Phạm Nhật Vượng (sinh 1968) là Tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD
- Năm 2010, ông là người nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008[1]. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.
- Tính đến ngày 07/03/2011, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng (1 tỷ USD) và là tỷ phú chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.
Những ông chủ trẻ người Việt giữa trời Tây
Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng (người thứ ba, từ trái sang phải) và các đồng sự
Hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi rất ngạc nhiên vì trông họ như SV mới ra trường. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân, Lê Viết Lam – Phó chủ tịch tập đoàn còn ít hơn Vượng 1 tuổi, Nguyễn Thị Hằng – Phó chủ tịch tập đoàn ở tuổi 3x
MIBINA, MUBUNA…
Câu chuyện bắt đầu từ quán Hương Giang ở Maxcơva – Thủ đô nước Nga. Bữa cơm tối với các món ăn Việt, món chuối rán được chủ nhà đãi không mất tiền.
Những chuyện đồn thổi đôi khi rợn tóc gáy mà chúng tôi được nghe về những người Việt ở đây. Một người Việt đang làm ăn buôn bán ở Mát, có cô con gái 14 tuổi gửi cho vợ chồng một người bạn trong kỳ nghỉ hè ở Xô-chi bị bắt cóc, đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích.
Một “soái” chủ chợ có trong tay vài triệu đô la, phải bỏ về Việt Nam mai danh ẩn tích trong một khách sạn nơm nớp lo bị trả thù…
Những vụ bọn đầu trọc đánh người Việt tử vong hoặc thành thương tật mà báo chí đưa tin…
Anh Tấn – Chủ quán Hương Giang, vốn là giáo viên, từng làm hiệu trưởng hiệu phó gì đó ở trong nước – sang Maxcơva đã nhiều năm, là một người làm ăn phát đạt, kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện vui buồn của trên một vạn người Việt đang sinh sống ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Chính anh trong một buổi tối đi dạo cũng bị bọn đầu trọc tấn công, may mà thoát nạn. Anh khuyên chúng tôi không nên đi một mình ra phố ở Maxcơva sau 10 giờ tối.
Trở lại Maxcơva sau gần 15 năm, tôi cứ muốn đến những nơi mình đã sống, đã ở nhưng trong tình cảnh ấy cũng không thể theo ý muốn được. Dẫu vậy khi đến Quảng trường Đỏ, Điện Cremli, đại lộ Arbat… chúng tôi đi qua nhiều khu chợ của người Việt. Những khu chợ sầm uất một thời bây giờ có vẻ tiêu điều hay đã ẩn sâu vào trong các khu nhà, đã chuyển thành các nhà hàng, ki ốt?!
Trần Minh Sơn, với tấm danh thiếp anh đưa cho tôi ghi: Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov (Ukraina). Nghe nói anh còn nhiều chức vụ nữa, nhưng anh không muốn kể. Anh là người của tập đoàn TECHNOCOM, người đón chúng tôi trong chuyến bay từ Domodedovo (Maxcơva) về Kiev.
Ra khỏi cửa sân bay, chúng tôi đã nhìn thấy mấy chiếc xe con sang trọng đang chờ. Trần Minh Sơn cho biết, đó là xe của tập đoàn TECHNOCOM từ Kharkov đến. Hai vệ sĩ người Ukraina to cao lừng lững, đeo kính đen, cúi chào chúng tôi, mở cửa mời lên xe.
Công nhân Ukraina đang làm việc trong các nhà máy sản xuất mì ăn liền MUBUNA của tập đoàn TECHNOCOM
Sau cả chuyến đi bây giờ tôi mới hiểu vì sao những người Tây lại coi trọng những người Việt Nam ở Ukraina đến vậy. Tôi nhớ hôm đi tàu từ Kharkov về Maxcơva, khi qua biên giới Ukraina để vào Nga chúng tôi phải làm thủ tục xuất cảnh. Một người trong đoàn đi hộ chiếu phổ thông.
Theo nguyên tắc, hộ chiếu phổ thông là phải có visa, nhưng anh lại không có. Một lính biên phòng Ukraina cầm lấy hộ chiếu có vẻ muốn làm khó dễ. Nhưng khi biết chúng tôi là khách và là người của tập đoàn TECHNOCOM, anh ta buột miệng kêu lên “MIBINA”. Rồi vui vẻ đóng dấu vào hộ chiếu và ngả mũ chào!
MIBINA là gì mà người dân Ukraina có vẻ kính nể vậy. MIBINA, là viết tắt tiếng Ukraina, viết tắt của tiếng Nga là MUBUNA, đó chính là mì Việt Nam. Nói đúng hơn đó là thương hiệu của những loại mì ăn liền mà người Việt Nam sản xuất ở Ukraina.
Một lãnh đạo của tập đoàn TECHNOCOM cho biết, cách đây 3 năm, một hãng thực phẩm nước ngoài đã đặt giá mua lại thương hiệu MUBUNA của tập đoàn TECHNOCOM với giá 40 triệu đô la. Nghe nói bây giờ giá của thương hiệu MUBUNA đã lên đến gần 70 triệu đô la.
Trên tàu, tôi và Trần Minh Sơn nằm hai giường cạnh nhau. Sơn kể cho tôi nghe nhiều chuyện lý thú xoay quanh thương hiệu MUBUNA. Có đến 90% người Ukraina (Ukraina có gần 50 triệu dân, là nước đứng thứ hai về diện tích, dân số ở châu Âu) biết đến nhãn hiệu MUBUNA và 70% người dân Ukraina dùng mì ăn liền nhãn hiệu MUBUNA (MIBINA).
Trước khi có MUBUNA, người dân Ukraina chưa biết mì ăn liền là gì. Khi các cửa hàng bán mì MUBUNA hướng dẫn người mua chỉ cần đổ nước sôi vào để mấy phút là ăn được, nhiều người không tin. Họ làm theo và thấy đúng. Ăn thấy ngon. Rồi từ đó, họ truyền cho nhau món ăn nhanh, ngon, tiện lợi mà rẻ tiền là mì MUBUNA.
Nhiều cựu chiến binh Ukraina viết thư cho lãnh đạo tập đoàn TECHNOCOM nói rằng những người Việt Nam ở TECHNOCOM đã “cứu” chúng tôi. Với số phụ cấp ít ỏi (50 – 60 đô la/tháng) họ đã coi loại thực phẩm MUBUNA vừa ngon, vừa rẻ như là “cứu tinh” trong đời sống hàng ngày để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này…
Từ “doanh nghiệp chợ” đến tập đoàn TECHNOCOM
Hôm làm việc với lãnh đạo tập đoàn, tôi rất ngạc nhiên vì trông họ như sinh viên mới ra trường. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn sinh năm Mậu Thân, Lê Viết Lam – Phó chủ tịch tập đoàn còn ít hơn Vượng 1 tuổi, Nguyễn Thị Hằng – Phó chủ tịch tập đoàn ở tuổi 32…
Họ bắt đầu lập nghiệp từ “doanh nghiệp chợ” ở Maxcơva. Từ đứng quầy, đến kiốt, bán hàng từ các côngtennơ… Họ là những sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trong nước sang Nga làm cao học, hay học đại học ở Maxcơva…
Là những trí thức trẻ, họ nhận thấy làm ăn cò con, nhỏ lẻ, theo kiểu “du kích” khó mà có được tương lai ổn định. Vốn là những người giàu lòng tự trọng, là những trí thức trẻ mang dòng máu Việt, họ muốn được người nước ngoài tôn trọng.
Vào thời điểm Liên Xô tan rã, nhiều nước trong Liên bang tuyên bố độc lập. Họ tìm đến Ukraina (Ukraina tuyên bố độc lập ngày 24/8/1991). Cùng với nhiều người Việt từng học tập và sinh sống ở đây, họ tìm hiểu thị trường và quyết định xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm.
Tập đoàn TECHNOCOM ra đời từ đó (thành lập chính thức vào ngày 8/8/1993 có trụ sở chính tại Ukraina, thành phố Kharkov, phố Zabaikalsky, nhà số 15).
Xin trích một số nội dung chính trong bản thông tin về tập đoàn: Tập đoàn TECHNOCOM đang giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ukraina, với tổng số vốn pháp định trên 25 triệu đô la.
Tổng số CBCNV của tập đoàn trên 3.000 người (chủ yếu là người Ukraina), mức lương trung bình là 225 USD/tháng, cao gấp 2 lần mức lương trung bình của thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2005, tập đoàn đã nộp ngân sách trên 7 triệu đô la, là đơn vị dẫn đầu về nộp thuế của thành phố
Khi những tiếng nổ vang trời và màn đêm rực rỡ muôn màu sắc, tôi cảm thấy như mình đang đứng ở bờ hồ Hoàn Kiếm, đón giao thừa với tâm trạng háo hức, vui sướng. Tất cả mọi người vỗ tay. Đẹp quá. Pháo hoa rực rỡ.
Đêm ấy, chúng tôi được mời dự bữa cơm thân mật với mấy chục cán bộ của tập đoàn ngay tại khu nhà ở, nhân sinh nhật một cháu bé. Cháu bé chừng 7, 8 tuổi, bụ bẫm, con một cán bộ của tập đoàn. Mọi người mang quà đến tặng.
Hơn chục đứa trẻ khỏe mạnh trong đó có con trai của Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đùa nghịch, chạy nhảy chờ bắn pháo hoa. Bắn pháo hoa nhân sinh nhật một cháu bé, chuyện tôi chưa từng được biết. Một cán bộ tập đoàn cho hay, ở đây, ngày Tết, ngày lễ, chúng tôi vẫn bắn pháo hoa để cho đời sống tinh thần cán bộ nhân viên thêm rôm rả! Có chơi sang quá không, tôi tự hỏi mình?
Khi những tiếng nổ vang trời và màn đêm rực rỡ muôn màu sắc, tôi cảm thấy như mình đang đứng ở bờ hồ Hoàn Kiếm, đón giao thừa với tâm trạng háo hức, vui sướng. Tất cả mọi người vỗ tay. Đẹp quá. Pháo hoa rực rỡ. Mọi mệt nhọc của công việc hàng ngày tan biến đi. Con người xích lại bên nhau… Không phải chỉ mấy chục người trong khu nhà ở, nơi chúng tôi vừa kết thúc bữa cơm thân mật mà có hàng ngàn người dân Ukraina ở thành phố Kharkov cũng đổ ra đường ngắm pháo hoa, họ vỗ tay reo mừng.
Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn, cùng đi trong đoàn bảo tôi “Mình thấy sướng quá”. Là người đã học ở Liên Xô nhiều năm, am hiểu văn hóa, ngôn ngữ, từng chứng kiến nhiều nỗi vui buồn của người Việt giữa trời Tây, anh thấm thía niềm vui khi người Việt có một vị trí xứng đáng, quang minh, chính đại… ngay ở nước ngoài, giữa châu Âu.
Trở lại những thông tin về tập đoàn TECHNOCOM, tôi được biết, mỗi năm tập đoàn sản xuất 700 triệu gói mì ăn liền, 18 ngàn tấn bột ngọt, 5 ngàn tấn bao bì… sản phẩm của tập đoàn ngoài Ukraina còn xuất ra 15 nước trên thế giới, kể cả châu Phi.
Suốt hai ngày, chúng tôi đi bộ mỏi dừ chân để tham quan 4 nhà máy sản xuất thực phẩm ăn nhanh (mì ăn liền, mì sợi các loại, bột canh, bánh snack, khoai tây ăn liền, bánh mì khô tẩm gia vị và một xưởng sản xuất nước chấm xì dầu, tương ớt). Tại nhà máy sản xuất bao bì và nhà máy in các nhãn hiệu cao cấp tôi trò chuyện với những công nhân làm việc ở đây.Những người Ukraina, người Nga. Họ hài lòng và rất vui khi thu nhập khá, được chăm sóc về tinh thần, sức khỏe.
Ở xưởng đóng gói bột canh, tôi trò chuyện với một cô gái tên là Natasa. Natasa có vẻ e thẹn. Câu chuyện xoay quanh nhà máy, quanh cuộc sống của những công nhân người Nga, người Ukraina đang làm việc trong các nhà máy của tập đoàn. Có hơn 3.000 công nhân người Ukraina và người Nga đang ngày đêm miệt mài bên những dây chuyền sản xuất.
“Sống được anh ạ” đó là câu mà Natasa nói với tôi một cách thật lòng. Tôi chụp ảnh Natasa (ảnh) và hỏi cô về gia đình, sở thích… Natasa bẽn lẽn cười…
Tập đoàn có một trường tiểu học mẫu giáo, có một trung tâm y học cổ truyền, có bể bơi, sân chơi bóng cấp quốc gia. Mọi công nhân làm việc ở đây đều được ăn trưa không mất tiền.
Một điều tôi nhận thấy là sự quan tâm của lãnh đạo tập đoàn đối với từng cán bộ, công nhân, không phân biệt người Việt hay người Nga, người Ukraina. Họ đều bình đẳng, đều được chăm sóc tận tình về sức khỏe, về các hoạt động vui chơi, giải trí…
Một góc khu nhà nghỉ cuối tuần của tập đoàn.
Trận bóng đá diễn ra tại sân bóng trong nhà. Hầu hết cán bộ tập đoàn đều ra sân. Trận đấu diễn ra sôi nổi, gay cấn, mọi cầu thủ đều chơi hết mình. Tôi thấy Phạm Nhật Vượng say bóng không kém gì những cầu thủ chuyên nghiệp…
Thứ bảy, tại khu nhà nghỉ ngoại thành, giữa rừng thông và hồ nước tuyệt đẹp. Hàng trăm cán bộ, công nhân đưa cả gia đình đi nghỉ. Bóng chuyền, bơi thuyền, quây quần bên bếp lửa nướng thxxx chơi cờ… Nghe nói đây là khu nhà nghỉ (rộng gần chục héc ta) của những cán bộ cao cấp thời Liên Xô (cũ) nay được tập đoàn mua lại để làm khu nghỉ ngơi, giải trí cho cán bộ công nhân của tập đoàn. Ẩn hiện giữa rừng thông là những ngôi nhà ngày xưa còn để lại…
Điều thú vị là những tờ báo bằng tiếng Việt và tiếng Nga do Hội người Việt ở Kharkov và tập đoàn TECHNOCOM xuất bản. Đó thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt ở đây, cũng như cho hàng ngàn công nhân người Ukraina đang làm việc trong các nhà máy của tập đoàn.
Tôi cảm nhận sâu xa tình cảm cộng đồng, sự gắn bó của mọi người trong tập đoàn như trong một gia đình. Hàng triệu đô la mà tập đoàn đầu tư cho các công trình thể thao, giải trí, vui chơi mà chúng tôi tận thấy lý giải vì sao hàng ngàn cán bộ, công nhân ở đây gắn bó với các nhà máy như trong một gia đình do những người Việt làm chủ.
Hình ảnh Phạm Nhật Vượng hồn nhiên bế cháu bé bụ bẫm, con một cán bộ trong tập đoàn hôm sinh nhật, rồi nhong nhong chạy khắp gian phòng làm cho cháu bé cười nắc nẻ, in đậm tâm trí tôi. Tất cả vì con người. Và tôi hiểu, số tiền mấy chục phút bắn pháo hoa nhân sinh nhật một cháu bé quả là không uổng phí. Mang đến niềm vui chân chính cho con người dù mỗi phút, mỗi giây thì tiền bạc nào có nghĩa lý gì!
Tôi chợt nhớ những công trình mà tập đoàn TECHNOCOM đầu tư ở Việt Nam. Hai khu nhà 21 tầng VINCOM mà người Hà Nội gọi là “tháp đôi” ở cuối phố Bà Triệu. Bốn khách sạn hiện đại bậc nhất Việt Nam với 500 phòng có tên gọi là Sofitel Vinpearl ở đảo Hòn Tre với một khu nghỉ dưỡng xinh đẹp giữa vùng biển Nha Trang thơ mộng, mà bây giờ báo chí quen gọi là “Hòn ngọc Việt”. Tất cả vì con người! Như đêm pháo hoa mừng sinh nhật của một cháu bé giữa trời Tây.
Phạm Nhật Vượng du học ở Liên Xô cũ rồi ở lại làm ăn. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, đời sống của người dân nhiều nước trong khối cộng đồng gặp khó khăn, Phạm Nhật Vượng đã sang Ucraina và thành lập Tập đoàn kinh tế TECHNOCOM, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới. Giá trị Thương hiệu MIVINA (Mì Việt Nam) được định giá trên 1 tỷ Đô la Mỹ.
Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Anh Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn TECHNOCOM kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mạiViệt Nam tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Anh Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Anh Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng 08 phó chủ tịch khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn TECHNOCOM đổi tên thành Tập đoàn VINGROUP (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ucraina) về Hà Nội (Việt Nam)
Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Từ thành công của Vincom Tower, VINCOM đã tập trung hơn vào các dự án bất động sản với giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng ở những vị trí đắc địa nhất như dự án chung cư Royal, EDEN. Sắp tới còn mở rộng thêm các lĩnh vực Bệnh viện, đường cao tốc, ....
Vinpearl: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 2001 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chào sàn HOSE vào ngày 31 tháng 1 năm 2008. Công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch dịch vụ và bất động sản. Là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land, Vinpearl Hội An, các khu du lịch này là điểm đến và là nơi diễn ra những cuộc thi Hoa hậu mang tầm quốc gia, quốc tế…
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT