“Không ai sẽ bị làm hại”, Tư lệnh quân đội người Bosnia gốc Serbia tuyên bố vào ngày 12/7/1995 trong khi dịu dàng vuốt đầu một đứa bé Hồi giáo, “Các bạn không có gì phải sợ. Tất cả sẽ được di tản”.
Trong khi Mladic nói, hàng nghìn binh lính của hắn thiết lập một vòng vây rộng lớn xung quanh thị trấn Srebrenica, khu vực an toàn do Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo vệ vừa mới thất thủ.
Trong 10 ngày kế tiếp, binh lính của Mladic lùng sục, bắt bớ và hành quyết ngay tức khắc 8.000 người đàn ông và con trai trong thị trấn. Phụ nữ bị hãm hiếp và những lời khẩn cầu kiềm chế từ cộng đồng quốc tế bị nhạo báng.
Trên 500 nạn nhân của vụ diệt chủng Srebrenica là những đứa trẻ dưới 18 tuổi”, Hasan Nuhanovic, một người trốn thoát khỏi Srebrenica có cha, mẹ và một người em trai bị hành hình, kể lại, “Chúng đều chỉ mới 16, 17 tuổi khi bị hành quyết”.
Vụ tàn sát Srebrenica biến Mladic trở thành nỗi kinh hoàng của nhân loại. Sự căm phẫn sau vụ tàn sát thúc đẩy cộng đồng quốc tế ra tay chống lại quân Bosnia gốc Serbia, sau nhiều năm lực lượng này đẩy người Hồi giáo và người gốc Croatia ở Bosnia ra khỏi lãnh thổ mà họ khẳng định thuộc về người Serbia một cách có hệ thống.
Trong vòng vài tuần, chiến dịch không kích của NATO đảo ngược tình thế cuộc chiến. Vài tháng sau, một hiệp định hòa bình được ký kết và Mladic trở thành kẻ lẩn trốn cho đến khi bị Cộng hòa Serbia bắt giữ vào hôm 26/5/2011.
Trong đầu những năm 1990, Mladic ủng hộ Tổng thống Serbia (khi đó) Slobodan Milosevic. Hắn kích động sự chia rẽ dân tộc và cố gắng biến phần lớn lãnh thổ Bosnia trở thành vùng “Đại Serbia” do dân tộc Serbia thống trị. Trong thời gian đó, giao tranh nổ ra giữa ba nhóm sắc tộc chính ở Nam Tư - người chính thống giáo Serbia, người thiên chúa giáo La Mã Croatia và người Hồi giáo Bosnia, trong một loạt các cuộc nội chiến chồng lên nhau.
Vụ thảm sát Srebrenica không phải là hành động tàn bạo đầu tiên của Mladic. Nó là đỉnh điểm của những năm tháng bạo lực bắt đầu bằng cuộc bao vây Sarajevo vào năm 1992, cuộc vây hãm dài ngày nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Các cuộc oanh tạc trong bốn năm làm thiệt mạng 10.000 người, bao gồm khoảng 1.500 trẻ em. Tại Sarajevo, Mladic ra lệnh sử dụng trọng pháo và các tay súng bắn tỉa nhắm vào dân thường. Lực lượng của hắn cũng bị tố cáo sử dụng việc hãm hiếp có hệ thống như một vũ khí chiến tranh.
Vào năm 2003, trong thông báo về phiên xử một thuộc cấp của Mladic, các công tố viên tội phạm chiến tranh đã nói: “Một quân đội chuyên nghiệp đã thi hành chiến dịch bạo lực không thương xót. Không có nơi nào an toàn cho người dân Sarajevo, từ nhà đến các trường học hay bệnh viện, trước cuộc tấn công có chủ tâm”.
Sinh ra tại ngoại ô Sarajevo, Mladic lớn lên trong một gia đình bị ám ảnh bởi sự chia rẽ sắc tộc mà nhà lãnh đạo Nam Tư cũ, Thống chế Josip Broz Tito, từng cố gắng kìm nén trong hàng thập kỷ.
Cha của Mladic bị giết trong một cuộc tấn công chống lại lực lượng người Croatia liên minh với Đức Quốc xã, trong đó có cả một số người Hồi giáo Bosnia. Chỉ là một đứa bé mới sinh vào lúc đó, Mladic không bao giờ biết mặt cha mình. Hồ sơ của người Đức cho thấy có hàng trăm ngàn người Serbia chết trong cuộc chiếm đóng và Maldic tự trao cho mình nhiệm vụ báo thù.
Tại các cuộc họp báo, Mladic đóng vai một kẻ lặng lẽ, suy tư song đáng sợ bên cạnh Radovan Karadzic. Hai người này là thủ lĩnh của những người Serbia chủ trương ly khai trong cuộc chiến với người gốc Croatia và người Hồi giáo từ 1992 đến 1995. Cả hai tuyên bố lực lượng của họ đang bảo vệ châu Âu trước sự xâm lăng của người Hồi giáo được các quốc gia giàu có bảo trợ.
Thực tế, “kẻ thù” của họ chỉ là những người dân địa phương được trang bị nghèo nàn mà tổ tiên vốn đã cải sang đạo Hồi cách đây hàng thế kỷ. Từ phát súng đầu tiên vào tháng 4/1992 đến hiệp định hòa bình Dayton, ở Ohio, Mỹ, vào tháng 12/1995, cuộc chiến Bosnia được tính toán là đã lấy đi mạng sống của khoảng 100.000 người Bosnia, bao gồm 10.000 người trong cuộc bao vây Sarajevo.
Là Tư lệnh Quân khu 2 của Quân đội quốc gia Nam Tư trú đóng tại Sarajevo, Mladic ở vào vị thế lý tưởng để lãnh đạo cuộc chiến ly khai của người Bosnia gốc Serbia khỏi nước Bosnia mới độc lập. Vào tháng 5/1992, Mladic ra lệnh cho quân của mình bắt đầu bao vây Sarajevo bằng cách cắt điện, nguồn thực phẩm và nước uống của thành phố. Các cầu không vận của LHQ giúp các cư dân sống sót song các vụ tàn sát gia tăng đều đặn.
Vào năm 1993, lính của Mladic bắn pháo vào một trận đấu bóng đá làm chết 15 thường dân. Một tháng sau đó, một quả pháo khác làm thiệt mạng 12 người khi họ xếp hàng chờ lấy nước. Vào năm 1994, một quả pháo rơi trúng ngôi chợ Markale làm chết 68 người. Một năm sau, một vụ tấn công thứ hai nhắm vào chợ Markale làm chết 34 người.
Ratko Mladic (giữa) đến phi trường Sarajevo vào tháng 8/1993. |
Trong giai đoạn đầu của cuộc bao vây, người ta phát hiện được một thông điệp qua sóng truyền tin của Mladic, trong đó hắn ra lệnh cho một trong các viên chỉ huy thuộc cấp hãy đốt cháy thành phố.
Vào mùa xuân năm 1993, trước lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Bill Clinton về các cuộc không kích của Mỹ nếu không rút khỏi một cao điểm của thành phố, Mladic dẫn các phóng viên lên cao điểm, khoát tay về phía chân trời và cảnh báo: “Tất cả mọi thứ này, từng chút một, đều là của tôi”. Vài giờ sau, hắn rút quân.
Một vài lời đe dọa của Mladic mang nhiều tính cá nhân hơn. Trong cuộc họp của Nghị viện người Serbia gốc Bosnia, cũng vào năm 1993, Mladic kéo một phóng viên sang bên cạnh để nhờ gửi thông điệp đến một bác sĩ phẫu thuật người Serbia đang làm việc cùng các đồng nghiệp Croatia và Hồi giáo tại bệnh viện Kosevo ở Sarajevo.
Mladic nói đến thời điểm vị bác sĩ lưu ý đến yêu cầu từ lực lượng của hắn rằng mọi người gốc Serbia phải rời Sarajevo và tham gia vào sự nghiệp ly khai. “Chúng tôi cần cô ta trong bệnh viện và cô ta phải đến. Cô ta là người Serbia và đó là bổn phận”, Mladic nói.
Khi người phóng viên hỏi lại rằng hậu quả sẽ như thế nào nếu vị bác sĩ không nghe theo, Mladic thủng thẳng: “Anh biết rõ chuyện đó mà”. Vài tháng sau, sau hai vụ ám sát bất thành do các tay súng bắn tỉa của Mladic thực hiện cùng sự gia tăng số người Serbia bị giết bất minh trong thành phố, vị bác sĩ bỏ trốn lên một chuyến bay cứu trợ của Liên Hiệp Quốc.
Vào năm 1994, người con gái 23 tuổi của Mladic, một sinh viên y khoa ở Belgrade, đã tự vẫn. Cái chết này dường như chỉ gia tăng thêm tính hung ác của hắn.
Theo thời gian, Mladic ngày càng coi khinh lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Vào năm 1994, quân của hắn đã cố gắng chiếm Gorazde, một thị trấn cùng với Srebrenica được đặt dưới sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc. Khi NATO không kích để ngăn chặn cuộc tấn công của Mladic, hắn ra lệnh cho lính của mình bắt giữ hàng chục binh sĩ Liên Hiệp Quốc làm con tin. Rốt cuộc, Mladic cũng trao trả các tù binh, nhưng Liên Hiệp Quốc bị làm nhục.
Cuộc tấn công thị trấn Srebrenica vào năm 1995 đẩy Liên Hiệp Quốc đối mặt với một trong những khoảnh khắc cam go nhất trong lịch sử tổ chức này. Chỉ khoảng chừng 300 lính gìn giữ hòa bình người Hà Lan trấn thủ thị trấn, song quân của Mladic cắt nguồn tiếp tế của họ trong nhiều tuần.
Khi Mladic tổ chức cuộc tổng tấn công vào tháng 7/1995, máy bay của NATO chỉ thả được hai quả bom vào lực lượng tiến công người Serbia. Trong vòng vài ngày, thị trấn của 30.000 người Hồi giáo Bosnia thất thủ.
Sau khi Srebrenica thất thủ, Mladic nhạo báng lính gìn giữ hòa bình người
Theo thời gian, Mladic ngày càng coi khinh lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Vào năm 1994, quân của hắn đã cố gắng chiếm Gorazde, một thị trấn cùng với Srebrenica được đặt dưới sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc. Khi NATO không kích để ngăn chặn cuộc tấn công của Mladic, hắn ra lệnh cho lính của mình bắt giữ hàng chục binh sĩ Liên Hiệp Quốc làm con tin. Rốt cuộc, Mladic cũng trao trả các tù binh, nhưng Liên Hiệp Quốc bị làm nhục.
Cuộc tấn công thị trấn Srebrenica vào năm 1995 đẩy Liên Hiệp Quốc đối mặt với một trong những khoảnh khắc cam go nhất trong lịch sử tổ chức này. Chỉ khoảng chừng 300 lính gìn giữ hòa bình người Hà Lan trấn thủ thị trấn, song quân của Mladic cắt nguồn tiếp tế của họ trong nhiều tuần.
Khi Mladic tổ chức cuộc tổng tấn công vào tháng 7/1995, máy bay của NATO chỉ thả được hai quả bom vào lực lượng tiến công người Serbia. Trong vòng vài ngày, thị trấn của 30.000 người Hồi giáo Bosnia thất thủ.
Sau khi Srebrenica thất thủ, Mladic nhạo báng lính gìn giữ hòa bình người
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT