(VietNam7) Trong thời gian một năm tới, một nhóm lãnh đạo mới sẽ lên thay Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Khi đó, các nhà phân tích chủ yếu hướng sự tập trung vào Ủy ban thường trực Bộ chính trị Trung Quốc gồm 9 thành viên – cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định chính sách.
Trong đó có Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường – hai thành viên nhiều khả năng sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Dư luận cũng sẽ đồn đoán 7 thành viên còn lại nếu các thành viên cũ về hưu.
Ngoại giao Trung Quốc qua các đời lãnh đạo
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) đã trải qua 4 đời Chủ tịch, gồm các nhà lãnh đạo: Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Trong đó đáng chú ý là 3 nhà lãnh đạo gần đây nhất bởi qua mỗi đời Chủ tịch này, Trung Quốc có những biến chuyển rõ rệt về chính sách đối ngoại, đặc biệt là thời kỳ Đặng Tiểu Bình (từ năm 1979- đến giữa những năm 1990).
Đặng Tiểu Bình chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và về cơ bản áp dụng chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo hướng thân phương Tây. Ngoài ra, chính sách của ông này còn nhằm phục vụ mục tiêu hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau khi ông Giang Trạch Dân lên cầm quyền không có sự thay đổi đáng kể. Ông này chủ trương đưa Trung Quốc lại gần hơn với phương Tây, giúp Trung Quốc hội nhập hệ thống toàn cầu do phương Tây chi phối.
Ông Giang Trạch Dân chính là người đã có công giúp Trung Quốc gia nhập WTO vào cuối nhiệm kỳ của mình.
Ngoài ra, một biến chuyển đáng chú ý khác nữa dưới thời Giang Trạch Dân là chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc. Ông này tìm cách củng cố quan hệ với Nga, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại bày tỏ lập trường cứng rắn với Nhật. Ban đầu, chính quyền Giang Trạch Dân có thiện chí thân cận lãnh đạo mới của Đài Loan là ông Lee Teng-hui. Tuy nhiên, lập trường một quốc gia độc lập của ông này khá rõ, do vậy buộc Trung Quốc chuyển sang lập trường cứng rắn hơn.
Chuyển biến đáng chú ý nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là khi ông Hồ Cẩm Đào lên giữ chức Tổng Bí thư CCP năm 2002
Không giống ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào chủ trương gây sức ép buộc chính quyền Mỹ George Bush kiềm chế Đảng Dân chủ đối lập (DPP) của Đài Loan.
Đặc biệt, chính quyền Hồ Cẩm Đào theo đuổi chính sách củng cố quan hệ với Nhật Bản, trong khi xem nhẹ hơn quan hệ với Mỹ và Nga do những bất đồng xung quanh các thương vụ vũ khí và năng lượng.
Trong tất cả các trường hợp trên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tìm cách cân bằng và khắc phục khiếm khuyết về chính sách của người tiền nhiệm.
Trung Quốc sẽ từ bỏ sách lược "giấu mình chờ thời"
Sách lược "giấu mình chờ thời" được Đặng Tiểu Bình đề ra kể từ năm 1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế.
Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược này, hay nói cách khác sách lược đó đã trở nên lỗi thời.
Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, Chủ nhiệm khoa Chính quyền và Hành chính thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ma Cao, so với 20 năm, 30 năm trước, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, nhưng ngoại giao của Trung Quốc lại dường như không chủ động hơn.
Do đó, việc Trung Quốc phải làm thế nào để chuyển hóa sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thành tầm ảnh hưởng về ngoại giao, quyền phát ngôn trong quan hệ với thế giới và là vấn đề đáng quan tâm.
Giáo sư Vương Kiện Vĩ dự đoán, sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao.
Dựa trên những diễn biến thời gian gần đây, nhiều khả năng đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn, rõ ràng hơn trong các vấn đề như lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hay việc phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc.
Trong đó có Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường – hai thành viên nhiều khả năng sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Dư luận cũng sẽ đồn đoán 7 thành viên còn lại nếu các thành viên cũ về hưu.
Ngoại giao Trung Quốc qua các đời lãnh đạo
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) đã trải qua 4 đời Chủ tịch, gồm các nhà lãnh đạo: Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Trong đó đáng chú ý là 3 nhà lãnh đạo gần đây nhất bởi qua mỗi đời Chủ tịch này, Trung Quốc có những biến chuyển rõ rệt về chính sách đối ngoại, đặc biệt là thời kỳ Đặng Tiểu Bình (từ năm 1979- đến giữa những năm 1990).
Đặng Tiểu Bình chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và về cơ bản áp dụng chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo hướng thân phương Tây. Ngoài ra, chính sách của ông này còn nhằm phục vụ mục tiêu hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau khi ông Giang Trạch Dân lên cầm quyền không có sự thay đổi đáng kể. Ông này chủ trương đưa Trung Quốc lại gần hơn với phương Tây, giúp Trung Quốc hội nhập hệ thống toàn cầu do phương Tây chi phối.
Ông Giang Trạch Dân chính là người đã có công giúp Trung Quốc gia nhập WTO vào cuối nhiệm kỳ của mình.
Ngoài ra, một biến chuyển đáng chú ý khác nữa dưới thời Giang Trạch Dân là chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc. Ông này tìm cách củng cố quan hệ với Nga, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại bày tỏ lập trường cứng rắn với Nhật. Ban đầu, chính quyền Giang Trạch Dân có thiện chí thân cận lãnh đạo mới của Đài Loan là ông Lee Teng-hui. Tuy nhiên, lập trường một quốc gia độc lập của ông này khá rõ, do vậy buộc Trung Quốc chuyển sang lập trường cứng rắn hơn.
Chuyển biến đáng chú ý nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là khi ông Hồ Cẩm Đào lên giữ chức Tổng Bí thư CCP năm 2002
Không giống ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào chủ trương gây sức ép buộc chính quyền Mỹ George Bush kiềm chế Đảng Dân chủ đối lập (DPP) của Đài Loan.
Đặc biệt, chính quyền Hồ Cẩm Đào theo đuổi chính sách củng cố quan hệ với Nhật Bản, trong khi xem nhẹ hơn quan hệ với Mỹ và Nga do những bất đồng xung quanh các thương vụ vũ khí và năng lượng.
Trong tất cả các trường hợp trên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tìm cách cân bằng và khắc phục khiếm khuyết về chính sách của người tiền nhiệm.
Trung Quốc sẽ từ bỏ sách lược "giấu mình chờ thời"
Sách lược "giấu mình chờ thời" được Đặng Tiểu Bình đề ra kể từ năm 1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế.
Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược này, hay nói cách khác sách lược đó đã trở nên lỗi thời.
Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, Chủ nhiệm khoa Chính quyền và Hành chính thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ma Cao, so với 20 năm, 30 năm trước, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, nhưng ngoại giao của Trung Quốc lại dường như không chủ động hơn.
Do đó, việc Trung Quốc phải làm thế nào để chuyển hóa sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thành tầm ảnh hưởng về ngoại giao, quyền phát ngôn trong quan hệ với thế giới và là vấn đề đáng quan tâm.
Giáo sư Vương Kiện Vĩ dự đoán, sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao.
Dựa trên những diễn biến thời gian gần đây, nhiều khả năng đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn, rõ ràng hơn trong các vấn đề như lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hay việc phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc.
Theo CNN, Gafin
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT