“Tuyên bố chung của hội nghị nêu rõ, ông Gaddafi và Chính phủ Libya thất bại trong việc đảm trách bảo vệ nhân dân Libya và mất tính hợp pháp. Ông Gaddafi không có tương lai trong một đất nước Libya tự do và dân chủ. Ông ấy phải ra đi. Điều này đã được nhất trí thông qua”, ông Medvedev nhấn mạnh.
Quan điểm này của Nga cũng được Thứ trưởng Ngoại giao nước này Sergei Ryabkov khẳng định trong cuộc họp báo bên lề hội nghị trước đó. Theo ông Ryabkov, Nga tin rằng nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã tự mình tước đi quyền chính đáng để làm lãnh đạo Libya và điều cần thiết hiện nay là phải tìm ra một công thức giúp ông Gaddafi có thể chuyển giao quyền lực.
Ông cho rằng, đây chính là động thái góp phần giải quyết những vấn đề khác của cuộc khủng hoảng tại Libya. Quan chức ngoại giao này của Nga cũng khẳng định sẽ chuyển tín hiệu này tới chính quyền Libya. Tuy nhiên, giới chức Nga đồng thời lên tiếng chỉ trích về cái mà Nga gọi là hành vi sử dụng lực lượng thái quá của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và kêu gọi chấm dứt ngay hành động thù địch tại Libya.
Ông cho rằng, đây chính là động thái góp phần giải quyết những vấn đề khác của cuộc khủng hoảng tại Libya. Quan chức ngoại giao này của Nga cũng khẳng định sẽ chuyển tín hiệu này tới chính quyền Libya. Tuy nhiên, giới chức Nga đồng thời lên tiếng chỉ trích về cái mà Nga gọi là hành vi sử dụng lực lượng thái quá của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và kêu gọi chấm dứt ngay hành động thù địch tại Libya.
“Chúng tôi thừa nhận ông ta phải ra đi... Chúng tôi cho rằng đại tá Gaddafi mất quyền hợp pháp do những hành động của ông ấy... Chúng tôi sẽ giúp ông ta ra đi”, ông Sergei nhấn mạnh.
Có thể nói, tính đến thời điểm này, đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của Moscow đối với ông Gaddafi.
Tổng thống Nga khẳng định quan điểm của Nga về việc ông Gaddafi phải ra đi. |
Không chỉ vậy, Nga còn cho biết sẵn sàng giúp hòa giải việc nhà lãnh đạo Libya từ bỏ quyền lực, nhưng sẽ không cho ông này tị nạn.
Tỏng thống Nga khẳng định rằng, Nga quan tâm đến việc “duy trì Libya như một quốc gia độc lập, tự do và có chủ quyền”, đồng thời cho hay, một số quốc gia có thể cho ông Gaddafi trú chân.
Trong khi đó, chính quyền Libya vừa tuyên bố bác bỏ những lời kêu gọi từ hội nghị G-8 yêu cầu nhà lãnh đạo Libya Gaddafi từ chức, đồng thời khẳng định bất cứ sáng kiến nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở nước này đều phải thông qua Liên minh châu Phi (AU).
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi Nga cũng hưởng ứng lời kêu gọi của NATO đòi ông Gaddafi ra đi, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaaim tuyên bố: “G-8 là một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế. Chúng tôi không quan tâm tới các quyết định của sự kiện này”. Tripoli cũng bác bỏ vai trò trung gian của Nga và sẽ “không chấp nhận bất cứ sự trung gian nào nằm ngoài kế hoạch hòa bình của AU”.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT