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao của toán học Việt Nam”.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT