Với cách nói chuyện có sức truyền đạt và thông thạo tiếng Anh, Anwar al-Awlaki đã thu hút được rất nhiều thành phần khủng bố cấp tiến.
Kỳ 2: Osama bin Laden trên internet
Kẻ núp bóng trong vụ khủng bố 11/9
Năm 1996, Anwar al-Awlaki trở thành thầy tế ở nhà thờ Hồi giáo Masjid Ar-Ribat al-Islami tại thành phố San Diego. Trong 4 năm làm việc ở đây, al-Awlaki đã có gặp gỡ với Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi, 2 tên không tặc trong vụ khủng bố 11/9.
Trong giai đoạn này, al-Awlaki cũng bắt đầu bị FBI để ý đến do nghi ngờ một tổ chức từ thiện màal-Awlaki làm phó chủ tịch có hoạt động “cung cấp tài chính cho các lực lượng khủng bố”. al-Awlaki còn bị tình nghi là có tiếp xúc với Ziyad Khaleel, một thành viên khác của al-Qaeda và Sheikh Omar Abdel Rahman, kẻ từng dính líu tới vụ đánh bom nổi tiếng ở New York. Tuy nhiên, al-Awlaki vẫn bình an vô sự do FBI không có chứng cứ rõ ràng.
Đầu năm 2001, al-Awlaki chuyển tới nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah ở Falls Church, Virginia. Tại đây, al-Awlaki đã gặp tên không tặc thứ ba, Hani Hanjour.
Kẻ núp bóng trong vụ khủng bố 11/9
Năm 1996, Anwar al-Awlaki trở thành thầy tế ở nhà thờ Hồi giáo Masjid Ar-Ribat al-Islami tại thành phố San Diego. Trong 4 năm làm việc ở đây, al-Awlaki đã có gặp gỡ với Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi, 2 tên không tặc trong vụ khủng bố 11/9.
Trong giai đoạn này, al-Awlaki cũng bắt đầu bị FBI để ý đến do nghi ngờ một tổ chức từ thiện màal-Awlaki làm phó chủ tịch có hoạt động “cung cấp tài chính cho các lực lượng khủng bố”. al-Awlaki còn bị tình nghi là có tiếp xúc với Ziyad Khaleel, một thành viên khác của al-Qaeda và Sheikh Omar Abdel Rahman, kẻ từng dính líu tới vụ đánh bom nổi tiếng ở New York. Tuy nhiên, al-Awlaki vẫn bình an vô sự do FBI không có chứng cứ rõ ràng.
Đầu năm 2001, al-Awlaki chuyển tới nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah ở Falls Church, Virginia. Tại đây, al-Awlaki đã gặp tên không tặc thứ ba, Hani Hanjour.
Anwar al-Awlaki được cho là một trong những kẻ đứng sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: AFP |
Sau vụ khủng bố 11/9, al-Awlaki đã bị cơ quan điều tra đặc biệt của Mỹ thẩm vấn 4 lần vì bị tình nghi đứng sau cuộc tấn công này, đồng thơi đưa ra những cứ về việc ông ta từng tiếp xúc với 3 tên không tặc Khalid al-Midhar, Nawaf al-Hazmi và Hani Hanjour.
Tuy nhiên, với sự khéo léo của mình, cuối cùng al-Awlaki đã buộc 11/9 Commission (Ủy ban đặc biệt điều tra vụ 11/9) phải thừa nhận rằng những cuộc gặp gỡ đó chỉ là ngẫu nhiên.
Cũng trong thời gian này, al-Awlaki bày tỏ quan điểm phản đối cuộc tấn công 11/9; so sánh vụ khủng bố này với những cuộc thảm sát thường dân trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất và vụ tàn sát người Palestine ở Israel.
Trở về quê hương và bộc lộ bản chất
Năm 2002, al-Awlaki rời nước Mỹ. Ban đầu, al-Awlaki ta sang Anh trong vài tháng để phổ biến các bài giảng cho thanh niên Hồi giáo qua các đĩa CD. Tuy nhiên, do không thể hoạt động độc lập lâu dài nên al-Awlaki đã trở về Yemen.
Với sự giúp đỡ của cha mình, al-Awlaki trở thành giảng viên tại ĐH Sana'a. Trong thời kỳ giảng dạy tại đây, al-Awlaki đã tiếp xúc nhiều với Abdul-Majid al-Zindani, một kẻ mà chính phủ Mỹ đã mô tả là “tên khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”.
Tháng 8/2006, al-Awlaki bị bắt giam 18 tháng do can thiệp vào một cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc và dính líu tới vụ bắt cóc một tùy viên quân sự Mỹ. al-Awlaki đổ lỗi cho Mỹ khi cho rằng chính Washington gây sức ép để buộc chính quyền Yemen phải làm như vậy.
Kể từ khi được trả tự do, al-Awlaki đã công khai ủng hộ sử dụng bạo lực để chống lại ảnh hưởng của phương Tây lên các quốc gia Hồi giáo. Ông ta cho rằng: “Mỹ không thể và sẽ mãi không thể dành chiến thắng. Không gì có thể cản trở phong trào Thánh chiến trên toàn thế giới.”
Truyền bá tư tưởng khủng bố trên thế giới mạng
FBI có lẽ sẽ rất hối hận khi đã không phát hiện ra bản chất của al-Awlaki trong thời kỳ còn ở nước Mỹ.
Sau khi rời bỏ nước Mỹ, al-Awlaki vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn đến các tín đồ Hồi giáo ở đây thông qua những tư tưởng được truyền bá trên website cá nhân.
Tuy nhiên, với sự khéo léo của mình, cuối cùng al-Awlaki đã buộc 11/9 Commission (Ủy ban đặc biệt điều tra vụ 11/9) phải thừa nhận rằng những cuộc gặp gỡ đó chỉ là ngẫu nhiên.
Cũng trong thời gian này, al-Awlaki bày tỏ quan điểm phản đối cuộc tấn công 11/9; so sánh vụ khủng bố này với những cuộc thảm sát thường dân trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất và vụ tàn sát người Palestine ở Israel.
Trở về quê hương và bộc lộ bản chất
Năm 2002, al-Awlaki rời nước Mỹ. Ban đầu, al-Awlaki ta sang Anh trong vài tháng để phổ biến các bài giảng cho thanh niên Hồi giáo qua các đĩa CD. Tuy nhiên, do không thể hoạt động độc lập lâu dài nên al-Awlaki đã trở về Yemen.
Với sự giúp đỡ của cha mình, al-Awlaki trở thành giảng viên tại ĐH Sana'a. Trong thời kỳ giảng dạy tại đây, al-Awlaki đã tiếp xúc nhiều với Abdul-Majid al-Zindani, một kẻ mà chính phủ Mỹ đã mô tả là “tên khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”.
Tháng 8/2006, al-Awlaki bị bắt giam 18 tháng do can thiệp vào một cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc và dính líu tới vụ bắt cóc một tùy viên quân sự Mỹ. al-Awlaki đổ lỗi cho Mỹ khi cho rằng chính Washington gây sức ép để buộc chính quyền Yemen phải làm như vậy.
Kể từ khi được trả tự do, al-Awlaki đã công khai ủng hộ sử dụng bạo lực để chống lại ảnh hưởng của phương Tây lên các quốc gia Hồi giáo. Ông ta cho rằng: “Mỹ không thể và sẽ mãi không thể dành chiến thắng. Không gì có thể cản trở phong trào Thánh chiến trên toàn thế giới.”
Truyền bá tư tưởng khủng bố trên thế giới mạng
FBI có lẽ sẽ rất hối hận khi đã không phát hiện ra bản chất của al-Awlaki trong thời kỳ còn ở nước Mỹ.
Sau khi rời bỏ nước Mỹ, al-Awlaki vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn đến các tín đồ Hồi giáo ở đây thông qua những tư tưởng được truyền bá trên website cá nhân.
Facebook cũng là một phương tiện để al-Awlaki truyền bá tư tưởng khủng bố. Ảnh: The Week. |
Ngoài website, al-Awlaki còn sử dụng facebook và đĩa CD để tuyên truyền những bài giảng của mình, cả bằng tiếng Arab và tiếng Anh.
Trong số những tài liệu của al-Awlaki, có tài liệu “44 cách để hỗ trợ Thánh chiến” thu hút được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ. Bộ tài liệu này đã được tìm thấy trong máy tính của nhiều chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Canada, Anh và Mỹ.
Không dừng lại ở đó, al-Awlaki cũng sử dụng Youtube làm công cụ kêu gọi “Thánh chiến”. Cho tới khi bị dỡ bỏ hàng loạt vào ngày 3/11/2010, hàng trăm video của ông ta đã có tổng cộng 3,5 triệu lượt xem, một con số kỉ lục!
Một lợi thế của al-Awlaki so với chính trùm khủng bố Osama bin Laden là việc ông ta nói tiếng Anh rất tốt. Do vậy, ông ta dễ truyền bá những thông điệp của mình đến với những tín đồ Hồi giáo thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh hơn.
al-Awlaki cũng có một lợi thế trong cuộc chiến chống lại nước Mỹ đó là việc đã sống ở quốc gia này hơn 20 năm và hiểu rất rõ tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nơi đây.
Với phong cách dẫn dắt vấn đề tài tình khi nói chuyện, cộng thêm khả năng phân tích, lý luận chặt chẽ, ông ta đã không mấy khó khăn để thu hục những tín đồ Hồi giáo ở Mỹ và biến họ thành những tên khủng bổ nguy hiểm.
Trong số những tài liệu của al-Awlaki, có tài liệu “44 cách để hỗ trợ Thánh chiến” thu hút được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ. Bộ tài liệu này đã được tìm thấy trong máy tính của nhiều chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Canada, Anh và Mỹ.
Không dừng lại ở đó, al-Awlaki cũng sử dụng Youtube làm công cụ kêu gọi “Thánh chiến”. Cho tới khi bị dỡ bỏ hàng loạt vào ngày 3/11/2010, hàng trăm video của ông ta đã có tổng cộng 3,5 triệu lượt xem, một con số kỉ lục!
Một lợi thế của al-Awlaki so với chính trùm khủng bố Osama bin Laden là việc ông ta nói tiếng Anh rất tốt. Do vậy, ông ta dễ truyền bá những thông điệp của mình đến với những tín đồ Hồi giáo thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh hơn.
al-Awlaki cũng có một lợi thế trong cuộc chiến chống lại nước Mỹ đó là việc đã sống ở quốc gia này hơn 20 năm và hiểu rất rõ tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nơi đây.
Với phong cách dẫn dắt vấn đề tài tình khi nói chuyện, cộng thêm khả năng phân tích, lý luận chặt chẽ, ông ta đã không mấy khó khăn để thu hục những tín đồ Hồi giáo ở Mỹ và biến họ thành những tên khủng bổ nguy hiểm.
Theo Đất Việt
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT