Dù là thân phận đàn bà bị ràng buộc bởi đủ thứ lễ giáo hà khắc, thời Xuân thu, Chiến quốc ở Trung Hoa vẫn có rất nhiều đàn bà ngoại tình một cách ngang ngược, khiến ngay cả người thời hiện đại cũng “lè lưỡi”.
Ham dục lạc, làm tan hoang nhà chồng
Vợ của Chu Tương vương là nàng Thúc Ngỗi, nhan sắc tuyệt luân. Một lần theo vua đi săn, thấy trong đám cùng đi có vương tử Đái, em của Tương vương, là người đẹp trai, Ngỗi hậu mê ngay, bèn xin vua cho mình được cưỡi ngựa đi săn, điều chưa một ai trong hậu cung từng nghĩ tới. Quá yêu vợ, Tương vương đồng ý, bèn tìm một người đi cùng để hộ vệ. Vương tử Đái, vốn cũng đã có ý đồ đen tối với hoàng hậu, xin đi ngay.
Sóng ngựa trên núi, chị dâu em chồng buông lời tán tỉnh, lập tức đã đồng lòng. Ngỗi hậu dặn: “Sáng mai chàng nên vào cung giả cách vấn an thái hậu, thiếp sẽ nói chuyện”. Hôm sau, vương tử Đái vào thăm mẹ thì thấy bà chị dâu xinh đẹp đã ngồi đó. Nói chuyện với thái hậu vài câu, họ đã nháy nhau ra một căn phòng khác truy hoan. Chuyện này diễn ra ngày một trắng trợn nhưng bọn cung nữ được ăn của đút, không ai dám hé môi. Còn thái hậu vì quá yêu đứa con thứ nên cũng mặc kệ.
Một lần khi ngồi chơi với Ngỗi hậu, vương tử Đái nổi cơn dâm đãng chòng ghẹo một cung nữ. Bị cự tuyệt, chàng ta nổi nóng rút gươm chém, khiến cô gái bỏ chạy đến cung vua cầu cứu. Chuyện vỡ lở, hoàng hậu bị tống giam. Thế nhưng cái số đào hoa của nàng vẫn chưa hết. Vương tử Đái sau khi bỏ trốn đã mượn quân ở ngoài về đánh đuổi Chu Tương vương để cướp cả ngôi báu lẫn người đẹp. Điều oái oăm là vào lúc đó, thái hậu ốm rất nặng, thấy con trai thứ trở về thì mừng quá, cười sặc lên mà chết. Thế nhưng vương tử Đái chẳng kịp ngó đến mẹ, vội vàng đưa Ngỗi hậu ra khỏi nơi giam giữ để thông dâm với nàng.
Tuy nhiên, đôi gian phu dâm phụ này không hưởng dục lạc được bao lâu. Khi quân chư hầu phò vua nhà Chu quay trở lại, cả hai đều mất mạng. Hoàng hậu xinh đẹp phải nhận cái chết nhục nhã: quân lính bốn bên đều giương cung bắn nàng cùng một lúc.
Bà thông dâm với cháu
Vua Chiêu công nước Tống có bà nội là Vương Cơ, tuy tuổi đã già nhưng vẫn vô cùng dâm đãng, không bao giờ thiếu được chuyện xuân tình. Trong đám em của nhà vua có một người là công tử Bão, mặt đẹp như con gái. Vương Cơ yêu lắm, chẳng kể chuyện chàng trai này là cháu gọi mình bằng bà, tìm cách dan díu bằng được. Bà ta gọi công tử Bão vào cho uống rượu thật say, rồi ép chuyện mây mưa. Công tử Bão phải hết sức chống cự mới thoát được.
Tuy không thỏa lòng nhưng kể từ đó, Vương Cơ có ý muốn phế bỏ Tống Chiêu công để lập công tử Bão. Bà xúi giục những kẻ chống đối giết sủng thần của Chiêu công, lại cho công tử Bão thật nhiều tiền để mua chuộc lòng người. Thế là từ chỗ chạy trốn sự theo đuổi của bà nội, anh cháu đẹp trai đã thuận theo khi thấy danh vọng le lói trước mắt.
Khi thấy mọi người đã ngả theo công tử Bão, đôi tình nhân bà cháu lập mưu lừa lúc nhà vua đi săn thì đóng cửa thành lại, rồi sai người đi giết. Tống Chiêu công chết, Vương Cơ với quyền lực của một quốc mẫu, truyền lệnh lập công tử Bão lên nối ngôi. Thế là công tử Bão đã có được ngôi báu nhờ thói dâm loạn của bà mình.
Bị con trai mưu sát vì dâm đãng
Nàng Nam Tử, vợ của vua Linh Công nước Vệ, nổi tiếng là một dâm phụ không chỉ vì lối sống phóng túng quá mức của mình mà còn vì liên quan đến một nhân vật được kính trọng nhất: Khổng Tử. Khi Khổng Tử ở nước Vệ, nàng đã lấy tư cách là vợ vua để đòi Khổng Tử đến hầu, tìm cách quyến rũ, gây phiền toái không ít cho vị thánh nhân.
Hồi chưa lấy Vệ Linh công, nàng Nam Tử đã tư thông với một chàng đẹp trai là công tử Triều, gắn bó như vợ chồng. Sau này xuất giá, chồng nàng cũng biết chuyện ấy, nhưng một là sợ vợ, hai là có xu hướng thích đàn ông nên nhà vua không “hoạnh họe” gì. Nàng Nam Tử vẫn được vua yêu chiều, quyền lực rất lớn. Thậm chí để làm vừa lòng vợ, nhà vua còn làm một việc mà không ông chồng nào dám nghĩ đến: sai người gọi công tử Triều đến cho nàng.
Chuyện dan díu của nàng Nam Tử “lẫy lừng” đến nỗi con trai nàng là công tử Khoái Quý không chịu nổi nhục, bèn sai gia thần đi ám sát mẹ để rửa tiếng xấu. Chẳng may Nam Tử biết được, mách với chồng. Thế là Vệ Linh công đuổi luôn con trai đi.
Người ta cho rằng sở dĩ Vệ Linh công dung túng cho chuyện dan díu của vợ vì bản thân ông ta cũng muốn “gần gũi” công tử Triều. Sau này vì lối sống vô hạnh, trác táng, Linh công bị lật đổ, Nam Tử và công tử Triều cùng nhau chạy trốn. Ấy thế mà khi lấy lại được ngôi vị, ông ta vẫn lấy cớ mẫu hậu nhớ nàng dâu để gọi cả Nam Tử và công tử Triều về. Bị cắm sừng mà vẫn hành xử “thoáng” như Vệ Linh Công thì đúng là độc nhất vô nhị.
Vợ của Chu Tương vương là nàng Thúc Ngỗi, nhan sắc tuyệt luân. Một lần theo vua đi săn, thấy trong đám cùng đi có vương tử Đái, em của Tương vương, là người đẹp trai, Ngỗi hậu mê ngay, bèn xin vua cho mình được cưỡi ngựa đi săn, điều chưa một ai trong hậu cung từng nghĩ tới. Quá yêu vợ, Tương vương đồng ý, bèn tìm một người đi cùng để hộ vệ. Vương tử Đái, vốn cũng đã có ý đồ đen tối với hoàng hậu, xin đi ngay.
Sóng ngựa trên núi, chị dâu em chồng buông lời tán tỉnh, lập tức đã đồng lòng. Ngỗi hậu dặn: “Sáng mai chàng nên vào cung giả cách vấn an thái hậu, thiếp sẽ nói chuyện”. Hôm sau, vương tử Đái vào thăm mẹ thì thấy bà chị dâu xinh đẹp đã ngồi đó. Nói chuyện với thái hậu vài câu, họ đã nháy nhau ra một căn phòng khác truy hoan. Chuyện này diễn ra ngày một trắng trợn nhưng bọn cung nữ được ăn của đút, không ai dám hé môi. Còn thái hậu vì quá yêu đứa con thứ nên cũng mặc kệ.
Một lần khi ngồi chơi với Ngỗi hậu, vương tử Đái nổi cơn dâm đãng chòng ghẹo một cung nữ. Bị cự tuyệt, chàng ta nổi nóng rút gươm chém, khiến cô gái bỏ chạy đến cung vua cầu cứu. Chuyện vỡ lở, hoàng hậu bị tống giam. Thế nhưng cái số đào hoa của nàng vẫn chưa hết. Vương tử Đái sau khi bỏ trốn đã mượn quân ở ngoài về đánh đuổi Chu Tương vương để cướp cả ngôi báu lẫn người đẹp. Điều oái oăm là vào lúc đó, thái hậu ốm rất nặng, thấy con trai thứ trở về thì mừng quá, cười sặc lên mà chết. Thế nhưng vương tử Đái chẳng kịp ngó đến mẹ, vội vàng đưa Ngỗi hậu ra khỏi nơi giam giữ để thông dâm với nàng.
Tuy nhiên, đôi gian phu dâm phụ này không hưởng dục lạc được bao lâu. Khi quân chư hầu phò vua nhà Chu quay trở lại, cả hai đều mất mạng. Hoàng hậu xinh đẹp phải nhận cái chết nhục nhã: quân lính bốn bên đều giương cung bắn nàng cùng một lúc.
Vua Chiêu công nước Tống có bà nội là Vương Cơ, tuy tuổi đã già nhưng vẫn vô cùng dâm đãng, không bao giờ thiếu được chuyện xuân tình. Trong đám em của nhà vua có một người là công tử Bão, mặt đẹp như con gái. Vương Cơ yêu lắm, chẳng kể chuyện chàng trai này là cháu gọi mình bằng bà, tìm cách dan díu bằng được. Bà ta gọi công tử Bão vào cho uống rượu thật say, rồi ép chuyện mây mưa. Công tử Bão phải hết sức chống cự mới thoát được.
Tuy không thỏa lòng nhưng kể từ đó, Vương Cơ có ý muốn phế bỏ Tống Chiêu công để lập công tử Bão. Bà xúi giục những kẻ chống đối giết sủng thần của Chiêu công, lại cho công tử Bão thật nhiều tiền để mua chuộc lòng người. Thế là từ chỗ chạy trốn sự theo đuổi của bà nội, anh cháu đẹp trai đã thuận theo khi thấy danh vọng le lói trước mắt.
Khi thấy mọi người đã ngả theo công tử Bão, đôi tình nhân bà cháu lập mưu lừa lúc nhà vua đi săn thì đóng cửa thành lại, rồi sai người đi giết. Tống Chiêu công chết, Vương Cơ với quyền lực của một quốc mẫu, truyền lệnh lập công tử Bão lên nối ngôi. Thế là công tử Bão đã có được ngôi báu nhờ thói dâm loạn của bà mình.
Bị con trai mưu sát vì dâm đãng
Nàng Nam Tử, vợ của vua Linh Công nước Vệ, nổi tiếng là một dâm phụ không chỉ vì lối sống phóng túng quá mức của mình mà còn vì liên quan đến một nhân vật được kính trọng nhất: Khổng Tử. Khi Khổng Tử ở nước Vệ, nàng đã lấy tư cách là vợ vua để đòi Khổng Tử đến hầu, tìm cách quyến rũ, gây phiền toái không ít cho vị thánh nhân.
Hồi chưa lấy Vệ Linh công, nàng Nam Tử đã tư thông với một chàng đẹp trai là công tử Triều, gắn bó như vợ chồng. Sau này xuất giá, chồng nàng cũng biết chuyện ấy, nhưng một là sợ vợ, hai là có xu hướng thích đàn ông nên nhà vua không “hoạnh họe” gì. Nàng Nam Tử vẫn được vua yêu chiều, quyền lực rất lớn. Thậm chí để làm vừa lòng vợ, nhà vua còn làm một việc mà không ông chồng nào dám nghĩ đến: sai người gọi công tử Triều đến cho nàng.
Chuyện dan díu của nàng Nam Tử “lẫy lừng” đến nỗi con trai nàng là công tử Khoái Quý không chịu nổi nhục, bèn sai gia thần đi ám sát mẹ để rửa tiếng xấu. Chẳng may Nam Tử biết được, mách với chồng. Thế là Vệ Linh công đuổi luôn con trai đi.
Người ta cho rằng sở dĩ Vệ Linh công dung túng cho chuyện dan díu của vợ vì bản thân ông ta cũng muốn “gần gũi” công tử Triều. Sau này vì lối sống vô hạnh, trác táng, Linh công bị lật đổ, Nam Tử và công tử Triều cùng nhau chạy trốn. Ấy thế mà khi lấy lại được ngôi vị, ông ta vẫn lấy cớ mẫu hậu nhớ nàng dâu để gọi cả Nam Tử và công tử Triều về. Bị cắm sừng mà vẫn hành xử “thoáng” như Vệ Linh Công thì đúng là độc nhất vô nhị.
Theo đuôi :
ADVERTISEMENT