Các hóa thạch còn lại của người Hominin – hay còn có tên gọi không chính thức là Denisova Hominin - được phát hiện lần đầu vào năm 2008. Tên trên được đặt theo tên hang động Denisova, thuộc dãy núi Altai – nơi các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một mẩu xương ngón tay út và một chiếc răng của một phụ nữ trẻ sống cách đây khoảng 50.000 năm với nhiều sự khác biệt so với người ở thời tiền hiện đại và người Neanderthal.
Khách du lịch đứng trước hang Denisova, nơi người Denisova Hominin được tìm thấy |
Hiện nay, duy chỉ có người Melanesia được xem là có sự thừa hưởng một yếu tố di truyền nhỏ từ bộ gen của người Denisova Hominin. Người ta cho rằng họ có tới 4 – 6% điểm chung trong bộ gen với tổ tiên mới của loài người – người Hominin.
Vào hôm thứ 2 tới, các nhà khoa học hàng đầu của Nga sẽ tụ họp tại khu vực này để thảo luận. Ngoài các nhà khoa học Nga, hội thảo còn có sự góp mặt của các nhà khoa học hàng đầu đến từ Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Cộng hoà Séc, và Croatia. Ông Mikhail Shunkov, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học và Dân tộc học, chi nhánh ở Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho hay: "Đó sẽ là một cuộc thảo luận lớn. Phát hiện này có liên quan tới một nhóm vấn đề mang tính lịch sử ở thời kì sơ khai nhất".
Ông Shunkov, một trong những tác giả của các bài báo khoa học đầu tiên về Denisova Hominin cũng nói thêm rằng ông hi vọng sẽ có một cuộc tranh luận sôi nổi vào thứ 2 tới, đồng thời bày tỏ mong muốn những phát hiện mới, chưa từng được biết tới trước đó về người Hominin này sẽ được các nhà khoa học trên toàn thế giới thừa nhận. Theo ông Shunkov, một số nhà khoa học có thể sẽ không đồng ý; do vậy cần phải đưa vấn đề này ra thảo luận như với các giả thuyết khoa học khác.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa hình dung được người Denisova hominin trông như thế nào, nhưng theo họ, có thể những người này sẽ có những điểm tương đồng với người hiện đại hoặc với người Neanderthal bởi khu vực hang động Denisova là nơi mà cả người Neanderthal lẫn người hiện đại đều biết tới.
theo RIA Novosti
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT