1. Không có cái gọi là Hoa hậu “Thế giới người Việt"
"Thế giới người Việt" - cách dùng từ "thế giới" ở đây cũng giống như trong các cụm từ thế giới tâm linh, thế giới động vật hoang dã, thế giới trẻ thơ, thế giới Hồi giáo,… - là khái niệm trừu tượng để chỉ một tập hợp trong đó bao gồm chính bản thân người Việt và những gì liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, về sự tồn tại, hiện hữu của cộng đồng người Việt. "Thế giới người Việt", do vậy, không là đối tượng của cuộc thi hoa hậu là con người cụ thể bằng xương bằng thịt.
Diễm Hương - Đương kim Hoa hậu Thế giới người Việt. |
2. "Hoa hậu Thế giới người Việt"/ "Miss Vietnam World": Cặp "song ngữ"... lệch!
Nếu chưa bàn đến nội dung ngữ nghĩa của các mệnh đề song ngữ này, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra đây là một câu dịch sai của BTC.
Cái sai ở đây, đáng tiếc, đến mức có thể đếm, đọc, nghe, nhìn được. Cụ thể là trong hai mệnh đề đều có “cân xứng” mỗi bên 03 từ: Hoa hậu - Thế giới - Người Việt / Miss - Vietnam - World. Loại trừ 02 từ trùng nhau (đây chỉ nói một vế về ngữ nghĩa của từ) là Miss (Hoa hậu) và World (Thế giới ), thì từ Vietnam (Việt Nam) và Người Việt (Vietnamese) là hai từ khác nhau, không thay thế được cho nhau. Như vậy BTC đã… dịch sai!
“Hoa hậu Thế giới người Việt" dịch sang tiếng Anh, theo tôi phải là: MISS WORLD VIETNAMESE.
3. "Hoa hậu Thế giới người Việt" nghĩa là Hoa hậu Thế giới là... người Việt Nam!
Ngạn ngữ Ả rập có câu: "Lời chưa nói ra ta làm chủ nó, lời nói ra rồi nó làm chủ ta”. Quả nhiên trong cuộc sống đôi khi chúng ta bị “sẩy miệng” không vớt vát lại được: ngữ nghĩa mà chúng ta nói ra không như ý chúng ta muốn. "Hoa hậu Thế giới người Việt", theo tôi, cũng rơi vào tình trạng này: vượt ra ngoài ý muốn chủ quan của BTC, nó có ý nghĩa “độc lập” không phụ thuộc vào ý đồ ban đầu của BTC.
“Hoa hậu Thế giới người Việt" dịch sang tiếng Anh, theo tôi phải là: MISS WORLD VIETNAMESE.
3. "Hoa hậu Thế giới người Việt" nghĩa là Hoa hậu Thế giới là... người Việt Nam!
Ngạn ngữ Ả rập có câu: "Lời chưa nói ra ta làm chủ nó, lời nói ra rồi nó làm chủ ta”. Quả nhiên trong cuộc sống đôi khi chúng ta bị “sẩy miệng” không vớt vát lại được: ngữ nghĩa mà chúng ta nói ra không như ý chúng ta muốn. "Hoa hậu Thế giới người Việt", theo tôi, cũng rơi vào tình trạng này: vượt ra ngoài ý muốn chủ quan của BTC, nó có ý nghĩa “độc lập” không phụ thuộc vào ý đồ ban đầu của BTC.
Ngô Phương Lan - Hoa hậu Thế giới người Việt đầu tiên, đăng quang năm 2007. |
Mệnh đề này chỉ có nghĩa - tự thân nó, theo kết cấu giữa hai từ Hoa hậu Thế giới/ Người Việt (Miss World/ Vietnamese).
Trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World), thí sinh đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Đó là các hoa hậu đến từ Nga, hoa hậu đến từ Brazil, hoa hậu đến từ Mỹ, hoa hậu đến từ Việt nam, v.v… Và rồi thí sinh đạt vương miện Hoa hậu Thế giới sẽ thuộc về một người của một quốc gia nào đó. Khi đó người ta sẽ nói, chẳng hạn:”Hoa hậu thế giới NGƯỜI NGA”,”Hoa hậu thế giới NGƯỜI BRAZIL”,”Hoa hậu thế giới NGƯỜI MỸ”,”Hoa hậu thế giới NGƯỜI VIỆT”,…
“Hoa hậu Thế giới người Việt”, mệnh đề do BTC đưa ra, tạm thời “hữu danh vô thực”. Rồi đến một ngày chúng ta sẽ được thấy danh hiệu này được vinh danh (tôi tin như vậy), chẳng hạn qua các thông báo:
-”Hoa hậu thế giới Nguyễn An Ngọc, 22 tuổi, người Việt”.
-“Hoa hậu thế giới 22 tuổi, Nguyễn An Ngọc, người Việt”
-“Hoa hậu thế giới NGƯỜI VIỆT , 22 tuổi, Nguyễn An Ngọc”…
Hoàn toàn không khó khăn gì để chúng ta thấy rằng, trong các câu thông báo trên, nội dung ngữ nghĩa của câu không thay đổi, là hoàn toàn giống nhau. Các từ đứng sau danh từ chủ ngữ HOA HẬU THẾ GIỚI, có vị trí độc lập tương đối, có thể hoán vị cho nhau, nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của câu. Mệnh đề: "HOA HẬU THẾ GIỚI NGƯỜI VIÊT”, điều mà chúng ta đang quan tâm, đã xuất hiện “tự nhiên”, với ngữ nghĩa của chính nó (xin được phép diễn “nôm”): HOA HẬU THẾ GIỚI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM (MISS WORLD VIETNAMESE ).
“Hoa hậu Thế giới người Việt”, mệnh đề do BTC đưa ra, tạm thời “hữu danh vô thực”. Rồi đến một ngày chúng ta sẽ được thấy danh hiệu này được vinh danh (tôi tin như vậy), chẳng hạn qua các thông báo:
-”Hoa hậu thế giới Nguyễn An Ngọc, 22 tuổi, người Việt”.
-“Hoa hậu thế giới 22 tuổi, Nguyễn An Ngọc, người Việt”
-“Hoa hậu thế giới NGƯỜI VIỆT , 22 tuổi, Nguyễn An Ngọc”…
Hoàn toàn không khó khăn gì để chúng ta thấy rằng, trong các câu thông báo trên, nội dung ngữ nghĩa của câu không thay đổi, là hoàn toàn giống nhau. Các từ đứng sau danh từ chủ ngữ HOA HẬU THẾ GIỚI, có vị trí độc lập tương đối, có thể hoán vị cho nhau, nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của câu. Mệnh đề: "HOA HẬU THẾ GIỚI NGƯỜI VIÊT”, điều mà chúng ta đang quan tâm, đã xuất hiện “tự nhiên”, với ngữ nghĩa của chính nó (xin được phép diễn “nôm”): HOA HẬU THẾ GIỚI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM (MISS WORLD VIETNAMESE ).
Theo VTC
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT