Từ năm 2000, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt tên cho rùa hồ Gươm. Tạp chí Khảo cổ học số ra vào tháng 4/2000 công bố rùa hồ Gươm với tên Rafetus leloi (Rùa Le Loi).
Trong khi mẫu ADN của rùa hồ Gươm vẫn chưa được công bố, đã có nhiều ý kiến khác nhau về cách đặt tên cho rùa hồ Gươm. |
Đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới và là loài rùa thứ 5 có ở Việt Nam. Đồng thời đây là loài rùa thứ 23 trên thế giới.
Người có công nghiên cứu và đặt tên như vậy là PGS.TS Hà Đình Đức, với dụng ý dùng tên Lê Lợi làm danh pháp.
Tuy nhiên, tên gọi trên không được cộng đồng thế giới công nhận. Họ cho rằng, rùa hồ Gươm thuộc chủng loại Rafetus swinhoei của lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng).
Ông Tim McComarck, Giám đốc chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) dẫn chứng, trên thế giới hiện chỉ còn 4 cá thể rùa hồ Gươm: hai con ở sở thú Trung Quốc và hai đang ở Việt Nam, theo tên quốc tế là Rafetus swinhoei.
Sách đỏ VN (NXB KHTN, Hà Nội 2000, trang 232) đặt tên rùa hồ Gươm là Pelochelys cantoris thuộc họ ba ba, hình thái giống ba ba, song rất lớn..
Có nhiều người cho rằng không nên gọi là rùa mà là con giải. Thực sự trong tiếng Trung Quốc, người ta gọi con này là Ban Miết. Người xưa thường gọi nó trong thi ca là Lại Đầu Ngoan (ba ba chốc đầu).
Do đó, khi chuyển ngược lại tiếng Hán, loại rùa da trơn có vỏ mai mềm (Miết, Ngoan) này không được xếp vào hàng tứ linh của các loài Long, Lân, Quy, Phụng vì nó không phải là Quy về mặt danh xưng.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT