(VietNam7) "Lấy bằng cấp để “loè” cấp trên, đôi khi là hợp thức hoá cho cái quyết định của cấp trên theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” mới là đáng nói".
Ông là một trong số ít những người chỉ lấy bằng cử nhân với công việc đang làm. Vậy tại sao ông không lấy bằng cấp cao hơn, mặc dù với trình độ và danh tiếng của ông thì hoàn toàn có thể làm được điều đó?
Vì thế tôi ngại học lấy bằng lắm và bạn cũng thấy trong nghề nghiệp tôi ít có những công trình, tác phẩm như nhiều đồng nghiệp cùng lứa với tôi. Cũng vì thế mà có lẽ tôi làm báo, làm “sự kiện” nhiều hơn là làm người viết những bộ sử lớn hay viết những tác phẩm để đời.
Tôi hay có những sáng kiến nho nhỏ cũng vì thế, tôi làm công tác Hội cũng vì thế. Trên mạng, tôi thấy cũng có người chê tôi là như thế. Họ chê đúng đấy. Cho nên tôi rất ngại khi có người cứ hay “gán” cho tôi những học hàm, học vị mà tôi không có. Tôi hoàn toàn không nghĩ như bạn rằng “với trình độ và danh tiếng” tôi hoàn toàn có thể làm được việc... có bằng như mọi người; vì bảo vệ được một tấm bằng nghiêm chỉnh tốn thời gian lắm, nói cách khác là “chạy” thì được, làm thì không được, đương nhiên đó là bằng thật!
Tôi vào nghĩa trang Mai Dịch rất ấn tượng với một ngôi mộ chỉ ghi đúng một dòng “Cụ Hoàng Đạo Thuý”. Nghe đồn người nằm trong mộ chỉ muốn có 3 chữ ghi tên mình thôi, còn chữ “Cụ” vì giời cho tuổi tác cụ thọ quá, nên người sống không ai dám bớt.
Kể từ khi tôi đi làm bắt đầu từ tấm bằng cử nhân (1969) đến nay chẳng thấy có khó khăn chỉ vì mình không có học hàm học vị, trừ con đường làm công tác quản lý ở một cơ quan nghiên cứu (Viện Sử học), nhưng tôi thấy vì không có học hàm học vị nên con đường quan chức nhà nước của mình ngắn ngủi là phải lẽ thôi, không thắc mắc. Còn trong các tổ chức nghề nghiệp thì do anh em bầu, ưng thì mình làm, không ưng thì mình làm... việc khác.
Gần đây có thông tin quan chức khai man bằng cấp rồi có người không đi thi toán quốc tế cũng tự nhận mình đã đi thi. Ông đánh giá thế nào về những hiện tượng này?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi không bình luận cụ thể một ai, trước khi có sự phán xét của pháp luật. Nhưng nếu ai đó mắc phải điều ấy thì thật đáng tiếc trước khi đáng trách. Vì có người có tài thật (năng lực) nhưng lại có tật (thích hình thức). Tôi có cậu trợ lý, quyết mua bằng được cái bằng cử nhân chỉ vì người nhà bên vợ tỏ ý khinh mình không có bằng cấp, thua vợ đã là cử nhân.
Cậu ấy mua theo đúng nghĩa đen, nhưng thực ra tôi và ai biết cũng nhận rằng cậu ấy sáng dạ, thông minh và tử tế hơn cả một số người có bằng cấp. Nếu trách người sử dụng bằng giả một thì phải trách gấp nhiều lần cái người (cấp trên) chỉ đánh giá, chọn lựa cán bộ qua cái bằng mà không quan tâm đến năng lực thật sự.
Nhiều người khi đã làm lãnh đạo thì mới bắt đầu đi học để có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ… thực chất cái bằng đó chẳng mấy có ích với công việc họ đang làm. Ông có bình luận gì về căn bệnh sính hình thức này?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Thực ra làm lãnh đạo mà vẫn nghĩ đến chuyện đi học thêm, lấy thêm bằng cấp là quý chứ. Vấn đề là cái học ấy có giúp gì cho công việc của mình một cách thiết thực và có hiệu quả hay không? Và cũng phải xem chính sách của nhà nước, cơ quan đôi khi buộc họ phải có bằng cấp (chứ không phải là năng lực tương đương với bằng cấp ấy).
Cái thời lấy bằng cấp để loè cấp dưới đã bớt dần, nhưng lấy bằng cấp để “loè” cấp trên, đôi khi là hợp thức hoá cho cái quyết định của cấp trên theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” mới là đáng nói.
Nếu để ý sẽ thấy ở các cơ quan nhà nước, bằng cấp vẫn là một thước đo quan trọng, đại đa số khi đã làm lãnh đạo hoặc chuẩn bị được đề bạt đều cố học lấy cái bằng cao hơn, cho dù nhiều người học xong trình độ vẫn thế… Nhiều ý kiến cho rằng “cơ chế của chúng ta gây ra điều đó”, có đúng không thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Vấn đề là chất lượng của bằng cấp chứ không phải tự thân bằng cấp. Bằng cấp đặt ra là cần thiết để chuẩn hóa, cũng là so sánh trình độ, nhất là trong khoa học là vô cùng cần thiết. Nhưng chỉ không nên tuyết đối hoá nó khiến cho mọi người đều coi đó là con đường duy nhất, sống chết cũng phải làm.
Vấn đề, theo tôi là nó tuỳ thuộc vào mỗi lĩnh vực đều khác nhau. Ví như trong môi trường giáo dục thì việc có học hàm học vị để phân minh trên dưới, ai dạy ai là cần thiết. Nhưng lấy bằng cấp là thước đo năng lực quản lý là tương đối (chỉ trừ bằng cấp liên quan đến lĩnh vực trực tiếp của khoa học quản lý). Chúng ta đã nói đến nhiều trường hợp lãng phí khi đề bạt làm thui chột các nhà khoa học giỏi để rồi làm nẩy nòi những nhà quản lý kém, lãng phí mọi bề. Nói rằng “do cơ chế” gây ra là đúng.
Chúng ta đã và đang hô hào chống bệnh thành tích, nhưng đa số vẫn ngấm ngầm chạy đua để lấy bằng cấp cao, và những gì đã xảy ra cho thấy rõ ràng bằng cấp được coi là “giấy thông hành” trong việc đề bạt một số vị trí lãnh đạo. Theo ông, công tác quản lý cán bộ của chúng ta đang gặp phải vấn đề gì?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Thực ra chúng ta đang nói chủ yếu đến “môi trường nhà nước”, tuyển công chức mà thôi. Bạn xem các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế và cả một số doanh nghiệp tư nhân họ đâu tuyệt đối hoá bằng cấp, họ có những cách đánh giá khác, họ có hệ thống giá trị riêng. Từng bước phải chuyển sửa hệ thống giá trị này trong khu vực nhà nước thì sẽ từng bước khắc phục được.
Giả sử người ta định đề bạt ông vào một vị trí lãnh đạo nào đó, nhưng vì ông không có bằng cấp cao nên bị gạt ra thì ông nghĩ sao? Ông có tìm cách lấy bằng cấp cao để xem đó như tấm “giấy thông hành” như những người khác không?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Điều này tôi đã từng trải nghiệm. Bước vào đổi mới, tôi (cán bộ không học hàm, học vị lạị không đảng viên) được anh em bầu làm Phó Viện trưởng. Tôi nhận lời chỉ vì muốn giúp việc cho một nhà khoa học thực sự đổi mới (GS Nguyễn Hồng Phong) được bầu làm Viện trưởng. Hết nhiệm kỳ, cơ quan cấp trên Viện chúng tôi đưa ra quy chế muốn làm lãnh đạo cơ quan khoa học phải có học hàm, học vị.
Mặc dù ở nhiều đơn vị khác việc chuyển đổi này chấp nhận một giai đoạn quá độ, nhưng ở chỗ tôi vị Viện trưởng mới thay thế người tiền nhiệm đã thôi vì tuổi tác và nguyện vọng, lại đòi hỏi thực thi quy định của cấp trên ngay tắp lự bằng một nghị quyết của chi bộ.
Thế là tôi cũng xin thôi luôn với lý do là Viện trưởng mới chưa hỏi xem tôi có ý định làm người giúp việc cho mình hay không. Nói chung là mọi cái nhẹ nhàng vì nó có cái lý của sự việc, chỉ hơi thiếu cái tình một chút thôi. Từ đó, tôi thôi hoạt động ở Viện và tập trung vào việc ở Hội giữ chức Tổng thư ký đến nay đã... ngót phần tư thế kỷ và luôn mong được hoàn thành nhiệm vụ càng sớm càng tốt. Bài học của tôi là không làm việc này ta làm việc khác.
Phải coi đó là một cơ hội để mình thử sức mình. Làm việc gì cũng phải tốt.
Việc đề bạt các chức quan ở những triều đại trong lịch sử Việt Nam có gì đặc biệt (không phụ thuộc vào bằng cấp) không, thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Xưa người ta hay nói đến “quan trường”, thi cử (đương nhiên được xác nhận bằng các danh vị tương đương) có mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với nhà nước, như cách nói bây giờ là cung cấp nguồn nhân lực. Đỗ cao thì có địa vị cao là lẽ thường tình, nhưng không tuyệt đối, vẫn có những nguồn khác do sự tiến cử của những người có quyền lực hay uy tín.
Chiêu hiền đãi sĩ hay tiến cử nhân tài là một cách làm của người xưa bên cạnh các kỳ thi. Và ở đây tuỳ thuộc vào người lãnh đạo: minh quân hay hôn quân, vào thời đại: thịnh hay suy. Chu Văn An đâu có bằng cấp mà đứng đầu Quốc Tử Giám vẫn được người đương thời và đời sau trọng vọng như một ông thầy của các ông thầy. Nói về việc dùng người của người xưa có nhiều điều người nay cần học, nhưng tôi xin nhắc lại, tất cả còn phụ thuộc vào thế nước lúc thịnh hay suy kẻo nói ra chỉ để nói mà thôi.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Nhà sử học Dương Trung Quốc!
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đúng là tôi có hoàn cảnh riêng. Từ khi còn trẻ (và cho đến bây giờ nữa) tôi cứ bị ám ảnh rằng tôi không... thọ, “đi đến nơi rồi” nên cứ cảm thấy không đủ thời gian để làm cái gì thật bài bản, như ta hay nói là “có tầm”. Vì thế luôn có cảm giác tiếc và chạy đua với thời gian, chọn những cái gì có vẻ “ngắn hạn” làm cho bằng được.
Vì thế tôi ngại học lấy bằng lắm và bạn cũng thấy trong nghề nghiệp tôi ít có những công trình, tác phẩm như nhiều đồng nghiệp cùng lứa với tôi. Cũng vì thế mà có lẽ tôi làm báo, làm “sự kiện” nhiều hơn là làm người viết những bộ sử lớn hay viết những tác phẩm để đời.
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
Việc không lấy bằng cấp cao hơn có gây ra khó khăn gì cho ông trong quá trình công tác, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đọc bài báo, bài nghiên cứu có ai đọc cái chức danh hay học hàm trước? Nếu ai làm như thế thì chắc người ấy cũng dễ mắc cái bệnh “vị học vị”. Tôi thì có thói quen đọc bài rồi mới xem ai là tác giả mà bài hay thế hoặc ngược lại. Tuy nhiên, có nhiều người thương hiệu chỉ có cái tên là đủ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đọc bài báo, bài nghiên cứu có ai đọc cái chức danh hay học hàm trước? Nếu ai làm như thế thì chắc người ấy cũng dễ mắc cái bệnh “vị học vị”. Tôi thì có thói quen đọc bài rồi mới xem ai là tác giả mà bài hay thế hoặc ngược lại. Tuy nhiên, có nhiều người thương hiệu chỉ có cái tên là đủ.
Tôi vào nghĩa trang Mai Dịch rất ấn tượng với một ngôi mộ chỉ ghi đúng một dòng “Cụ Hoàng Đạo Thuý”. Nghe đồn người nằm trong mộ chỉ muốn có 3 chữ ghi tên mình thôi, còn chữ “Cụ” vì giời cho tuổi tác cụ thọ quá, nên người sống không ai dám bớt.
Gần đây có thông tin quan chức khai man bằng cấp rồi có người không đi thi toán quốc tế cũng tự nhận mình đã đi thi. Ông đánh giá thế nào về những hiện tượng này?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi không bình luận cụ thể một ai, trước khi có sự phán xét của pháp luật. Nhưng nếu ai đó mắc phải điều ấy thì thật đáng tiếc trước khi đáng trách. Vì có người có tài thật (năng lực) nhưng lại có tật (thích hình thức). Tôi có cậu trợ lý, quyết mua bằng được cái bằng cử nhân chỉ vì người nhà bên vợ tỏ ý khinh mình không có bằng cấp, thua vợ đã là cử nhân.
Cậu ấy mua theo đúng nghĩa đen, nhưng thực ra tôi và ai biết cũng nhận rằng cậu ấy sáng dạ, thông minh và tử tế hơn cả một số người có bằng cấp. Nếu trách người sử dụng bằng giả một thì phải trách gấp nhiều lần cái người (cấp trên) chỉ đánh giá, chọn lựa cán bộ qua cái bằng mà không quan tâm đến năng lực thật sự.
Nhiều người khi đã làm lãnh đạo thì mới bắt đầu đi học để có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ… thực chất cái bằng đó chẳng mấy có ích với công việc họ đang làm. Ông có bình luận gì về căn bệnh sính hình thức này?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Thực ra làm lãnh đạo mà vẫn nghĩ đến chuyện đi học thêm, lấy thêm bằng cấp là quý chứ. Vấn đề là cái học ấy có giúp gì cho công việc của mình một cách thiết thực và có hiệu quả hay không? Và cũng phải xem chính sách của nhà nước, cơ quan đôi khi buộc họ phải có bằng cấp (chứ không phải là năng lực tương đương với bằng cấp ấy).
Cái thời lấy bằng cấp để loè cấp dưới đã bớt dần, nhưng lấy bằng cấp để “loè” cấp trên, đôi khi là hợp thức hoá cho cái quyết định của cấp trên theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” mới là đáng nói.
Nếu để ý sẽ thấy ở các cơ quan nhà nước, bằng cấp vẫn là một thước đo quan trọng, đại đa số khi đã làm lãnh đạo hoặc chuẩn bị được đề bạt đều cố học lấy cái bằng cao hơn, cho dù nhiều người học xong trình độ vẫn thế… Nhiều ý kiến cho rằng “cơ chế của chúng ta gây ra điều đó”, có đúng không thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Vấn đề là chất lượng của bằng cấp chứ không phải tự thân bằng cấp. Bằng cấp đặt ra là cần thiết để chuẩn hóa, cũng là so sánh trình độ, nhất là trong khoa học là vô cùng cần thiết. Nhưng chỉ không nên tuyết đối hoá nó khiến cho mọi người đều coi đó là con đường duy nhất, sống chết cũng phải làm.
Vấn đề, theo tôi là nó tuỳ thuộc vào mỗi lĩnh vực đều khác nhau. Ví như trong môi trường giáo dục thì việc có học hàm học vị để phân minh trên dưới, ai dạy ai là cần thiết. Nhưng lấy bằng cấp là thước đo năng lực quản lý là tương đối (chỉ trừ bằng cấp liên quan đến lĩnh vực trực tiếp của khoa học quản lý). Chúng ta đã nói đến nhiều trường hợp lãng phí khi đề bạt làm thui chột các nhà khoa học giỏi để rồi làm nẩy nòi những nhà quản lý kém, lãng phí mọi bề. Nói rằng “do cơ chế” gây ra là đúng.
Chúng ta đã và đang hô hào chống bệnh thành tích, nhưng đa số vẫn ngấm ngầm chạy đua để lấy bằng cấp cao, và những gì đã xảy ra cho thấy rõ ràng bằng cấp được coi là “giấy thông hành” trong việc đề bạt một số vị trí lãnh đạo. Theo ông, công tác quản lý cán bộ của chúng ta đang gặp phải vấn đề gì?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Thực ra chúng ta đang nói chủ yếu đến “môi trường nhà nước”, tuyển công chức mà thôi. Bạn xem các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế và cả một số doanh nghiệp tư nhân họ đâu tuyệt đối hoá bằng cấp, họ có những cách đánh giá khác, họ có hệ thống giá trị riêng. Từng bước phải chuyển sửa hệ thống giá trị này trong khu vực nhà nước thì sẽ từng bước khắc phục được.
Giả sử người ta định đề bạt ông vào một vị trí lãnh đạo nào đó, nhưng vì ông không có bằng cấp cao nên bị gạt ra thì ông nghĩ sao? Ông có tìm cách lấy bằng cấp cao để xem đó như tấm “giấy thông hành” như những người khác không?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Điều này tôi đã từng trải nghiệm. Bước vào đổi mới, tôi (cán bộ không học hàm, học vị lạị không đảng viên) được anh em bầu làm Phó Viện trưởng. Tôi nhận lời chỉ vì muốn giúp việc cho một nhà khoa học thực sự đổi mới (GS Nguyễn Hồng Phong) được bầu làm Viện trưởng. Hết nhiệm kỳ, cơ quan cấp trên Viện chúng tôi đưa ra quy chế muốn làm lãnh đạo cơ quan khoa học phải có học hàm, học vị.
Mặc dù ở nhiều đơn vị khác việc chuyển đổi này chấp nhận một giai đoạn quá độ, nhưng ở chỗ tôi vị Viện trưởng mới thay thế người tiền nhiệm đã thôi vì tuổi tác và nguyện vọng, lại đòi hỏi thực thi quy định của cấp trên ngay tắp lự bằng một nghị quyết của chi bộ.
Thế là tôi cũng xin thôi luôn với lý do là Viện trưởng mới chưa hỏi xem tôi có ý định làm người giúp việc cho mình hay không. Nói chung là mọi cái nhẹ nhàng vì nó có cái lý của sự việc, chỉ hơi thiếu cái tình một chút thôi. Từ đó, tôi thôi hoạt động ở Viện và tập trung vào việc ở Hội giữ chức Tổng thư ký đến nay đã... ngót phần tư thế kỷ và luôn mong được hoàn thành nhiệm vụ càng sớm càng tốt. Bài học của tôi là không làm việc này ta làm việc khác.
Phải coi đó là một cơ hội để mình thử sức mình. Làm việc gì cũng phải tốt.
Việc đề bạt các chức quan ở những triều đại trong lịch sử Việt Nam có gì đặc biệt (không phụ thuộc vào bằng cấp) không, thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Xưa người ta hay nói đến “quan trường”, thi cử (đương nhiên được xác nhận bằng các danh vị tương đương) có mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với nhà nước, như cách nói bây giờ là cung cấp nguồn nhân lực. Đỗ cao thì có địa vị cao là lẽ thường tình, nhưng không tuyệt đối, vẫn có những nguồn khác do sự tiến cử của những người có quyền lực hay uy tín.
Chiêu hiền đãi sĩ hay tiến cử nhân tài là một cách làm của người xưa bên cạnh các kỳ thi. Và ở đây tuỳ thuộc vào người lãnh đạo: minh quân hay hôn quân, vào thời đại: thịnh hay suy. Chu Văn An đâu có bằng cấp mà đứng đầu Quốc Tử Giám vẫn được người đương thời và đời sau trọng vọng như một ông thầy của các ông thầy. Nói về việc dùng người của người xưa có nhiều điều người nay cần học, nhưng tôi xin nhắc lại, tất cả còn phụ thuộc vào thế nước lúc thịnh hay suy kẻo nói ra chỉ để nói mà thôi.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Nhà sử học Dương Trung Quốc!
Theo GDVN
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT